Vẻ đẹp ruộng bậc thang Sín Chéng

LCĐT - Nhiều lần đến xã vùng cao Sín Chéng, huyện Si Ma Cai, điều để lại ấn tượng đậm nét trong tôi không chỉ là chợ phiên rực rỡ sắc màu, những bản làng người Mông giàu bản sắc văn hóa, mà còn là những tràn ruộng bậc thang tít tắp trên sườn núi như bậc lên trời.

So với ruộng bậc thang ở thung lũng Mường Hoa, Tả Phìn (Sa Pa) hoặc ở thung lũng Thề Pả (Y Tý - Bát Xát), ruộng bậc thang ở Sín Chéng không nhiều và kỳ vĩ bằng nhưng lại mang vẻ đẹp riêng.

Ruộng bậc thang Sín Chéng.
Ruộng bậc thang Sín Chéng.

Đặc thù của vùng đất Sín Chéng là có nhiều núi đá tai mèo dựng đứng, nhọn hoắt, độ dốc cao nên người dân ở đây thường chỉ trồng ngô, lúa nương là chính. Ở nơi khó khăn, khắc nghiệt này, từ nhiều đời trước, các thế hệ người Mông đã bỏ bao công sức xẻ núi, đào mương dẫn nước, làm thành ruộng bậc thang để cấy lúa. Ban đầu chỉ vài mảnh ruộng dưới chân núi, sau rồi ruộng được mở rộng dần, thành những bậc thang lên tận đỉnh núi cao chót vót. Những hạt lúa từ ruộng bậc thang đã giúp người Mông vượt qua cái đói, nuôi sống họ từ đời này sang đời khác, cho đến tận hôm nay.

Ruộng bậc thang ở Sín Chéng không trải dài tít tắp, mà uốn lượn như những dải lụa quanh sườn núi. Từ trên cao nhìn xuống, tầng tầng, lớp lớp ruộng bậc thang như những lớp sóng nối nhau bất tận. Vào tháng 4, tháng 5, khi những cơn mưa đầu mùa đổ xuống, ruộng bậc thang ở Sín Chéng ngập nước, lấp lánh như những tấm gương trời, khi ấy, đồng bào vùng cao nô nức cày bừa, cấy lúa. Mùa hè, ruộng bậc thang ở đây xanh mướt, mùa thu lúa ngả màu vàng ruộm, tạo thành bức tranh mùa vàng trên non cao thật đẹp. Đến tháng 11, sau khi thu hoạch lúa xong, nhà nhà tưng bừng tổ chức lễ mừng cơm mới thật đông vui. Tiếng khèn, tiếng sáo rộn vang bản làng.

Trung tâm xã Sín Chéng được bao quanh bởi ruộng bậc thang.
Trung tâm xã Sín Chéng được bao quanh bởi ruộng bậc thang.

Thầy giáo Lồ Minh Thành, giáo viên dạy Mỹ thuật sinh ra và lớn lên ở Sín Chéng bảo: Ruộng bậc thang Sín Chéng gắn bó với tôi suốt những năm tháng tuổi thơ. Đẹp nhất phải kể đến ruộng bậc thang ở các thôn: Bản Kha, Ngải Phóng Chồ, Chu Lìn Chồ. Đứng từ trên đỉnh dốc Ngải Phóng Chồ nhìn xuống, du khách có thể ngắm toàn cảnh trung tâm xã Sín Chéng được bao quanh bởi núi đồi điệp trùng và lớp lớp ruộng bậc thang độc đáo. Tôi yêu mảnh đất quê hương và càng yêu hơn những thửa ruộng bậc thangvào mùa lúa chín, những rừng thông xanh ngắt. Đó là nguồn cảm hứng vô tận để tôi vẽ nên những bức tranh phong cảnh vùng cao tươi đẹp giới thiệu đến mọi người.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

“Đòn bẩy” du lịch mùa hè

“Đòn bẩy” du lịch mùa hè

Dịp nghỉ lễ năm nay kéo dài 5 ngày (từ 30/4 - 4/5). Tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai ước đạt 265.000 lượt, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2024; tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 905 tỷ đồng, tăng 6% so với kỳ nghỉ lễ năm 2024. Con số này là bước đệm để ngành du lịch tiếp tục đưa ra nhiều sản phẩm hấp dẫn, thú vị thu hút du khách, đặc biệt là trong dịp cao điểm du lịch mùa hè.

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Thay vì chỉ tham gia các hoạt động trải nghiệm “cho vui”, khách du lịch trải nghiệm có chiều sâu, học hỏi những kỹ năng, kiến thức cùng cư dân bản địa, cùng sáng tạo các sản phẩm với cư dân, nghệ sĩ, nghệ nhân địa phương. Du lịch sáng tạo tạo ra sức hút, động lực phát triển mới cho ngành du lịch và khẳng định bản sắc văn hóa của các địa phương. Đây vừa là xu hướng mới, vừa là giải pháp mà các địa phương cần triển khai, nhân rộng.

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Vườn Quốc gia Hoàng Liên nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn kỳ vĩ, ở độ cao 1.000 - 3.000m so với mực nước biển, thuộc địa phận thị xã Sa Pa (Lào Cai) và một phần của huyện Tân Uyên (Lai Châu). Đây là điểm đến nhất định phải có trong cẩm nang du lịch của du khách khi đến với Sa Pa.

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong đã ký ban hành kế hoạch số 2045/KH-BVHTTDL về kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở giáo dục đào tạo nghiệp vụ lĩnh vực du lịch và hướng dẫn viên du lịch...

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

53% du khách Việt Nam có kế hoạch du lịch cùng gia đình, đó là thông tin theo dữ liệu từ Dự đoán xu hướng du lịch 2025 của Booking.com. Điều này cho thấy du khách Việt Nam có xu hướng dành thời gian ý nghĩa bên người thân.

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

Xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa) có 9 thôn với hơn 1.400 hộ dân sinh sống. Nơi đây tập trung chủ yếu các thành phần dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Kinh, trong đó 95% là người Mông. Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ cùng bản sắc văn hóa được gìn giữ, Mường Hoa thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Tỉnh Lào Cai quan tâm đầu tư xây dựng đô thị Bảo Hà (Bảo Yên) với hạ tầng cơ sở đáp ứng phát triển du lịch. Đặc biệt, mới đây tỉnh đã điều chỉnh chương trình phát triển đô thị này đến năm 2030 để mở rộng và kết nối du lịch tâm linh liên vùng.

Sa Pa lãng mạn trong sắc hoa tầm xuân.

[Ảnh] Sa Pa dịu dàng sắc hoa tầm xuân

Sa Pa được thiên nhiên ưu đãi khí hậu mát mẻ, trong lành, là thiên đường của các loài hoa đua nhau khoe sắc. Tuy nhiên, có lẽ loài hoa dễ trồng, dễ chăm sóc nhất ở nơi đây chính là tầm xuân (hồng leo). Mùa này, bất cứ nơi đâu hay bất cứ con đường nào ở Sa Pa cũng rực rỡ sắc hoa tầm xuân. Hoa tầm xuân góp phần làm đẹp cảnh quan Khu du lịch quốc gia Sa Pa, đồng thời tạo điểm nhấn thu hút du khách.

fb yt zl tw