Việt Nam sẵn sàng và chủ động đón đầu chuỗi sản xuất thông minh

Quy mô của ngành công nghiệp điện tử, bán dẫn được dự báo có thể đạt hơn 1.000 tỷ USD vào năm 2030. Quốc gia nào nhanh nhạy, có những chính sách phù hợp, quyết liệt sẽ làm chủ và tranh thủ được làn sóng mới trong bối cảnh sự cạnh tranh về thu hút đầu tư nước ngoài đối với các ngành này đang rất khốc liệt.

Những điểm mới trong thu hút FDI

Ngày 26/3 tại Hà Nội, hơn 300 doanh nghiệp quốc tế cùng khoảng 600 đại biểu đã tham dự Diễn đàn Chuỗi sản xuất thông minh và chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam 2024. Sự kiện do Công ty cổ phần Đầu tư bất động sản công nghiệp và cho thuê A+ phối hợp các đơn vị tổ chức.

Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông cập nhật đến các nhà đầu tư và doanh nghiệp những điểm mới trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đến thu hút đầu tư đối với lĩnh vực điện tử, bán dẫn, sản xuất thông minh.

Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết, sản xuất điện tử, chíp bán dẫn, sản xuất thông minh hiện là một trong các lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư và đang được lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành rất quan tâm.

Quang cảnh Diễn đàn Chuỗi sản xuất thông minh và chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam 2024.

Quang cảnh Diễn đàn Chuỗi sản xuất thông minh và chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam 2024.

Theo đó, Chính phủ đã giao các bộ, ngành triển khai nhiều công việc liên quan các yếu tố hạ tầng cứng, hạ tầng mềm, cơ chế chính sách, nghiên cứu phát triển, chiến lược và đặc biệt là nguồn nhân lực với mong muốn đón nhận làn sóng đầu tư mới và sẵn sàng tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị trong ngành điện tử, bán dẫn toàn cầu.

Điểm qua tiến độ nhiệm vụ xây dựng chính sách thu hút đầu tư của các bộ, ngành theo nhiệm vụ Chính phủ giao, Thứ trưởng cho biết, đến nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đang hoàn thiện giai đoạn cuối việc xây dựng Chiến lược phát triển ngành bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và sẽ sớm trình Chính phủ thông qua.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đang khẩn trương triển khai Đề án Phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn tại Việt Nam đến năm 2030 với mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn, sớm báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã được thành lập và đi vào hoạt động nhằm thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế.

NIC tập trung phát triển 8 lĩnh vực phát triển trọng tâm gồm: Nhà máy thông minh, đô thị thông minh, truyền thông số, công nghệ môi trường, an ninh mạng, công nghiệp bán dẫn, hydrogen và y tế.

Đối với lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, NIC đã ký hợp tác với hai tập đoàn thiết kế chip lớn nhất của Hoa Kỳ là Synopsys và Garden để thành lập trung tâm nghiên cứu, thiết kế chip trong các cơ sở của NIC.

Bên cạnh nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ cho các ngành công nghệ cao, Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết giao Chính phủ xây dựng Nghị định về Quỹ hỗ trợ đầu tư, trong đó dự kiến sẽ có những hỗ trợ thích đáng đối với lĩnh vực công nghệ cao, điện tử, bán dẫn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang khẩn trương dự thảo Nghị định này và sẽ trình Chính phủ ban hành trong thời gian tới.

Đáng lưu ý, các điều kiện cần thiết để thu hút đầu tư tại các địa phương đã được đảm bảo sẵn sàng, gồm đẩy mạnh giải phóng mặt bằng để có thể cung cấp cho các doanh nghiệp điện tử, bán dẫn; tăng cường và hoàn thiện hạ tầng giao thông chiến lược kết nối các trung tâm kinh tế, cảng biển, sân bay; chuẩn bị sẵn sàng các vấn đề về công nghệ thông tin, điện, nước, hạ tầng xã hội cho công nhân trong ngành bán dẫn…

Theo Thứ trưởng Trần Duy Đông, sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới về thu hút FDI, đặc biệt là đối với ngành điện tử, bán dẫn đang rất khốc liệt vì các quốc gia đều thấy lợi ích, tiềm năng và quy mô của ngành này là rất lớn, đến năm 2030 có thể lên tới hơn 1.000 tỷ USD.

Trong bối cảnh đó, quốc gia nào nhanh nhạy, có những chính sách phù hợp, quyết liệt sẽ làm chủ và tranh thủ được làn sóng mới.

Chuẩn bị tốt nhất để đón sóng đầu tư

Về định hướng giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện tử, bán dẫn, sản xuất thông minh thời gian tới, Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết, Chính phủ và Thủ tướng đang rất quyết liệt chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để đón nhận được làn sóng đầu tư này.

“Trước hết, Việt Nam phải có lộ trình chiến lược, hướng đi bài bản, căn cơ và nhanh chóng triển khai để đáp ứng được ngay nhu cầu về nguồn nhân lực. Cùng với đó là hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách thu hút đầu tư”, Thứ trưởng Trần Duy Đông nói.

Tiến sĩ Lê Minh Nghĩa, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn tài chính Việt Nam cho biết, sản xuất thông minh đang trở thành một xu thế tất yếu với việc ứng dụng công nghệ số hóa vào hoạt động sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và năng suất lao động, tiết kiệm đáng kể chi phí, đặc biệt là chi phí nhân công, bảo vệ môi trường cũng như tăng cường khả năng cạnh tranh và hiệu quả trong kinh doanh.

Các dự án đầu tư vào Việt Nam, nhất là dự án đầu tư vào các ngành nghề sản xuất thông minh, hàm lượng tri thức cao, trí tuệ nhân tạo, công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ luôn được Chính phủ đặc biệt quan tâm hỗ trợ và cam kết tạo môi trường kinh doanh công bằng, thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển.

Về phía các doanh nghiệp Việt Nam luôn mong muốn đồng hành cùng các doanh nghiệp FDI có thực lực, uy tín, công nghệ tiên tiến sang triển khai hợp tác kinh tế, thương mại để cùng đồng hành, cùng phát triển.

Trong bối cảnh đó, việc tổ chức Hội nghị Chuỗi sản xuất thông minh và chuỗi cung ứng toàn cầu Việt Nam 2024 có ý nghĩa rất lớn nhằm thu hút, khuyến khích các nhà đầu tư, doanh nghiệp quốc tế đầu tư, tạo sự kết nối và thúc đẩy Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất thông minh và chuỗi cung ứng toàn cầu, tập trung vào việc ứng dụng công nghệ đổi mới và quản lý hiệu quả để nâng cao sức cạnh tranh của chuỗi cung ứng tại Việt Nam; xây dựng và củng cố mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp và tổ chức quốc tế, tìm kiếm cơ hội phát triển chung và cùng có lợi...

Tại diễn đàn, các doanh nghiệp, nhà đầu tư đã đưa ra những đề xuất, kiến nghị về chính sách ưu đãi đầu tư đối với ngành công nghiệp bán dẫn như chính sách thuế; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho ngành công nghệ mới; cơ chế đối với các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D); phát triển hạ tầng số...

Trên cơ sở đề xuất của doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ cùng với các bộ, ngành tổng hợp, nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới để đưa ra những chính sách thu hút đầu tư có tính cạnh tranh cao.

nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 3, Sở Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Về xã vùng cao Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai những ngày này, khắp các thôn bản lại nhộn nhịp, hối hả trong mùa thu hoạch măng mai. Từ một loại cây bản địa, măng mai đã trở thành "cây vàng" giúp hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mùa măng về không chỉ mang theo niềm vui được mùa mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn cho bà con nơi đây.

Bước tiến gần dân, vì dân

Giải quyết thủ tục đất đai ngay tại xã: Bước tiến gần dân, vì dân

Từ ngày 1/7, cùng với việc chính thức đưa mô hình chính quyền hai cấp vào hoạt động, người dân tỉnh Lào Cai đã bắt đầu cảm nhận rõ nét sự thay đổi về giải quyết các thủ tục đất đai. Một số thủ tục quan trọng không còn phải qua nhiều cấp trung gian như trước, mà được thực hiện trực tiếp tại UBND cấp xã, mang lại nhiều thuận lợi cho người dân.  

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa ngô ở Khao Mang

Mùa thu hoạch ngô nếp mini trên địa bàn xã Khao Mang, tỉnh Lào Cai đã vào vụ thu hoạch mới. Giống ngô này một năm chỉ có một lần, kéo dài hơn 1 tháng, bắp nhỏ bằng 1/3 bắp thường nhưng nhiều người ưa thích.

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Người dân chủ động chăm sóc đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát sinh, gây bệnh cho vật nuôi. Trước những nguy cơ đó, người dân xã Bảo Thắng đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhằm bảo vệ đàn vật nuôi.

fb yt zl tw