Vietnam Centre và niềm tự hào quảng bá văn hóa Việt

Nhìn hình ảnh các nữ tổng lãnh sự và phu nhân tổng lãnh sự các nước trong bộ Việt phục dự Tiệc trà đầu xuân - Spring Gathering tại Sydney, Úc, hẳn không chỉ đội ngũ tổ chức (Vietnam Centre và Hội quán văn hóa Nam Ngọc Hiên) mà mỗi người Việt chúng ta đều cảm thấy xúc động, xen lẫn niềm tự hào dân tộc…

Theo đại diện Ban điều hành Vietnam Centre (tổ chức hoạt động độc lập, phi chính phủ và phi lợi nhuận, với sứ mệnh quảng bá văn hóa Việt ra thế giới), đầu tháng 9 là mùa xuân ở Úc, và thời điểm đó trong năm 2023, bà Nguyễn Thị Thanh Hằng (phu nhân Tổng lãnh sự Việt Nam tại Sydney) mở Tiệc trà đầu xuân, chiêu đãi các nữ tổng lãnh sự và phu nhân tổng lãnh sự các nước. Buổi chiêu đãi là một trong những hoạt động mở đầu chuỗi sự kiện kỷ niệm 78 năm Quốc khánh Việt Nam và 50 năm quan hệ ngoại giao Việt - Úc, có sự tham dự của các nữ tổng lãnh sự và phu nhân tổng lãnh sự: Canada, Hàn Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Ả Rập Xê Út, Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Indonesia…

Bà Nguyễn Thị Thanh Hằng, phu nhân Tổng lãnh sự Việt Nam tại Sydney Nguyễn Đăng Thắng, hy vọng qua Tiệc trà đầu xuân, sẽ giới thiệu đến các nữ tổng lãnh sự và phu nhân tổng lãnh sự về một đất nước Việt Nam đẹp đẽ, sang trọng, tinh tế.

Buổi chiêu đãi gồm các hoạt động tôn vinh truyền thống của đất nước như: thưởng lãm, nghe giới thiệu và mặc khăn áo truyền thống Việt Nam; chụp ảnh lưu lại kỷ niệm trong nếp áo ngũ thân; vẽ quạt mùa xuân do nhà nghiên cứu, họa sĩ Đoàn Thành Lộc, người sáng lập Nam Ngọc Hiên hướng dẫn; phiên thưởng thức những loại trà quen thuộc của người Việt như trà sen, trà lài…

Về Tiệc trà đầu xuân, bà Thanh Hằng chia sẻ: "Câu chuyện văn hóa đất nước, mỗi người kể đều có cái hay riêng, nhưng hay nhất là khi chúng ta có thể cùng nhau kể câu chuyện đó. Buổi chiêu đãi là để chúng tôi góp một phần khiêm tốn mà chân thành vào câu chuyện văn hóa Việt Nam, kể cho chị em bằng hữu năm châu cùng nghe bên bàn tiệc ngày xuân nước Úc".

Một hoạt động văn hóa khác được Vietnam Centre đầu tư kỹ lưỡng và tổ chức vào mùa cuối năm 2023 phải kể đến chương trình biểu diễn tại Úc (31.8): Thần nữ phương Đông - Divine Feminine of the East, giới thiệu nét văn hóa hầu bóng trong đạo Mẫu tứ phủ, một tín ngưỡng bản địa lâu đời của Việt Nam. Đây là một trong những chương trình đầu tiên giới thiệu nét văn hóa đạo Mẫu Việt Nam đến cộng đồng văn hóa thế giới, kể từ sau sự kiện UNESCO ghi nhận tín ngưỡng thờ Mẫu là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.

Các nữ tổng lãnh sự và phu nhân tổng lãnh sự trong Việt phục.

"Các thành viên của Vietnam Centre cảm thấy tự hào và hứng khởi khi mang những chương trình văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Chúng tôi được chứng kiến sự ngạc nhiên và ngưỡng mộ từ phía bạn bè quốc tế khi họ khám phá chiều sâu và vẻ đẹp của văn hóa Việt Nam, từ trang phục truyền thống, ẩm thực đa dạng, âm nhạc độc đáo cho đến những tín ngưỡng đặc biệt", anh Nguyễn Ngọc Phương Đông, sáng lập Vietnam Centre, chia sẻ.

Phương Đông, cũng như các thành viên Vietnam Centre đang sinh sống và làm việc ở các nước, cảm nhận rằng trong suốt thời gian dài, bạn bè quốc tế dường như chỉ biết đến Việt Nam qua những cuộc chiến khốc liệt. "Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên họ khám phá được sự sâu sắc của lịch sử phong phú và văn hóa tinh tế của chúng ta. Điều này mang lại cho chúng tôi niềm tự hào và phấn chấn. Sự hiểu biết mới này cho phép chúng ta vượt qua những định kiến và trưng bày các khía cạnh đa diện của Việt Nam, tạo ra sự kết nối và đánh giá sâu sắc hơn giữa các quốc gia", Nguyễn Ngọc Phương Đông bày tỏ.

Theo thông tin mới nhất mà Vietnam Centre cập nhật, sách ảnh song ngữ về Việt phục Dệt nên triều đại (tựa tiếng Anh: Weaving a Realm, được soạn thảo bởi Vietnam Centre) đã phát hành 6.000 bản (2 lần tái bản). Đây là cuốn sách đầu tiên và là ấn phẩm song ngữ duy nhất (đến thời điểm này) về trang phục truyền thống Việt Nam. Sách đã vào Thư viện Quốc gia Úc và tất cả các thư viện thuộc ĐH Quốc gia Úc. Bên cạnh đó là các thư viện: Vrije Universiteit Amsterdam (VU Library), University of Amsterdam (UVA Library), University of Groningen (UG Library), Hà Lan; Harvard University (HOLLIS - Harvard Library), Yale University (Yale Library), Los Angeles County Museum of Art (LACMA library), Mỹ; và hệ thống Thư viện ĐH Cambridge, Vương quốc Anh và Bắc Ireland.

Bìa sách Dệt nên triều đại.

Việc cuốn sách Dệt nên triều đại vào các thư viện danh tiếng trên phần nào thể hiện sự quan tâm của thế giới đối với văn hóa châu Á nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng. Như đại diện Vietnam Centre chia sẻ với Thanh Niên, trong email phản hồi của Thư viện ĐH Quốc gia Úc sau khi nhận được sách, thư viện đánh giá cuốn sách cũng như hướng đi của cuốn sách - quảng bá văn hóa Việt Nam qua lịch sử trang phục là "tuyệt vời" ("wonderful"). Đây có thể xem là sự ghi nhận của độc giả quốc tế với nỗ lực của Vietnam Centre trên hành trình quảng bá văn hóa Việt.

Các thư viện trên thế giới có sách ảnh Dệt nên triều đại.

Một ấn phẩm nữa của Vietnam Centre được đón nhận là truyện tranh dã sử Chiêu Hoàng Kỷ: Ghi chép về nữ đế cuối cùng (biên kịch: Linh; họa sĩ: Nguyễn Hoàng Dương; cố vấn về văn hóa, phong tục: Dong Nguyen; cố vấn văn hóa, ngôn ngữ: Giáo Luk). Đây là truyện tranh cổ trang được lấy cảm hứng từ cuộc đời của Lý Chiêu Hoàng, vị nữ đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử phong kiến của Việt Nam. Chiêu Hoàng Kỷ là dự án đầu tay của Vietnam Centre với tư cách là đơn vị sản xuất truyện tranh, đã xuất bản tập 1 và 2 (mỗi tập 2.000 bản), dự kiến tập 3 sẽ ra mắt đầu năm 2024.

Theo Báo Thanh Niên

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Gợi mở thêm hướng đi cho nhiếp ảnh

Ngành nhiếp ảnh Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ cùng sự bùng nổ của công nghệ thông tin, song cũng đối mặt nhiều thách thức như định giá sản phẩm, bảo vệ bản quyền và cơ hội nghề nghiệp. Mới đây, mô hình Hợp tác xã Nhiếp ảnh và Ứng dụng đầu tiên đã hình thành tại thành phố Đà Nẵng. Nếu ý tưởng này thành công, hy vọng sẽ thúc đẩy phát triển lĩnh vực nhiếp ảnh một cách chuyên nghiệp, bền vững.

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Thêm niềm vui sống từ yêu mến thơ ca

Đầu xuân, khi vùng núi cao Bắc Hà chìm trong sắc trắng mận Tam hoa, tôi tình cờ gặp bà Đặng Thị Nguyệt Ánh, 75 tuổi, ở tổ dân phố Bắc Hà 2, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà tại Hội báo Xuân. Đối với người yêu thơ, thích đọc sách như bà Ánh thì đây chính là cơ hội để được thỏa mãn đam mê đọc và bổ sung kiến thức bổ ích từ những cuốn sách, tờ báo, tạp chí từ khắp mọi miền.

Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 2) Chân dung nhà báo Ma Văn Kháng

Nhà văn Ma Văn Kháng hiện đang sinh sống cùng gia đình ở Thủ đô Hà Nội. Năm nay, nhà văn bước vào tuổi 89, nhưng tinh thần và sức sáng tạo của ông thì vẫn rất mạnh mẽ. Ông vẫn là cộng tác viên thường xuyên và đều đặn của tạp chí Xây dựng Đảng, Báo Văn nghệ. Đặc biệt, ông vẫn thường xuyên gửi bài viết, truyện ngắn cộng tác với "Báo nhà" - tên gọi thân thương mà nhà văn dành cho Báo Lào Cai.

[Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lý, vào khoảng thời gian vua Lý Thái Tổ dời đô từ Thăng Long ra Hoa Lư. Các sản phẩm gốm Bát Tràng đã phát triển, lưu thông rộng rãi trong nước từ thế kỷ XV, đến thế kỉ XVI, XVII phát triển mạnh mẽ và xuất khẩu ra nước ngoài. Trải qua thăng trầm của lịch sử, làng gốm Bát Tràng vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống, tự hào là làng nghề gốm sứ lâu đời và nổi tiếng nhất của cả nước.

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Gặp gỡ nhà văn Ma Văn Kháng (Phần 1)

Nhà văn Ma Văn Kháng sinh năm 1936 tại Hà Nội. Ông đã có hơn hai thập kỷ gắn bó với mảnh đất biên cương Lào Cai. Đặc biệt, những năm tháng công tác tại Báo Lào Cai đã giúp ông đi sâu vào cuộc sống vùng cao, tích lũy vốn hiểu biết phong phú và truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Xa Phủ... Để hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp của ông, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi cuộc gặp gỡ của phóng viên Báo Lào Cai với nhà văn Ma Văn Kháng.

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Thách thức trong bảo tồn hai chiếc thuyền cổ ở Bắc Ninh

Liên quan đến việc khai quật 2 chiếc thuyền cổ ở khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, ngày 26/3, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Ninh phối hợp với Viện Khảo cổ học tổ chức hội thảo đánh giá sơ bộ kết quả khai quật thuyền cổ.

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Bắc Ninh bùng nổ tour du lịch miễn phí theo dấu MV 'Bắc Bling'

Khi MV "Bắc Bling (Bắc Ninh)" của ca sĩ Hòa Minzy được công bố và lan tỏa mạnh mẽ trên các nền tảng số, tỉnh Bắc Ninh đã nhanh chóng triển khai chương trình tour du lịch miễn phí mang tên "Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh – Sắc màu di sản". Đây được xem là bước đi nhạy bén, tận dụng sức ảnh hưởng của văn hóa đại chúng để quảng bá hình ảnh vùng đất quan họ.

Khơi dòng nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Khơi dòng nghệ thuật truyền thống Việt Nam

Chứa đựng tinh hoa văn hóa, phản ánh sự tiếp nối trí tuệ, cảm xúc và bản sắc dân tộc qua nhiều thế hệ, nghệ thuật truyền thống giúp gắn kết với cội nguồn, nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển tư duy sáng tạo. Bảo tồn, kế thừa, phát huy mạnh mẽ hơn nữa những giá trị của nghệ thuật truyền thống, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển và khẳng định dấu ấn văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập đang là đòi hỏi cấp thiết hiện nay.

Nỗ lực quảng bá bánh mì Việt Nam ra thế giới

Nỗ lực quảng bá bánh mì Việt Nam ra thế giới

Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Tạp chí Du lịch TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Bánh mì Việt Nam - Giá trị ẩm thực thế giới, lan tỏa năm châu” để quảng bá, giới thiệu bánh mì Việt Nam đến với đông đảo du khách. Đây là một trong những hoạt động chính trong khuôn khổ Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần 3 năm 2025.

Đặc sắc Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên ở Việt Nam

Đặc sắc Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên ở Việt Nam

Việc ra đời Bảo tàng Nghệ thuật kính màu đầu tiên tại Việt Nam vào giữa tháng 3 vừa qua đánh dấu một hoạt động văn hóa chuyên biệt, độc đáo trong đời sống văn hóa nước nhà. Chính thức khai trương tại Trại Da Vinci, xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội, Bảo tàng mở ra một không gian sáng tạo trưng bày những tác phẩm kính màu từ khắp nơi trên thế giới.

Hoa văn phượng hoàng trên trang phục của người Nùng Dín

Hoa văn phượng hoàng trên trang phục của người Nùng Dín

Một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của người Nùng Dín ở huyện vùng cao Mường Khương chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên váy áo, khăn đội đầu, giày vải, địu và mũ của trẻ em…

fb yt zl tw