Việt Nam sẽ tích cực hỗ trợ Myanmar thúc đẩy giải pháp hòa bình và bền vững

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 19/5 đã họp theo thể thức Arria về tình hình Myanmar dưới sự chủ trì của Vương quốc Anh.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tại cuộc họp, nhiều nước tiếp tục quan ngại sâu sắc về tình hình Myanmar, lên án việc sử dụng vũ lực đối với thường dân cũng như vụ tấn công vào đoàn xe của Trung tâm Điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong quản lý thiên tai (AHA) và Nhóm Giám sát ASEAN tại Myanmar. Đồng thời, tỏ thất vọng khi vẫn chưa đạt tiến triển thực chất trong việc thực hiện Đồng thuận 5 điểm.

Toàn cảnh cuộc họp

Các nước nhấn mạnh cần ngừng bắn, chấm dứt bạo lực, tránh làm gia tăng căng thẳng tình hình, đảm bảo đảm tiếp cận nhân đạo và y tế cho tất cả người dân, tuân thủ luật nhân đạo quốc tế, đặc biệt là bảo vệ dân thường và đề nghị giải quyết các khác biệt, bất đồng thông qua đối thoại và hòa giải phù hợp với nguyện vọng của người dân Myanmar.

Phát biểu tại cuộc họp, Tham tán Công sứ Lê Thị Minh Thoa, Phó Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc nhấn mạnh, Việt Nam ủng hộ và đánh giá cao vai trò của Chủ tịch ASEAN trong việc kết nối với tất cả các bên liên quan trong tìm kiếm giải pháp hòa bình, bền vững, cũng như nỗ lực của ASEAN trong thúc đẩy cứu trợ nhân đạo ở Myanmar và tiến trình hồi hương ở bang Rakhine. Tiến trình giải quyết tình hình ở Myanmar phải do Myanmar làm chủ và dẫn dắt.

Các bên liên quan ở Myanmar phải thực hiện đầy đủ và hiệu quả Đồng thuận 5 điểm đã được ASEAN, chấm dứt bạo lực, bảo đảm tiếp cận nhân đạo và y tế cho tất cả người dân, tạo môi trường thuận lợi cho thúc đẩy đối thoại và hòa giải. Cộng đồng quốc tế cần tăng cường hợp tác với ASEAN, các cơ quan Liên hợp quốc trong điều phối hoạt động cứu trợ nhân đạo, bảo đảm hàng hóa cứu trợ đến tay người dân gặp khó khăn, nhất là phụ nữ và trẻ em. Trong quá trình này, cộng đồng quốc tế cần đảm bảo tôn trọng chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất của Myanmar.

Liên quan đến tình hình bang Rakhine, đại diện Việt Nam đánh giá cao sáng kiến gần đây về việc bắt đầu hồi hương ở bang Rakhine thông qua một dự án thí điểm, thể hiện cách tiếp cận chủ động trong việc tìm kiếm các giải pháp lâu dài cho tình hình hiện nay, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng hỗ trợ tài chính và phối hợp tìm kiếm giải pháp bền vững cho vấn đề này.

Trước hậu quả và thiệt hại nặng nề về người và của do chịu ảnh hưởng mạnh cơn bão Mocha, đại diện Việt Nam đã gửi lời chia buồn sâu sắc và bày tỏ cảm thông đối với người dân Myanmar. Là thành viên chủ động tích của Liên hợp quóc và ASEAN, Việt Nam tiếp tục thúc đẩy đối thoại và hòa giải, thu hẹp các khác biệt nhằm hỗ trợ Myanmar đạt được giải pháp cho tình hình hiện nay.

Arria là một hình thức họp không chính thức của Hội đồng Bảo an nhằm thảo luận về các vấn đề quan trọng, mới nổi, có sự tham gia của các nước thành viên Hội đồng Bảo an cũng như các thành viên Liên hợp quốc ngoài Hội đồng Bảo an, các tổ chức quốc tế/cá nhân hoạt động trong lĩnh vực liên quan…

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ecuador tuyên bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng

Ecuador tuyên bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng

Tổng thống Ecuador Daniel Noboa ngày 19/4 đã ban bố lệnh thứ hai về tình trạng khẩn cấp năng lượng, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng điện tiếp tục nghiêm trọng tại nước này. Tuyên bố mới nhất khẳng định mục tiêu bảo đảm tính liên tục của dịch vụ điện công cộng ở Ecuador.

Songkran năm đầu tiên được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Songkran năm đầu tiên được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Thái Lan vừa tổ chức Tết cổ truyền Songkran hết sức thành công sau khi nước này được UNESCO công bố quyết định công nhận Songkran là di sản văn hóa phi vật thể vào ngày 6/12/2023. Trước Songkran, nghệ thuật biểu diễn Khon, massage Thái và múa Nora đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Cuộc bầu cử định hướng phát triển Ấn Độ

Cuộc bầu cử định hướng phát triển Ấn Độ

Đạt thành tựu tích cực về phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường vị thế trên trường quốc tế, song Ấn Độ vẫn đối mặt nhiều thách thức. Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Ấn Độ được đánh giá có vai trò định hướng sự phát triển của quốc gia đông dân nhất thế giới, ít nhất trong 5 năm tới.

Nhà sử học Anh đánh giá chiến thắng Điện Biên Phủ là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo

Nhà sử học Anh đánh giá chiến thắng Điện Biên Phủ là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo

Những hy sinh to lớn làm nên chiến thắng quyết định ở Điện Biên Phủ năm 1954 là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo, xuất phát trực tiếp từ những phẩm chất cá nhân và trí tuệ xuất chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, được vận dụng và phát triển trong tập thể Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo nên con đường bền vững đi đến tự do, duy trì và nâng cao cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

fb yt zl tw