Vì tương lai trẻ thơ

Trong những năm qua, công tác cải thiện dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn được các cấp, ngành của tỉnh quan tâm, nhằm hướng đến thế hệ tương lai phát triển toàn diện về trí tuệ và tầm vóc.

Công tác dinh dưỡng trên địa bàn tỉnh Lào Cai được đẩy mạnh, lồng ghép, phối hợp với nhiều kế hoạch, đề án khác, như Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2030; Kế hoạch thực hiện Chương trình chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng, chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

ban-sao-cua-blc-bai-thuc-hanh-6-9574-4637.jpg

Đặc biệt, tỉnh đã đưa dinh dưỡng thành một chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của UBND các cấp. Bên cạnh đó, công tác dinh dưỡng còn được đầu tư với nhiều nguồn kinh phí khác nhau, như nguồn ngân sách của Trung ương và địa phương, nguồn tài trợ nước ngoài. Nhờ đó, tình trạng dinh dưỡng của người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung và của bà mẹ, trẻ em nói riêng đã được cải thiện rõ rệt: Giai đoạn 2016 - 2023, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (cân nặng/tuổi) ở trẻ dưới 5 tuổi giảm mỗi năm trung bình khoảng 0,73%, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi cũng giảm 1,3%/năm. Lào Cai đã xây dựng và duy trì hoạt động hiệu quả 51 mô hình Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ dựa vào cộng đồng. Tuy nhiên, tỉnh có 152 xã, phường, thị trấn thì có đến 140 xã vùng cao, biên giới, giao thông đi lại khó khăn, các dịch vụ xã hội còn hạn chế, bởi vậy tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi của tỉnh vẫn ở mức cao.

ban-sao-cua-blc-bai-thuc-hanh-bai-thuyet-trinh-5217-7227.jpg

Trong 9 tháng năm 2024, trên địa bàn huyện Bát Xát có 232 trẻ thoát suy dinh dưỡng các thể. Hiện, huyện Bát Xát có số trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 890 trẻ, chiếm 11,83%, giảm 1,02% so với năm 2023. Số trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi là 1.657 trẻ, chiếm 22,02%, giảm 0,91% so với năm 2023. UBND các xã, các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện chung tay trong công tác quan tâm, chăm sóc trẻ em, trong đó Trung tâm Y tế huyện đã phối hợp tổ chức 236 buổi truyền thông về dinh dưỡng và 200 buổi thực hành dinh dưỡng với hơn 7.000 lượt phụ nữ mang thai và người chăm sóc trẻ tham dự. Bên cạnh đó, hơn 7.500 trẻ dưới 5 tuổi được cân, đo, đánh giá suy dinh dưỡng. Trong 9 tháng năm nay, toàn huyện có 1.183 phụ nữ mang thai được uống viên sắt/đa vi chất, góp phần đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.

ban-sao-cua-blc-bai-thuc-hanh-bai-thuyet-trinh-2-628-7213.jpg

Vừa qua, mưa lũ đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân ở nhiều địa phương. Theo đánh giá nhanh của Sở Y tế về ảnh hưởng của mưa lũ với các bà mẹ và trẻ em, Lào Cai có khoảng 4.125 phụ nữ có thai và 16.616 trẻ dưới 5 tuổi bị ảnh hưởng.

Ngành y tế đã chỉ đạo các đơn vị đẩy nhanh tiến độ mua sắm trang - thiết bị và sản phẩm để kịp thời triển khai các hoạt động dinh dưỡng từ nguồn các chương trình mục tiêu quốc gia. Các huyện đã cơ bản triển khai được công tác mua sắm sản phẩm dinh dưỡng để bổ sung cho trẻ suy dinh dưỡng dưới 16 tuổi. Trong đó, huyện Bát Xát đã tổ chức cấp phát hơn 400.000 gói sản phẩm dinh dưỡng cho 1.557 trẻ em từ 6 - 59 tháng tuổi và 4.132 trẻ từ 5 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Trung tâm y tế các huyện và trạm y tế các xã cũng tích cực vào cuộc trong công tác truyền thông về dinh dưỡng, đảm bảo dinh dưỡng, chăm sóc bà mẹ mang thai và trẻ nhỏ; khuyến khích tận dụng các nguồn lương thực, thực phẩm sẵn có tại địa phương và các nguồn được hỗ trợ; ưu tiên các khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp do mưa lũ; hướng dẫn người dân xử lý nước ăn uống, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân và thực hiện nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”, đảm bảo an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, ngành y tế tiếp tục hỗ trợ các huyện, xã về hoạt động dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp.

ban-sao-cua-blc-bai-thuc-hanh-bai-thuyet-trinh-1-9423-9789.jpg

Đồng chí Lục Hậu Giang, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Ngành y tế khuyến khích toàn dân thực hiện dinh dưỡng hợp lý, duy trì lối sống lành mạnh để có tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe tốt. Mục tiêu hướng đến là nâng cao nhận thức của mọi người thành hành động cụ thể, như phát triển vườn - ao - chuồng, tạo nguồn thực phẩm sẵn có, đa dạng, an toàn, giàu dinh dưỡng; tổ chức tốt bữa ăn gia đình, bữa ăn học đường đảm bảo cân đối, đủ dinh dưỡng; thực hiện chăm sóc dinh dưỡng hợp lý 1.000 ngày đầu đời giúp trẻ phát triển toàn diện về tầm vóc và trí tuệ.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Triển khai chương trình Sữa đậu nành học đường năm 2024 - 2025

Triển khai chương trình Sữa đậu nành học đường năm 2024 - 2025

Sáng 8/11, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai phối hợp với Ban Chăm sóc sức khỏe, Trung ương Hội Chữ thập đỏ tổ chức hội nghị triển khai chương trình “Sữa đậu nành học đường” năm 2024 - 2025, do Quỹ Khuyến học "Sữa đậu nành Việt Nam", Công ty Sữa đậu nành Việt Nam - Vinasoy (Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi) tài trợ.

Chạy đua "săn vé" vào đại học sớm

Chạy đua "săn vé" vào đại học sớm

Trong bối cảnh tuyển sinh đại học giảm phụ thuộc vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, ngày càng nhiều thí sinh lựa chọn phương thức xét tuyển khác để “săn vé” vào đại học sớm.

Tặng công trình măng non cho học sinh thôn Làng Nủ

Tặng công trình măng non cho học sinh thôn Làng Nủ

Sáng 7/11, tại Nhà văn hóa thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Trung tâm Thanh thiếu nhi tỉnh phối hợp với Huyện đoàn Bảo Yên tổ chức chương trình trao quà, học bổng, công trình vui chơi cho học sinh bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi.

fbytzltw