Ung thư ở trẻ em: 80% có cơ hội được chữa khỏi bệnh

Một bộ công cụ đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát hành, nhằm giúp các quốc gia cải thiện việc chẩn đoán và điều trị ung thư ở trẻ em. Hiện tại, trẻ em sống ở các quốc gia có thu nhập cao 80% có cơ hội được chữa khỏi bệnh.

Các công cụ mới sẽ hỗ trợ các quốc gia thực hiện phương pháp CureAll, được Thông qua bởi Sáng kiến Toàn cầu về Ung thư Trẻ em của WHO. Sáng kiến này, được triển khai vào năm 2018, nhằm mục đích đạt được ít nhất 60% tỷ lệ sống sót đối với bệnh ung thư ở trẻ em trên toàn cầu vào năm 2030. Hiện tại, trẻ em sống ở các quốc gia có thu nhập cao có 80% cơ hội được chữa khỏi bệnh, trong khi con số này là chưa đến 30% ở nhiều quốc gia có thu nhập thấp và trung bình (LMIC).

Trong hai năm qua, Sáng kiến Toàn cầu, được hỗ trợ bởi Bệnh viện Nghiên cứu Trẻ em St. Jude, một Trung tâm Hợp tác của WHO tại Hoa Kỳ, đã hoạt động tại hơn 30 quốc gia và được hưởng lợi từ sự tham gia của hơn 120 đối tác toàn cầu. Các đối tác này hợp tác để hỗ trợ các chính phủ thực hiện phương pháp CureAll, giải quyết các nguyên nhân phổ biến khiến trẻ em mắc bệnh ung thư ở LMICs có tỉ lệ sống sót thấp. Những lý do này bao gồm chẩn đoán muộn hoặc không chính xác, cơ sở y tế không đủ khả năng chẩn đoán, điều trị chậm trễ hoặc không thể tiếp cận điều trị và bỏ điều trị.

Giải pháp cho tất cả những vấn đề này được cung cấp trong hướng dẫn mới, dựa trên bốn trụ cột: Một bộ máy hoạt động xuất sắc với các lộ trình chuyển tuyến rõ ràng và lực lượng lao động được đào tạo; đưa bệnh ung thư ở trẻ em vào các gói phúc lợi bảo hiểm sức khỏe toàn dân; tiêu chuẩn điều trị dựa trên bằng chứng cụ thể và phù hợp với năng lực của địa phương; và hệ thống thông tin mạnh mẽ để giám sát liên tục việc thực hiện các chương trình này. 

Thiết kế các phương pháp tiếp cận phù hợp để kiểm soát ung thư

 Một công cụ đánh giá để cung cấp thông tin về việc thực hiện Sáng kiến và hỗ trợ phân tích dữ liệu thời gian thực cũng được ra. Công cụ này được phát triển dưới sự lãnh đạo của WHO cùng với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế và các đối tác khác, sẽ cho phép các chương trình ung thư quốc gia phát triển các phương pháp tiếp cận phù hợp để kiểm soát ung thư trong môi trường của mình. Công cụ này có thể tạo dữ liệu để ra quyết định và giúp giải quyết các khoảng trống dữ liệu ở LMIC.

 Chia sẻ thông tin về chẩn đoán và điều trị ung thư ở trẻ em

Tầm quan trọng của việc chia sẻ dữ liệu, kinh nghiệm lâm sàng và chuyên môn là chìa khóa để cải thiện tiêu chuẩn và hiệu suất trong các chương trình ung thư trên khắp thế giới. Một cộng đồng trực tuyến mới, Cổng Thông tin Hành động Tri thức của WHO, sẽ hỗ trợ việc thực hiện Sáng kiến Toàn cầu về Ung thư Trẻ em. Cổng thông tin với nội dung bằng sáu ngôn ngữ, cung cấp cho các cơ quan giám sát bệnh ung thư ở các bộ y tế một diễn đàn để thiết lập và quản lý quan hệ đối tác, tổ chức các chương trình đào tạo và chia sẻ tài nguyên.

Tăng tốc hành động

Sự bùng phát của đại dịch COVID-19 vào đầu năm 2020 đã tạo ra nhu cầu về một loại dữ liệu khác, về tác động của COVID-19 đối với trẻ em mắc bệnh ung thư. Đáp lại, Bệnh viện Nghiên cứu Trẻ em St. Jude đã phối hợp với các đối tác và bắt đầu thu thập dữ liệu về các ca nhiễm COVID-19 ở trẻ em mắc bệnh ung thư. Tính đến đầu tháng 2, hơn 1500 bệnh nhân ung thư ở trẻ em từ 48 quốc gia đã được đăng ký xét nghiệm COVID-19.

Dữ liệu có sẵn cho thấy ảnh hưởng của COVID-19 đối với trẻ em mắc bệnh ung thư ít nghiêm trọng hơn chúng ta đã e sợ, mặc dù vẫn còn lo ngại về ảnh hưởng của đại dịch đối với khả năng tìm kiếm sự chăm sóc y tế và hoàn thành liệu trình điều trị của người bệnh. Điều này sẽ để lại hậu quả lâu dài cho trẻ em mắc bệnh ung thư và có thể dẫn đến những kết quả tồi tệ hơn.

 Tiến sĩ Bente Mikkelsen, Giám đốc Cục Các bệnh không lây nhiễm của WHO cho biết: Cung cấp dịch vụ chăm sóc bệnh ung thư ở trẻ em và thực hiện Sáng kiến Toàn cầu vẫn là những ưu tiên của chúng ta trong thời kỳ đại dịch COVID-19 và sẽ tiếp tục là ưu tiên khi nó kết thúc. Mỗi năm, ước tính có khoảng 400 000 trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh ung thư trên toàn cầu, và phần lớn những trẻ em này sống ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, nơi khả năng sống sót thấp hơn nhiều khu vực khác. Chúng ta có thể - và cần phải - cho những đứa trẻ này một cơ hội sống tốt hơn.

Các khoản đầu tư nhỏ, mang tính chiến lược, với mức xấp xỉ 0,03-0,15 đô la Mỹ trên đầu người, khi được phân phối một cách thích hợp, đã là đủ để xây dựng và duy trì các dịch vụ toàn diện về bệnh ung thư ở trẻ em. Những khoản đầu tư như vậy có thể cứu mạng hàng trăm nghìn trẻ em trong thập kỷ tới.

SKĐS

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Người dùng cần kết nối tốc độ cao để trải nghiệm các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh

Theo báo cáo mới nhất của ConsumerLab từ Ericsson, các ứng dụng trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) đang trở thành một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của người dùng smartphone 5G toàn cầu để có kết nối vượt trội, ổn định, tốc độ cao khi trải nghiệm.

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Xử lý dứt điểm “điểm nghẽn” trong cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06

Chiều 14/11, Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, Chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06 quý III/2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ các tháng cuối năm 2024.

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Nâng cao năng lực kinh doanh số cho thanh niên: Thúc đẩy phát triển kinh tế số, đồng hành cùng trách

Chương trình “Thúc đẩy phát triển kinh tế số - Đồng hành cùng trách nhiệm xã hội” với mục tiêu chính nhằm nâng cao năng lực kinh doanh số cho 20 triệu thanh niên Việt Nam vừa được khởi động với sự tham gia của nhiều tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ hội số hóa mới cho người trẻ để có thể nắm bắt và phát triển hiệu quả.

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Để “không ai bị bỏ lại phía sau" trong kỷ nguyên số

Trong làn sóng phát triển của công nghệ, xã hội đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng có về cách thức kết nối, học hỏi và làm việc. Tuy nhiên, trong hành trình dài, có người đã tiến rất nhanh, vẫn có người đang ở bước khởi đầu. Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra: Ai đang bị bỏ lại phía sau khi thế giới tiến vào kỷ nguyên số?

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi số ngành Logistics: Cơ hội và thử thách cho doanh nghiệp Việt

Thương mại điện tử cùng với sự phát triển của công nghệ số đang đem lại không ít cơ hội và thách thức đối với ngành logistics. Cùng với quá trình chuyển đổi số quốc gia và xu hướng của nền kinh tế số, các doanh nghiệp logistics Việt đang đứng trước những ngã rẽ, lựa chọn quan trọng để có thể vươn mình, bứt tốc.

fbytzltw