Giới thiệu sách:

Văn hóa dân gian người Mông Xanh

"Văn hóa dân gian người Mông Xanh ở Lào Cai" là nhan đề tập sách do tác giả Dương Tuấn Nghĩa và Nguyễn Ngọc Thanh (đồng chủ biên) xuất bản quý IV năm 2023.

Người Mông (Hmông) Xanh là một trong bốn nhóm ngành Hmông ở Lào Cai, sinh sống tập trung ở xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn với dân số khoảng 1.000 người. Tác giả Dương Tuấn Nghĩa và Nguyễn Ngọc Thanh (đồng chủ biên) xuất bản cuốn sách Văn hóa dân gian người Hmông Xanh ở Lào Cai (tập 1) do nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản quý IV năm 2023. Tác giả có hơn hai mươi năm nghiên cứu về văn hóa người Hmông Xanh ở xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn.

sách.jpg

Cuốn sách có 431 trang, gồm phần mở đầu và 6 chương. Sau lời mở đầu giới thiệu về cuốn sách là 6 chương (Chương 1: Người Hmông Xanh ở Việt Nam; Chương 2: Tri thức dân gian trong sinh kế; Chương 3: Phong tục trong sinh đẻ và nuôi con; Chương 4: Phong tục cưới truyền thống; Chương 5: Phong tục tang ma truyền thống; Chương 6: Tín ngưỡng thờ cúng trong cộng đồng.

Cùng với nội dung cuốn sách là phụ lục ảnh do tác giả cung cấp, nội dung ảnh phản ánh cảnh quan không gian làng bản; cảnh đón dâu, một số trò chơi dân gian như đu quay, đánh quay, đi cà kheo, đánh yến - cầu lông gà; hát ống, hát giao duyên, bàn thờ của thầy cúng, trang phục nữ người Hmông Xanh, nghi lễ cúng mời tổ tiên, nghi lễ đặt tên cho trẻ, múa khèn trong ngày tết…

Cuốn sách Văn hóa dân gian người Hmông Xanh ở Lào Cai (tập 1) xuất bản nhằm mang đến cho bạn đọc, nhà nghiên cứu văn hóa, người dân, những người đam mê yêu văn hóa dân tộc, đặc biệt là người Hmông Xanh.

Ở chương 1 tác giả giới thiệu khái quát về nguồn gốc lịch sử, địa bàn cư trú, dân tộc, dân số và giới thiệu chung đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của người Hmông Xanh. Chương 2 giới thiệu các hoạt động sinh kế như săn bắt, hái lượm, canh tác nương rẫy và một số nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp. Chương 3 giới thiệu tập quán trong sinh đẻ và nuôi con, các kiêng kỵ trước và sau khi sinh, lễ đặt tên, chăm sóc dạy dỗ trẻ theo lứa tuổi.

Chương 4 phản ánh toàn bộ diễn trình tổ chức một đám cưới từ khi bắt đầu tìm hiểu cho đến khi đón dâu về nhà chồng, các quy định, các nghi thức trong lễ cưới truyền thống, sưu tầm giới thiệu một số bài hát dân ca trong lễ cưới mang tính nhân văn sâu sắc, giới thiệu trang phục cưới. Chương 5 phản ánh phong tục tang ma từ công tác chuẩn bị cho đám tang, các nghi lễ thực hiện, quy trình các bước tổ chức khi trong gia đình có người chết, các nghi lễ cúng giỗ, một số bài khóc thương đối với người quá cố, một số kiêng kỵ trong đám tang. Chương 6 nói về tín ngưỡng thờ cúng trong cộng đồng, thờ cúng tổ tiên, nghi lễ liên quan đến làm nhà mới, đến làm bếp… và giới thiệu các ngày lễ tết và các trò chơi truyền thống trong năm của người Hmông Xanh.

Trân trọng giới thiệu tới quý độc giả cuốn sách Văn hóa dân gian Người Hmông Xanh ở Lào Cai (tập 1). Sách hiện có tại Thư viện tỉnh Lào Cai. Trân trọng mời bạn đón đọc!

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tiếp cận thơ ca trong thời đại công nghệ số

Tiếp cận thơ ca trong thời đại công nghệ số

Trong thời đại công nghệ số, dữ liệu được lưu giữ và truyền tải nhanh chóng, thuận lợi, ứng dụng trên mọi lĩnh vực. Với văn học, thơ ca việc phát triển tác phẩm trên nền tảng số giúp nhà văn, nhà thơ kết nối dễ dàng với độc giả. Các diễn giả, nhà thơ đã cùng nhau chia sẻ ý kiến về những vấn đề này tại tọa đàm "Thơ ca trong thời đại công nghệ số và phương thức đưa sáng tác đến công chúng".

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới

Thời gian gần đây, Hội Nhà văn Việt Nam đã có nhiều hoạt động tích cực trong đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Nhiều tác phẩm văn học trong nước được dịch, đoạt giải thưởng và đáng chú ý, đã có một đội ngũ nhà văn trẻ ưa khám phá, đổi mới, nhập cuộc sôi nổi bằng tâm thế công dân toàn cầu.

Cân đối giữa việc bảo vệ di sản và bảo đảm cuộc sống của người dân

Cân đối giữa việc bảo vệ di sản và bảo đảm cuộc sống của người dân

Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc bảo vệ di sản không chỉ dừng lại ở xác định khu vực bảo vệ, mà còn cần tính đến cách khai thác, sử dụng di sản bền vững, để vừa bảo tồn được giá trị văn hóa, vừa phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm cuộc sống người dân.

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

[Ảnh] Độc đáo thổ cẩm thêu tay của phụ nữ dân tộc Dao đỏ Sa Pa

Thổ cẩm thêu tay của phụ nữ Dao đỏ ở Sa Pa rất độc đáo, bởi các hoa văn đặc sắc và màu sặc sỡ. Để làm được một bộ trang phục hoàn chỉnh, mỗi chị em phụ nữ phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Sự tỷ mỷ trong mỗi công đoạn đã tạo nên những nét riêng biệt của trang phục dân tộc Dao đỏ.

Bắc Hà: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

Bắc Hà: Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

“Cao nguyên trắng” Bắc Hà là nơi sinh sống của 14 dân tộc anh em, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 84%. Những năm qua, huyện Bắc Hà luôn nỗ lực, chú trọng bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc. Từ đó, tạo được sức lan toả trong cộng đồng, góp phần thực hiện mục tiêu đưa Bắc Hà trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn của khu vực Tây Bắc.

Người Dao ở Văn Bàn giữ gìn văn hóa truyền thống

Người Dao ở Văn Bàn giữ gìn văn hóa truyền thống

Tới thăm xóm người Dao ở thôn Khổi Nghè, xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn, chúng tôi gặp các bà, các chị đang miệt mài ngồi thêu bên hiên nhà. Trong bộ trang phục truyền thống, các bà, các chị đưa những đường kim mũi chỉ tạo hình lên các tấm vải nhỏ trên tay, vừa vui vẻ trò chuyện.

Đi tìm vẻ đẹp của chiếc khăn rằn

Đi tìm vẻ đẹp của chiếc khăn rằn

Cả đời gắn bó với chiếc khăn rằn, tình yêu đó cũng thôi thúc soạn giả Nhâm Hùng - nguyên Phó Giám đốc Nhà hát Tây Đô, viết tới 31 đầu sách, trong đó cuốn sách “Văn hoá khăn rằn”.

fbytzltw