Ứng phó bão số 3: Ưu tiên đảm bảo an toàn đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Dự báo khu vực triển khai dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên sẽ nằm trong vùng bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 (WIPHA).

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, việc phòng, chống thiên tai và đảm bảo an toàn cho người và thiết bị trên công trường đã được Ban quản lý Dự án điện 1 (EVNPMB1) thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai đồng bộ, nghiêm túc ngay từ những ngày đầu bão hình thành.

Ông Đỗ Quang Khải, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án Điện 1, Giám đốc Ban Điều hành dự án cho biết, thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn EVN, EVNPMB1 đã chủ động theo dõi sát sao diễn biến cơn bão số 3. Từ ngày 18/7, đơn vị đã ban hành văn bản yêu cầu toàn bộ các nhà thầu và lực lượng thi công dự án triển khai ngay phương án ứng phó.

Ảnh tư liệu.
Ảnh tư liệu.

Theo ông Khải, 100% cán bộ nhân viên của Ban Điều hành dự án đã được huy động, ứng trực tại công trường theo phương châm “4 tại chỗ”. Các phương án phòng, chống thiên tai đã được kích hoạt và triển khai đồng loạt tại các vị trí; trong đó, các nhà thầu là lực lượng chủ chốt để thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ đạo của EVNPMB1.

Đối với các đơn vị tư vấn giám sát, EVNPMB1 cũng đã có yêu cầu cụ thể về việc thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhà thầu triển khai nghiêm túc các biện pháp phòng, chống thiên tai; đồng thời trực tiếp cử người ứng trực cùng lực lượng thi công để phối hợp ứng phó với bão.

Với đặc thù địa hình đồi núi hiểm trở, việc đảm bảo an toàn trên công trường được đặt lên hàng đầu. Ông Khải khẳng định rằng an toàn luôn là ưu tiên số một. Ban Quản lý dự án đã chỉ đạo các nhà thầu quán triệt đầy đủ tới công nhân, lực lượng thi công về tinh thần chủ động và yêu cầu tuyệt đối không được chủ quan trước bão số 3.

Ông Khải cũng cho biết, các nhà thầu được yêu cầu bố trí đầy đủ lán trại, kho bãi, nơi tránh trú cho công nhân ở những vị trí an toàn, thuận tiện di chuyển. Tất cả các thiết bị thi công, các máy móc như máy xúc, máy ủi đều đã được chuyển ra khỏi vùng đồi cao. Vật tư, thiết bị tại kho bãi được che đậy cẩn thận và có phương án di dời ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt trượt, lũ quét.

Các lực lượng thi công cũng được yêu cầu thực hiện nghiêm túc việc khơi thông dòng chảy, thoát nước tại các hố móng nhằm tránh tình trạng đất đá trôi xuống khu dân cư, ruộng vườn, ao hồ hoặc gây tắc nghẽn hệ thống cấp thoát nước. Các nhà thầu đã cử lực lượng ứng trực 24/7 để theo dõi sát diễn biến thời tiết, sẵn sàng ứng phó và xử lý các tình huống phát sinh do mưa bão.

Trước thực tế dự án đang trong giai đoạn nước rút, ông Khải cho biết Ban Quản lý dự án đã chủ động lên phương án ứng phó với nguy cơ bão ảnh hưởng đến tiến độ.

Theo đánh giá của ông Khải, cơn bão này có thể gây ảnh hưởng tới thi công từ 5 – 7 ngày, thậm chí lâu hơn nếu hoàn lưu gây mưa lớn kéo dài. Khi đó, đường tạm sẽ trở nên trơn trượt, ảnh hưởng lớn đến việc vận chuyển vật tư, thiết bị lên vị trí móng, cũng như gây khó khăn cho lực lượng thi công trong việc dựng cột, kéo dây. Ban cũng không loại trừ khả năng xảy ra sạt trượt, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các vị trí hố móng.

Lường trước điều này, EVNPMB1 đã yêu cầu các nhà thầu khẩn trương tranh thủ thời tiết thuận lợi trước khi bão đổ bộ để tập trung mọi nguồn lực thi công, “vượt nắng thắng mưa”, đảm bảo hoàn thành công việc theo tiến độ đề ra. Ông Khải thông tin thêm rằng các nhà thầu đã tăng cường nhân lực, phương tiện, tập kết cột, vật tư, thiết bị lên vị trí móng để “vượt trước thời tiết”.

Ban Quản lý dự án cũng đã chỉ đạo các nhà thầu sẵn sàng bố trí lại lực lượng, vật tư để có thể triển khai thi công ngay khi điều kiện an toàn được đảm bảo, nhằm bù đắp tiến độ những ngày bị ảnh hưởng bởi bão. Ông Khải nhấn mạnh toàn công trường đang quyết tâm giữ vững khí thế thi công, đảm bảo cả an toàn và tiến độ.

Với tinh thần chủ động, khẩn trương và quyết liệt, EVNPMB1 cùng các nhà thầu đang tập trung cao độ ứng phó với bão số 3, bảo vệ an toàn cho người, thiết bị và quyết tâm không để thời tiết bất lợi làm chậm tiến độ dự án trọng điểm này.

baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dứa Việt Nam rộng đường xuất ngoại: Cần chiến lược bài bản để cán mốc tỷ USD

Dứa Việt Nam rộng đường xuất ngoại: Cần chiến lược bài bản để cán mốc tỷ USD

Với sản lượng hơn 860 nghìn tấn mỗi năm và đã có mặt tại hơn 100 quốc gia, dứa Việt Nam đang có nhiều lợi thế để mở rộng thị trường, nhất là tại châu Âu. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu tỷ USD, ngành hàng này cần định hướng chiến lược rõ ràng, nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Ứng phó bão số 3: Vận hành hệ thống điện quốc gia theo phương châm '4 tại chỗ'

Ứng phó bão số 3: Vận hành hệ thống điện quốc gia theo phương châm '4 tại chỗ'

Thực hiện Công điện số 5305/CĐ-BCT ngày 17/7/2025 của Bộ Công Thương về việc chủ động ứng phó với bão số 3 (WIPHA) trong năm 2025, Công ty Vận hành Hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia (NSMO) đã có văn bản gửi Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc yêu cầu các phòng, đơn vị triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ ứng phó.

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai dự án mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Sau hơn một thập niên vận hành, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã phát huy vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực. Tuy nhiên, đoạn qua tỉnh Lào Cai hiện nay nhiều đoạn chỉ có 2 làn xe nên đang quá tải do lưu lượng phương tiện tăng nhanh, đặc biệt vào dịp cao điểm.

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Sở Công Thương chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng tránh, khắc phục thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất

Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 3, Sở Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh chủ động triển khai các biện pháp phòng tránh, ứng phó với mọi tình huống thiên tai có thể xảy ra, nhằm giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng

Mỗi năm, nông nghiệp Việt Nam phát sinh hơn 156 triệu tấn phụ phẩm như rơm rạ, vỏ trấu, bã mía, vỏ cà phê và chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, chỉ khoảng 10-35% trong số này được tái chế hoặc tái sử dụng, phần còn lại chủ yếu bị thải bỏ ra môi trường, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm sinh thái.

Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Xã Bát Xát: Vận động hộ dân thực hiện giải phóng mặt bằng Dự án đường Kim Thành – Ngòi Phát

Để tạo sự đồng thuận trong thực hiện thu hồi đất Dự án Cầu biên giới qua sông Hồng tại xã Bản Vược và hạ tầng kết nối Dự án Nâng cấp Tỉnh lộ 156 (Kim Thành - Ngòi Phát), chiều 18/7, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án và xã Bát Xát tổ chức gặp mặt, vận động người dân nhận bồi thường, sớm bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện dự án.

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Xây dựng chiến lược mới cho ngành hàng trái cây

Sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam giảm mạnh sau 2 năm liên tục tăng trưởng cao. Ngành hàng này cần có chiến lược để nâng lợi thế cạnh tranh, trong đó chú trọng các mặt hàng tiềm năng đang trên đà tăng trưởng, tiệm cận đạt và vượt mốc tỷ USD như: chuối, dứa, dừa và chanh leo.

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Lâm Thượng rộn ràng vào vụ măng mai

Về xã vùng cao Lâm Thượng, tỉnh Lào Cai những ngày này, khắp các thôn bản lại nhộn nhịp, hối hả trong mùa thu hoạch măng mai. Từ một loại cây bản địa, măng mai đã trở thành "cây vàng" giúp hàng trăm hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Mùa măng về không chỉ mang theo niềm vui được mùa mà còn thắp lên hy vọng về một cuộc sống ấm no, đủ đầy hơn cho bà con nơi đây.

fb yt zl tw