Ứng dụng công nghệ để phục vụ người Việt và phục vụ nhân loại

Có một doanh nghiệp Việt khá đặc biệt đang ấp ủ khát vọng mang các nền tảng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và các công trình toán học thành danh của người Việt lên bản đồ công nghệ thế giới.

Hội tụ tinh hoa tri thức của các nhà khoa học hàng đầu

“Đến với sự kiện hôm nay, chúng tôi mang tới một số giải pháp độc đáo của CTOptimal dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) và các thuật toán tối ưu để giải quyết 3 “bài toán” gồm Logistics (dịch vụ hậu cần), Healthcare (chăm sóc sức khỏe) và UAV (máy bay không người lái). Nền tảng này là công trình nghiên cứu khoa học trong nhiều năm, với những thuật toán tối ưu được giải thưởng quốc tế do các giáo sư hàng đầu đều là người Pháp gốc Việt nghiên cứu và phát triển”, lời giới thiệu của ông Đặng Phú, Giám đốc Phát triển Kinh doanh toàn cầu của CTOptimal, tại Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 thu hút sự chú ý của nhiều người, trong đó có chúng tôi.

Gian hàng của CTOptimal tại Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023.

Tranh thủ gần giờ nghỉ trưa, khi khách thăm quan triển lãm đã vãn, chúng tôi hẹn gặp ông Phú với mong muốn tìm hiểu thêm nhiều điều thú vị về “tân binh” CTOptimal trong “làng” doanh nghiệp công nghệ Việt.

Sau màn chào hỏi, ông Phú nhanh chóng giới thiệu khái quát về Tập đoàn mình: Hơn 30 năm phát triển, Tập đoàn CT Group ghi dấu ấn trong công chúng về một tập đoàn đa ngành nghề, gần đây đang chuyển hướng trọng tâm nhiều hơn về mảng công nghệ, với mảng 6 công nghệ lớn gồm: Chăm sóc sức khỏe, Trí tuệ nhân tạo, Tiền điện tử xanh, Gen & Tế bào, Năng lượng mới, và Máy tính lượng tử.

“CTOptimal là công ty thành viên của Tập đoàn CT Group, trụ sở chính được thành lập bên Pháp, có chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, với sự tham gia của nhiều giáo sư hàng đầu của Viện Hàn lâm Pháp, đặc biệt là các nhà Toán học, cùng với đội ngũ chuyên gia, kỹ sư công nghệ thông tin giàu kinh nghiệm chuyển tải những công trình Toán học ứng dụng vào phần mềm. Ý tưởng thành lập CTOptimal bắt nguồn từ những ấp ủ của ông Trần Kim Chung, Chủ tịch Tập đoàn CT Group. Từ rất lâu rồi, ông Chung tâm tư khi Việt Nam có nhiều nhà khoa học có các công trình khoa học đẳng cấp thế giới nhưng nhiều công trình trong số đó chưa được ứng dụng vào thực tiễn để giải quyết những “bài toán” cụ thể phục vụ cho Việt Nam và nhân loại”, ông Phú phác họa nhanh những nét đặc biệt của doanh nghiệp mình.

Ông Đặng Phú, Giám đốc Phát triển Kinh doanh toàn cầu của CTOptimal.

“Con đường riêng” của CTOptimal là đưa những công trình khoa học nổi tiếng của người Việt Nam vào những sản phẩm cụ thể, phát triển dãy sản phẩm công nghệ tập trung vào những mảng thị trường gần như chưa được khai phá nhiều, lan tỏa những sản phẩm này để góp phần quảng bá, khẳng định dấu ấn trí tuệ Việt Nam, công nghệ Việt Nam trên bản đồ thế giới, góp phần vào công cuộc chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển bền vững trên toàn cầu.

Tập trung giải quyết 3 “bài toán” lớn

Nhắc tới “giá trị cốt lõi của doanh nghiệp”, ông Phú khoe ngay những nền tảng AI tâm đắc nhất của CTOptimal.

Trước hết là nền tảng DCALog, nền tảng AI dành cho hoạt động logistics, được đánh giá có tốc độ và hiệu quả tối ưu Top 5 thế giới.

DCALog ứng dụng AI và thuật toán tối ưu DCA để giải quyết “bài toán” giao vận và kho vận. Quy hoạch DC và thuật toán tối ưu DCA là công trình Toán học được giải thưởng quốc tế của các giáo sư, tiến sĩ người Việt.

Thực tế mỗi ngày, các doanh nghiệp thương mại điện tử, doanh nghiệp logistics phải giao hàng ngàn, hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn đơn hàng. Trong mỗi đơn hàng có rất nhiều thông tin như khách hàng, địa chỉ giao hàng, những mặt hàng được giao… Họ phải vận hành số lượng lớn xe tải để vận chuyển hàng hóa, sẽ khá đau đầu trong việc tối ưu tuyến đường làm sao để tăng tỷ lệ lấp đầy xe tải, giảm thiểu chi phí và nguồn lực phục vụ chuỗi cung ứng.

DCALog ứng dụng thuật toán tối ưu DCA là công trình Toán học được giải thưởng quốc tế của các giáo sư, tiến sĩ người Việt.

Nền tảng DCALog của CTOptimal đã được thực nghiệm tại chuỗi bán lẻ gồm hơn 500 siêu thị ở Hà Nội, mỗi ngày có hơn 2.000 đơn hàng phải giao, trung bình sử dụng khoảng 130 xe tải không đồng nhất (2 tấn, 5 tấn, 10 tấn…).

“Chúng tôi đưa vào vận hành trong 1 tháng và đã có so sánh để đánh giá hiệu quả. So với giải pháp hiện hữu của khách hàng thì DCALog chạy nhanh hơn nhiều lần, tính toán chi phí tiết kiệm được hơn 23%. Còn so với IBM CPLEX (một trong những nền tảng tối ưu hàng đầu thế giới), trên cùng tập dữ liệu, cùng ngữ cảnh, thì DCALog chạy nhanh hơn trung bình 10 lần, chi phí tính toán ra được thấp hơn trung bình 14%. Kết quả ấn tượng này là do thuật toán tối ưu độc quyền đặc thù của CTOptimal”, ông Phú nêu một loạt số liệu làm nổi bật ưu điểm của DCALog.

“Bài toán” thứ hai được CTOptimal tập trung giải quyết là trong mảng chăm sóc sức khỏe, trước mắt tập trung vào những vấn đề liên quan tới tim mạch.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2021, trung bình mỗi năm toàn cầu có hơn 20 triệu người qua đời vì những bệnh liên quan đến tim mạch, trong đó 80% liên quan đến đột quỵ. “Hậu quả của đột quỵ thật thảm khốc, mà độ tuổi của những người bị đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa. Đột quỵ thực ra hoàn toàn có khả năng được cảnh báo sớm. Với mô hình AEM System (hệ thống giám sát điện tâm đồ tự động), dựa vào dữ liệu điện tâm đồ (ECG) của bệnh nhân, hệ thống AI sẽ phân tích dữ liệu và đưa ra cảnh báo khả năng đột quỵ cũng như một số bệnh lý tim mạch khác”, ông Phú mô tả.

CTOptimal có giải pháp hỗ trợ hoạt động của các bệnh viện, cơ sở y tế, và cũng có cả giải pháp chăm sóc sức khỏe dành cho người dùng cá nhân.

AEM System hướng tới 2 đối tượng khách hàng: Đối tượng thứ nhất là các bệnh viện, cơ sở y tế. Nền tảng công nghệ của CTOptimal sẽ được tích hợp vào hệ thống máy đo điện tâm đồ của bệnh viện, sau khi AI phân tích trả ra kết quả, bác sĩ sẽ có thông tin đa chiều hơn để tư vấn, chẩn đoán cho bệnh nhân chính xác, hiệu quả hơn. Đối tượng thứ hai là những người dùng cuối. CTOptimal sẽ phát triển app (ứng dụng) trên điện thoại thông minh (Smart Watch), có thể chạy trên nền tảng iOS hay Android. App này giúp người dùng định kỳ đo điện tâm đồ, cung cấp dữ liệu thường xuyên, hỗ trợ lập phác đồ theo dõi. Trường hợp người dùng có nguy cơ đột quỵ, app có chức năng cảnh báo cho người thân hoặc bác sĩ riêng, hoặc có thể gọi luôn lực lượng cấp cứu để xử trí kịp thời, giảm thiểu hệ lụy khốc liệt do đột quỵ mang lại.

Để có tập dữ liệu lớn cho AI phân tích, CTOptimal đang hợp tác với một cộng đồng thiện nguyện về y khoa bên Pháp gồm hơn 100.000 người, đồng thời liên kết với một số bệnh viện ở Indonesia và sắp tới sẽ liên kết với một số bệnh viện tại Việt Nam.

Ứng dụng AI và các thuật toán giúp UAV hoạt động giống như phi công ảo.

“Bài toán” thứ ba là ứng dụng AI và các thuật toán độc đáo, phân tích với độ chính xác cao để điều khiển UAV (máy bay không người lái) với khả năng hoạt động giống như một phi công ảo.

Trên thị trường có rất nhiều loại drone, UAV… tuy nhiên, ông Phú cho biết CTOptimal hướng sản phẩm của mình tới việc giải quyết những “bài toán” đặc thù và phức tạp: “Chúng tôi mang lại cho UAV khả năng tự bay không cần người điều khiển, cũng không cần GPS. Sản phẩm của chúng tôi có thể phục vụ nhiều mục đích như hỗ trợ tác nghiệp liên quan đến các hoạt động viễn thám, nông nghiệp, lâm nghiệp… Ví dụ, để quản lý hàng ngàn héc ta rừng, không thể ngồi điều khiển drone mà cần loại UAV có thể tự bay theo quỹ đạo được lập trình sẵn, và hệ thống camera liên tục phân tích dữ liệu giúp cảnh báo cháy rừng, lâm tặc… Giải pháp về UAV của chúng tôi hiện đã có một số đơn hàng xuất khẩu sang nước ngoài”.

“Những thuật toán tối ưu làm nên tên tuổi các nhà khoa học Việt Nam có khả năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, nhưng trước mắt, chúng tôi muốn tập trung giải quyết 3 “bài toán” cụ thể nêu trên. Sau này sẽ mở rộng nền tảng để giải quyết nhiều “bài toán” hơn nữa”, ông Phú chia sẻ thêm.

Quảng bá dấu ấn trí tuệ Việt Nam trên thế giới

Tập đoàn CT Group và CTOptimal đang không ngừng nỗ lực hiện thực hóa khát vọng mang những nền tảng ứng dụng AI và các thuật toán tối ưu thành danh của người Việt lên bản đồ công nghệ thế giới.

Những sản phẩm công nghệ được nghiên cứu và phát triển bởi những trái tim, khối óc Việt Nam liên tiếp được giới thiệu tới công chúng thông qua loạt sự kiện quy mô quốc tế gần đây như: Hội nghị Nghị sĩ trẻ Toàn cầu lần thứ 9, Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2023…

Tiếp cận giải pháp của CTOptimal tại Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu diễn ra hồi tháng 9 vừa qua, ông Lord Fakafanua, Chủ tịch Quốc hội Tonga đánh giá đây là những “giải pháp đẳng cấp thế giới, đặc biệt nhất là thuật toán mới tốt hơn và hiệu quả hơn rất nhiều so với những gì IBM đã làm. Tôi nghĩ rằng giải pháp tối ưu hóa phân phối của CTOptimal có thể được sử dụng ở Nam Thái Bình Dương để chúng ta có thể sống xanh hơn, giảm thiểu lượng khí thải carbon”.

Phản hồi tích cực của cộng đồng đã và đang là động lực lớn khích lệ đội ngũ CTOptimal vững tin bước tiếp trên hành trình của mình.

“Theo kế hoạch, trong năm 2024, chúng tôi sẽ bắt đầu tiến ra thế giới với những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao. Những điểm đến đầu tiên sẽ là Pháp, Mỹ, và những quốc gia hàng đầu về công nghệ ở châu Á – Thái Bình Dương như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore…”, Giám đốc Phát triển Kinh doanh toàn cầu của CTOptimal dự tính tương lai.

Không có mảng kinh doanh nào đều “trải toàn hoa hồng”, vẫn còn khoảng cách khá xa từ những công trình thuần về nghiên cứu tới việc đưa vào ứng dụng thực tế.

Để có thể chuyển tải những công trình khoa học vào một phần mềm cụ thể, một nền tảng AI cụ thế, Tập đoàn CT Group và CTOptimal đã dành rất nhiều tâm huyết, chất xám, thời gian, công sức và cả nguồn lực tài chính.

Đội ngũ “tinh hoa tri thức” của CTOptimal đều là những người con Việt Nam, luôn mong muốn ứng dụng công nghệ để phục vụ người Việt và sau đó phục vụ cho nhân loại. Đây là điểm khác biệt, cũng là ưu thế cạnh tranh nổi bật của doanh nghiệp này khi “vươn ra biển lớn”.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số trong nông nghiệp

Chuyển đổi số trong nông nghiệp

Việt Nam đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp giúp giảm chi phí, công lao động, tăng lợi nhuận cho nông dân. Bên cạnh đó, quá trình này cũng giúp nông dân tiếp cận thông tin và công nghệ mới để tạo ra sản phẩm có chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản nước ta trên thị trường quốc tế.

Chuyển đổi số ngành BHXH: Người dân được thụ hưởng nhiều hơn, tiện ích hơn

Chuyển đổi số ngành BHXH: Người dân được thụ hưởng nhiều hơn, tiện ích hơn

Với trọng tâm gồm nâng cao nhận thức chuyển đổi số; phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trên môi trường số, trong thời gian qua công tác chuyển đổi số của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam (BHXH) đã đạt được những thành tựu ấn tượng, từ đó gia tăng những quyền lợi được thụ hưởng cũng như tiện ích cho người dân.

Gần 120.000 người dân đã được tích hợp Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID

Gần 120.000 người dân đã được tích hợp Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID

Theo thống kê của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính, chuyển đổi số và thực hiện Đề án 06, tính đến thời điểm hiện tại, trên phần mềm Sổ sức khỏe điện tử trên VNeID tỉnh Lào Cai có 119.167/404.466 người dân kích hoạt tài khoản định danh điện tử (VNeID) được tích hợp, hiển thị Sổ sức khỏe điện tử trên ứng dụng.

'AI sẽ là cánh tay nối dài, nhưng con người vẫn là yếu tố cốt lõi quyết định'

'AI sẽ là cánh tay nối dài, nhưng con người vẫn là yếu tố cốt lõi quyết định'

Khẳng định tại Đại hội Sales và Marketting toàn quốc VSMCamp, Phó Chủ tịch FPT Education Hoàng Nam Tiến khẳng định, trong kỷ nguyên AI, mỗi cá nhân cần có một “trợ lý AI” để hỗ trợ học tập và phát triển. AI sẽ là cánh tay nối dài, nhưng con người vẫn là yếu tố cốt lõi quyết định.

Bảo vệ người dân trên môi trường số - thách thức của toàn xã hội

Bảo vệ người dân trên môi trường số - thách thức của toàn xã hội

Cùng với tốc độ tăng trưởng kết nối Internet, người dân hội nhập vào môi trường số thì những nguy cơ mất an toàn an ninh mạng, bị tấn công, lừa đảo cũng nhiều hơn. Điều này đang đặt ra những thách thức đối với không chỉ các cơ quan quản lý, các bộ ngành mà còn với chính cả mỗi người dân.

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Hơn 100 đại biểu được tập huấn nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Ngày 22/11, tại thành phố Lào Cai, Cục Thông tin cơ sở - Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tập huấn công tác tuyên truyền đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 trên hệ thống thông tin cơ sở.

Phát triển công nghệ vì cộng đồng

Phát triển công nghệ vì cộng đồng

Công nghệ hiện nay đang đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Vậy phải làm sao để phát triển công nghệ nhằm mục tiêu không chỉ thúc đẩy kinh tế, mà còn phải tạo ra những giá trị bền vững cho cộng đồng.

fbytzltw