Văn Bàn đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện năm 2024

Ngày 2/12, UBND huyện Văn Bàn tổ chức Hội nghị đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024.

vb1.jpg
Quang cảnh hội nghị.

Tại hội nghị, Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm thuộc chương trình OCOP huyện Văn Bàn đã thẩm định 10 sản phẩm của 8 chủ thể sản xuất: Sản phẩm Cam Khánh Yên Trung của hộ kinh doanh Lưu Công Trường, thôn Trung Tâm, xã Khánh Yên Trung; Trứng vịt cổ nhung xanh của hộ kinh doanh Vi Thị Thiện, thôn Làn 1, xã Khánh Yên Trung; Trà viên hoa cúc mật ong và Trà hoa hồng cổ Vạn An của Hợp tác xã Nông lâm nghiệp Vạn An; Xúc xích Bà Thiệm của hộ kinh doanh Vũ Thị Thiệm, tổ dân phố số 7, thị trấn khánh Yên; Trà túi lọc Nụ Vối và Trà Nụ Vối Khánh Yên Hạ của Hợp tác xã Nông lâm nghiệp và xây dựng Quyết Thắng, thôn Bô, xã Khánh Yên Hạ; Măng bói luộc Dương Quỳ của hộ kinh doanh La Đức Luận, thôn Nà Hạch, xã Dương Quỳ; Lạp xưởng Hòa Uyên của hộ kinh doanh Lý Thị Uyên; Bánh chưng cốm Thẳm Dương, xã Thẳm Dương.

Qua đánh giá, đây đều là những sản phẩm nông thôn tiêu biểu, đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, có truy xuất nguồn gốc và bao bì, nhãn mác theo quy định; câu chuyện về các sản phẩm ngắn gọn, súc tích và có thông điệp đặc sắc. Chủ thể đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh vùng nguyên liệu và sử dụng lao động địa phương; cho thấy được lợi thế, cơ hội để phát triển và khai thác giá trị sản phẩm gắn với nét văn hóa truyền thống và điều kiện tự nhiên, góp phần chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô gắn với chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập cho người dân vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Các thành viên Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Văn Bàn đã đánh giá 10 sản phẩm đều đạt điểm tối thiểu từ 50 - 70 điểm và đạt sản phẩm OCOP 3 sao.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hợp Thành – miền ngoại ô tươi đẹp

Hợp Thành – miền ngoại ô tươi đẹp

Về xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai) hôm nay mới thấy được những đổi thay của vùng quê ven đô. Bức tranh tươi đẹp dựa trên các giá trị truyền thống được cấp ủy, chính quyền và người dân chung tay "vẽ" lên từ quyết tâm xây dựng nông thôn mới.

[Ảnh] Vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai hồi sinh sau mưa lũ

[Ảnh] Vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai hồi sinh sau mưa lũ

Hoàn lưu bão số 3 đã gây thiệt hại đối với hầu hết diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại xã Thống Nhất - vựa rau lớn nhất thành phố Lào Cai. Thế nhưng, với nỗ lực của người dân, đến nay, màu xanh đã trở lại đồng đất các thôn: Hòa Lạc, Thái Bo, Giao Ngay, Giao Tiến…

Tập huấn kỹ thuật sơ chế, chế biến quế theo tiêu chuẩn thị trường

Tập huấn kỹ thuật sơ chế, chế biến quế theo tiêu chuẩn thị trường

Ngày 26/11, tại thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải (huyện Bảo Thắng), Hội Nông dân tỉnh phối hợp với các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương tổ chức tập huấn kỹ thuật, đào tạo về sơ chế, chế biến các sản phẩm quế cho người dân tham gia liên kết sản xuất.

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Khởi động Dự án REDAA tại Lào Cai

Sáng 22/11, tại huyện Bắc Hà, Ban Quản lý Dự án REDAA Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lễ khởi động “Dự án Phục hồi đất bị suy thoái và xây dựng tính bền bỉ với khí hậu ở Lào Cai thông qua nông lâm kết hợp bền vững nhằm nâng cao sinh kế và cải thiện chuỗi giá trị” (gọi tắt là Dự án REDAA tại Việt Nam).

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên: Hồi sinh vùng dâu tằm sau mưa lũ

Bảo Yên là địa phương có diện tích trồng cây dâu tằm lớn nhất tỉnh với hơn 37 ha, sản lượng kén tằm 10 tháng năm 2024 đạt hơn 5.000 kg, giá bán từ 150 -170 nghìn/kg, cho nguồn thu gần 800 triệu đồng. Ảnh hưởng của mưa lũ khiến gần 50% diện tích dâu bị thiệt hại, chính quyền địa phương và người dân đã nhanh chóng triển khai các giải pháp khôi phục sản xuất, sớm có nguyên liệu để nuôi tằm trở lại.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

fbytzltw