Loại mẫu là mẫu máu (huyết thanh) của trâu, bò sau khi đã được tiêm phòng vắc-xin lở mồm long móng từ 28 ngày trở lên và không quá 4 tháng kể từ ngày tiêm phòng.
Công tác lấy mẫu giám sát được thực hiện tại 4 địa phương là Văn Bàn, Bắc Hà, Bát Xát và Bảo Thắng, với tổng 110 mẫu; thời gian lấy mẫu từ ngày 5/8 - 9/8/2024.
Kết quả xét nghiệm có 108/110 mẫu có kháng thể phòng bệnh lở mồm long móng, đạt tỷ lệ 98% (tỷ lệ bảo hộ theo quy định đạt từ 70% trở lên). Kết quả trên cho thấy hiệu quả sử dụng vắc-xin tiêm phòng bệnh lở mồm long móng trên đàn trâu, bò phù hợp với mục đích phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng theo chỉ đạo của tỉnh; công tác tổ chức thực hiện tiêm phòng bệnh lở mồm long móng trên trâu bò đạt hiệu quả cao trong việc phòng, chống dịch bệnh.
Đây cũng là cơ sở để Lào Cai xây dựng vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh lở mồm long móng trên đàn gia súc phục vụ xuất khẩu.
Hiện toàn tỉnh có tổng đàn trâu, bò hơn 125.000 con, chăn nuôi đại gia súc, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân các địa phương.