Vận hành tuyến cáp quang biển có dung lượng lớn nhất Việt Nam

Tuyến cáp quang biển Asia Direct Cable (ADC) với dung lượng tối đa lên đến 50 Tbps vừa được Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks) chính thức đưa vào vận hành.

Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu trong năm 2025 đưa vào khai thác tối thiểu 2 tuyến cáp quang biển quốc tế mới; đến năm 2030, triển khai và đưa vào hoạt động thêm tối thiểu 6 tuyến cáp quang biển mới, nâng tổng dung lượng thiết kế cáp quang trên biển đạt tối thiểu 350 Tbps; hoàn thành và đưa vào sử dụng thêm tối thiểu 1 tuyến cáp quang biển do Việt Nam làm chủ; triển khai và đưa vào sử dụng thêm tối thiểu 1 tuyến cáp quang đất liền quốc tế.

Với định hướng đó cùng quyết tâm xây dựng mạng viễn thông an toàn và bền vững, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam không ngừng tìm kiếm, đầu tư những tuyến cáp quang biển mới. Tuyến cáp quang biển Asia Direct Cable (ADC) với dung lượng tối đa lên đến 50 Tbps vừa được Tổng Công ty Mạng lưới Viettel (Viettel Networks) chính thức đưa vào vận hành. Đây là tuyến cáp quang biển có băng thông lớn nhất tại Việt Nam, tương đương 125% tổng băng thông kết nối của 5 tuyến cáp quang biển đang hoạt động hiện nay (IA, AAE-1, APG, AAG và SMW-3).

Trước đó, từ tháng 12/2024, tuyến cáp chính với chiều dài 9.800 km đã hoàn thành và kết nối 7 quốc gia, vùng lãnh thổ gồm Việt Nam, Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Thái Lan, Philippines, Singapore và Nhật Bản. Tại Việt Nam, tuyến cáp quang này có điểm cập bờ ở Quy Nhơn.

Tổng vốn đầu tư toàn tuyến ADC là 290 triệu USD với sự hợp tác của 9 tập đoàn viễn thông lớn gồm Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel - Việt Nam), SoftBank (Nhật Bản), Tata (Ấn Độ), Singtel (Singapore), China Telecommunications Corporation, China Telecom Global, China Unicom (Trung Quốc), National Telecom (Thái Lan) và PLDT (Philippines). Viettel là đơn vị duy nhất tại Việt Nam tham gia đầu tư và sở hữu toàn bộ nhánh cáp của ADC cập bờ tại Việt Nam.

So với các tuyến cáp quang biển hiện có của Việt Nam, ADC có điểm đặc biệt là kết nối trực tiếp tới cả 3 trung tâm Internet của khu vực châu Á gồm Singapore, Hong Kong (Trung Quốc) và Nhật Bản. Trước khi tuyến cáp ADC được đưa vào khai thác, Việt Nam có 5 tuyến cáp quang biển kết nối đi quốc tế gồm AAG (châu Á - Mỹ), APG (châu Á - Thái Bình Dương), SMW-3 (Đông Nam Á - Trung Đông - Tây Âu); IA (Liên Á) và AAE-1 (châu Á - châu Phi - châu Âu). Ngoài ra, còn một tuyến cáp quang với quy mô nhỏ hơn là TVH với chiều dài chỉ 3.367 km, nối Thái Lan, Việt Nam và Hong Kong (Trung Quốc).

Tuy nhiên, các tuyến cáp quang biển hiện nay đã khai thác từ lâu và thường xuyên gặp sự cố về kỹ thuật, gây ảnh hưởng đến tốc độ kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế. Tuyến cáp ADC sẽ hỗ trợ các ứng dụng sử dụng nhiều băng thông được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ như 5G, điện toán đám mây, Internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo.

Cùng với các tuyến cáp biển đang khai thác, ADC sẽ san tải với các tuyến khác, góp phần nâng cao độ an toàn mạng lưới, an toàn thông tin quốc gia cũng như nâng cao chất lượng các dịch vụ viễn thông của Viettel cung cấp đến khách hàng; qua đó, nâng mức dự phòng lưu lượng kết nối quốc tế, tăng số lượng tuyến cáp, đảm bảo nhu cầu kết nối của Việt Nam khi cáp quang biển xảy ra sự cố.

Với mục tiêu trở thành trung tâm dữ liệu khu vực, cáp quang quốc tế của Việt Nam được xác định là thành phần quan trọng của hạ tầng số cần được đầu tư trước, bảo đảm kết nối của Việt Nam ra quốc tế có dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng, bền vững, xanh, thông minh, mở và an toàn để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số và hội nhập quốc tế.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp nhà nước phải cùng đất nước tăng trưởng cao, bền vững

Doanh nghiệp nhà nước phải cùng đất nước tăng trưởng cao, bền vững

Kết luận Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước với chủ đề tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng vào sáng 15/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ luôn đồng hành, tạo điều kiện tốt nhất và sẵn sàng giải quyết các đề xuất, kiến nghị, tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp nhà nước phát triển nhanh, bền vững.

Bài cuối: Nền tảng dùng chung còn bất cập

Những rào cản trong chuyển đổi số ở cơ sở Bài cuối: Nền tảng dùng chung còn bất cập

Trong quá trình chuyển đổi số, nền tảng số đóng vai trò quan trọng tương tự như hạ tầng xây dựng cơ bản trong thế giới thực. Một nền tảng số thống nhất, kết nối toàn bộ hệ thống quản lý sẽ giúp chính quyền cấp xã hoạt động hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Tuy nhiên, hiện nay, một trong những thách thức lớn trong chuyển đổi số cấp xã tại Lào Cai là chưa có một nền tảng dùng chung, khiến dữ liệu bị phân mảnh, công tác quản lý gặp nhiều khó khăn.

Chủ động khắc phục suy hao cáp quang, đảm bảo đường truyền ổn định

Xí nghiệp Lưới điện cao thế Lào Cai: Chủ động khắc phục suy hao cáp quang, đảm bảo đường truyền ổn định

Trong thời kỳ chuyển đổi số mạnh mẽ, hạ tầng truyền dẫn ổn định là yếu tố then chốt giúp ngành điện vận hành hiệu quả và nâng cao chất lượng dịch vụ. Nhận thức rõ điều đó, Xí nghiệp Lưới điện cao thế (LĐCT) Lào Cai - Công ty Điện lực Lào Cai đã và đang chủ động thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhằm duy trì và nâng cao chất lượng hệ thống truyền dẫn cáp quang, đảm bảo kết nối thông suốt phục vụ sản xuất - kinh doanh và điều hành lưới điện.

Ứng dụng AI trong giảng dạy

Ứng dụng AI trong giảng dạy

Những năm gần đây, giáo dục Lào Cai đã có những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy. Tại nhiều trường học, AI không chỉ giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học mà còn giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách trực quan, sinh động hơn. Nhờ các nền tảng học liệu số, công cụ tương tác thông minh và phần mềm hỗ trợ giảng dạy, nhiều tiết học đã trở nên hấp dẫn, kích thích sự sáng tạo và khả năng tự học của học sinh.

Bài 2: Kỹ năng của người dân và vấn đề đặt ra

Những rào cản trong chuyển đổi số ở cơ sở: Bài 2: Kỹ năng của người dân và vấn đề đặt ra

Chuyển đổi số không chỉ là nhiệm vụ của chính quyền hay doanh nghiệp mà còn cần sự tham gia của tất cả người dân. Tuy nhiên, đối với các địa phương vùng cao, vùng dân tộc thiểu số nơi có điều kiện kinh tế - xã hội, hạ tầng viễn thông còn nhiều khó khăn, việc nâng cao kiến thức, kỹ năng số cho người dân, giúp họ thích nghi với môi trường số, tiếp cận các dịch vụ công trực tuyến và kinh tế số vẫn đang là một thách thức lớn.

Bài 1: Nhân lực số - “nút thắt” ở cấp xã

Những rào cản trong chuyển đổi số ở cơ sở Bài 1: Nhân lực số - “nút thắt” ở cấp xã

Chuyển đổi số đang là nhiệm vụ cấp bách trong xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi Trung ương đang chủ trương sắp xếp tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Tuy nhiên, một trong những thách thức lớn đối với các địa phương, đặc biệt là cấp xã tại Lào Cai, chính là nhân lực phục vụ cho công cuộc chuyển đổi số.

Lượng hóa một số khái niệm mới trong Nghị quyết số 57-NQ/TW

Lượng hóa một số khái niệm mới trong Nghị quyết số 57-NQ/TW

Nhằm đảm bảo việc thống nhất nhận thức và tổ chức triển khai, thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành công văn số 562/BKHCN-VCL hướng dẫn làm rõ định nghĩa, nội hàm, lượng hóa một số khái niệm mới trong Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Ra mắt kênh chính thức tiếp nhận các sản phẩm đổi mới sáng tạo

Ra mắt kênh chính thức tiếp nhận các sản phẩm đổi mới sáng tạo

Là kênh chính thức để tiếp nhận đề xuất các sản phẩm, giải pháp mới về công nghệ, chuyển đổi số, Cổng thông tin tiếp nhận và công bố các sản phẩm, giải pháp khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số được triển khai với kỳ vọng mang lại hiệu quả thiết thực cho các cơ quan, doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp khẳng định năng lực công nghệ, tạo niềm tin với khách hàng và đối tác.

Ngăn "nhạc rác" trên nền tảng số

Ngăn "nhạc rác" trên nền tảng số

Những năm gần đây, sự bùng nổ của các nền tảng nhạc số như YouTube, TikTok… đã mở ra cơ hội lớn cho người sáng tác và phát hành nhạc. Tuy nhiên, song song với những sản phẩm âm nhạc chất lượng, nhạc "rác" cũng đang tràn lan, gây ra nhiều tranh cãi trong giới chuyên môn và người nghe nhạc.

Ứng dụng AI trong quản lý du lịch

Ứng dụng AI trong quản lý du lịch

Ngày 4/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức hội nghị “Chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng AI trong xử lý công việc chuyên môn” nhằm nâng cao năng lực số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của Sở Du lịch thành phố Hà Nội trong sử dụng công nghệ, đặc biệt là ứng dụng AI trong công tác quản lý.

fb yt zl tw