Việt Nam đang dự trữ hơn 400.000 liều vaccine COVID-19

Thông tin tại hội thảo cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí về chính sách công tác bảo vệ, chăm sóc nâng cao sức khoẻ nhân dân do Bộ Y tế tổ chức chiều tối 19/12, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, hiện nay kho của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đang bảo quản hơn 432.000 liều vaccine COVID-19 Pfizer có hạn dùng đến cuối tháng 9/2024.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tiêm vaccine phòng dịch COVID-19 tại điểm tiêm Nhà văn hóa khối Đại Thắng, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn). Ảnh tư liệu: Anh Tuấn/TTXVN

Số vaccine này đang được bảo quản chặt chẽ, đúng quy trình. Đây là số vaccine COVID-19 dự trữ cho những vùng có ổ dịch, có nguy cơ cao. Hiện có khoảng gần 50.000 người đăng ký tiêm vaccine COVID-19, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương thông tin.

Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng cho biết thêm, theo khuyến cáo chuyên môn, những người thuộc nhóm nguy cơ cao như cán bộ y tế, người có bệnh nền, người mắc bệnh mạn tính... thì nên tiêm mũi 4.

Tại Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19, giai đoạn 2023 - 2025, Bộ Y tế nêu rõ, việc xây dựng và triển khai kế hoạch sử dụng vaccine phòng, chống COVID-19 phù hợp theo đối tượng, lịch tiêm chủng. Ưu tiên tiêm chủng nhóm nguy cơ cao. Lồng ghép tiêm vaccine COVID-19 vào buổi tiêm chủng thường xuyên tại các cơ sở y tế hoặc tổ chức tiêm chủng chiến dịch phù hợp với thực tế triển khai tại địa phương.

Hiện nước ta đã tiêm hơn 266,5 triệu liều vaccine COVID-19 và là một trong những quốc gia có tỷ lệ bao phủ vaccine COVID-19 cao nhất thế giới.

Tỷ lệ tiêm đủ mũi cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên đạt xấp xỉ 100%. Tỷ lệ tiêm mũi 3 cho trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi đạt 69,4%. Tỷ lệ tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên đạt 82,1%. Tỷ lệ tiêm mũi 4 cho người từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao đạt 89,6%. Tỷ lệ tiêm mũi 1, mũi 2 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đạt 92,5% và 76,7%.

Tại Việt Nam, tình hình COVID-19 vẫn đang được kiểm soát. Số mắc ghi nhận thấp, rải rác tại một số địa phương và phần lớn có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng. Số nhập viện và số bệnh nhân nặng tại các cơ sở điều trị thấp. Kết quả giám sát tác nhân gây bệnh, hiện chưa ghi nhận biến thể mới, bất thường.

Để tiếp tục kiểm soát hiệu quả, bền vững với COVID-19 và chuẩn bị sẵn sàng, chủ động ứng phó trong trường hợp COVID-19 quay trở lại, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19, giai đoạn 2023-2025 theo Quyết định số 3984/QĐ-BYT ngày 29/10/2023, trong đó có phương án sẵn sàng đảm bảo công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống.

Trước đó, ngày 13/11/2023, Trung Quốc đã thông báo về việc gia tăng số ca mắc các bệnh về đường hô hấp; đồng thời ghi nhận chùm ca bệnh viêm phổi chưa rõ nguyên nhân ở trẻ em xảy ra tại một số tỉnh miền Bắc Trung Quốc. Ngày 26/11/2023, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã họp báo và nhận định nguyên nhân chính là do hiện đang vào mùa đông, thời tiết lạnh, thay đổi bất thường.

Tại Malaysia, Singapore số mắc COVID-19 theo tuần ghi nhận gia tăng từ 50 - 100%. Tại Singapore, số nhập viện do COVID-19 ghi nhận tăng khoảng 65% trong tuần từ 26/11 - 2/12/2023. Cơ quan Y tế các quốc gia này nhận định nguyên nhân gia tăng trở lại số mắc COVID-19 là do giảm khả năng miễn dịch của người dân và gia tăng giao thương trong mùa du lịch và lễ hội cuối năm.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Ghi nhận 2 ca dương tính với ho gà

Lào Cai: Ghi nhận 2 ca dương tính với ho gà

Theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Lào Cai, trong tháng 5, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 2 bệnh nhi mắc ho gà. Cả 2 ca bệnh nhập viện trong tình trạng nguy kịch, phải thở máy, điều trị kháng sinh liều cao.

Nét đẹp người điều dưỡng

Ngày Quốc tế điều dưỡng 12/5: Nét đẹp người điều dưỡng

Tại các đơn vị y tế, đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên có vai trò rất quan trọng. Họ không chỉ thực hiện y lệnh của bác sĩ mà còn trực tiếp chăm sóc toàn diện cho người bệnh. Tận mắt chứng kiến một ngày làm việc của các điều dưỡng viên, tôi mới thấy hết những tâm huyết của đội ngũ này. 

Nối nghiệp lương y

Nối nghiệp lương y

Bác sỹ Đỗ Xuân Hoàng, Phó Trưởng Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh, quê ở huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Xuất thân trong gia đình có truyền thống là lương y, mùi hương của thuốc nam, thuốc bắc đã trở nên quen thuộc từ những năm tháng tuổi thơ, thấm vào lòng, hun đúc trong anh tình yêu với từng vị thuốc, bài thuốc y học cổ truyền.

Đầu tư vào công tác điều dưỡng để mang lại lợi ích kinh tế-xã hội

Đầu tư vào công tác điều dưỡng để mang lại lợi ích kinh tế-xã hội

Những người làm công tác điều dưỡng ngày càng đóng vai trò quan trọng nhưng vẫn chưa được xã hội nhìn nhận đầy đủ về sứ mệnh nghề nghiệp cũng như vai trò trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Hưởng ứng Ngày Quốc tế Ðiều dưỡng (12/5) năm 2024, Hội đồng Ðiều dưỡng Thế giới đưa ra thông điệp hành động: "Ðiều dưỡng của chúng ta. Tương lai của chúng ta. Hiệu quả kinh tế của chăm sóc điều dưỡng".

Triển khai nhiều hoạt động nhằm ngăn ngừa và xử lý các vụ ngộ độc thực phẩm

Triển khai nhiều hoạt động nhằm ngăn ngừa và xử lý các vụ ngộ độc thực phẩm

Vừa qua, trên cả nước xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm đông người mắc, đặc biệt là vụ ngộ độc xảy ra tại quán cơm gà, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vào ngày 11/3/2024 làm 369 người mắc; vụ ngộ độc bánh mỳ tại thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai ngày 30/4/2024 với trên 500 người mắc phải nhập viện điều trị, trong đó, nhiều trường hợp nặng, gây tâm lý hoang mang, lo ngại trong Nhân dân.

Vaccine AstraZeneca gây đông máu: Người dân không nên hoang mang đi làm xét nghiệm đông máu

Vaccine AstraZeneca gây đông máu: Người dân không nên hoang mang đi làm xét nghiệm đông máu

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Quang Thái nhấn mạnh, người dân không phải lo ngại gì về tình trạng giảm tiểu cầu huyết khối (cục máu đông) nếu đã trải qua 21 ngày sau tiêm vaccine AstraZeneca. Nếu người dân quá hoang mang đi xét nghiệm, có thể gặp tình trạng cục máu đông do bệnh lý khác dẫn đến sự lo ngại không cần thiết.

Đẩy mạnh tuyên truyền phòng nguy cơ mắc thiếu máu huyết tán

Đẩy mạnh tuyên truyền phòng nguy cơ mắc thiếu máu huyết tán

Thiếu máu huyết tán (còn gọi là Thalassemia, tan máu bẩm sinh) là căn bệnh di truyền lặn nguy hiểm gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và chất lượng giống nòi. Tại Việt Nam hiện có khoảng 13 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm từ 20% - 40%.

Nâng cao nhận thức về bệnh hen suyễn

Nâng cao nhận thức về bệnh hen suyễn

Ngày hen toàn cầu năm 2024 được tổ chức vào ngày 7/5. Tổ chức Toàn cầu phòng, chống hen phế quản đã chọn chủ đề “Trao quyền giáo dục về bệnh hen suyễn” nhằm nhấn mạnh sự cần thiết của việc nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống bệnh hen suyễn và những gánh nặng của bệnh.

fb yt zl tw