Tuyển sinh đại học 2024: Cơ hội cho thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ

Thống kê sơ bộ từ Đề án tuyển sinh 2024 ở các cơ sở đào tạo cho thấy, năm nay có khoảng 50 trường đại học (ĐH) tuyển sinh bằng chứng chỉ tiếng Anh IELTS, TOEFL iBT và chứng chỉ SAT, ACT.

Nhiều trường xét tuyển kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT và chứng chỉ ngoại ngữ.

Trường ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng tuyển sinh 3.325 chỉ tiêu. Trong đó, nhà trường dành chỉ tiêu xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT dựa trên thành tích học tập và năng lực ngoại ngữ. Cụ thể, để xét tuyển, thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 cần có chứng chỉ IELTS từ 5.5 trở lên hoặc TOEFL iBT từ 46 điểm trở lên. Ngoài ra, với chương trình cử nhân chính quy quốc tế, trường xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2024 đạt IELTS 5.5 trở lên hoặc TOEFL iBT 46 điểm trở lên trong thời hạn 2 năm (đến ngày kết thúc nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển) và có tổng điểm 2 môn, gồm Toán và một môn khác trong các môn Vật lý, Hóa học, Ngữ văn đạt từ 12 điểm trở lên.

Trường ĐH Tài chính và Quản trị Kinh doanh thông báo xét tuyển thẳng thí sinh có điểm thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp 3 môn từ 18 điểm trở lên và đạt chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS từ 5,5 hoặc TOEFL iBT từ 46 điểm, TOEIC từ 600 điểm trở lên trong thời hạn 2 năm (tính đến ngày kết thúc nộp hồ sơ xét tuyển).

Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm nay dự kiến dành 15% chỉ tiêu xét tuyển kết hợp đối với thí sinh có chứng chỉ quốc tế môn tiếng Anh tương đương IELTS 6.5 trở lên, chứng chỉ SAT tối thiểu 1200/1600, điểm trung bình chung học tập của 5 học kỳ bậc THPT từ 7,0 trở lên, hạnh kiểm của bậc THPT xếp loại Tốt (không tính học kỳ II năm lớp 12).

Nếu như ở các mùa tuyển sinh trước, đa số các trường chỉ tuyển sinh dựa vào kết quả chứng chỉ IELTS. Năm nay, nhiều trường thông báo phương thức tuyển sinh có sử dụng điểm SAT và ACT. Trong đó, Học viện Ngoại giao có phương thức xét tuyển dựa trên kết quả phỏng vấn và điểm ưu tiên, bao gồm điểm khuyến khích theo quy định của Học viện Ngoại giao và điểm ưu tiên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), điều kiện xét tuyển liên quan đến chứng chỉ SAT và ACT là có SAT từ 1300 trở lên, hoặc ACT từ 29 điểm trở lên…; Với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT và điểm ưu tiên bao gồm điểm khuyến khích theo quy định của Học viện và điểm ưu tiên theo quy định của Bộ GDĐT (nếu có), điều kiện xét tuyển liên quan đến chứng chỉ SAT và ACT là có SAT từ 1200 trở lên, hoặc ACT từ 23 điểm trở lên…

Cùng đó, nhóm thí sinh có chứng chỉ SAT hoặc ACT cũng được xét tuyển vào Trường ĐH Kinh tế Quốc dân nếu có SAT từ 1200 điểm, ACT từ 26 điểm và các chứng chỉ này còn thời hạn 2 năm tính đến ngày 1/6; Trường ĐH Dược Hà Nội giữ ổn định 4 phương thức tuyển sinh gồm: xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GDĐT; xét kết hợp học bạ THPT với chứng chỉ SAT, ACT hoặc xét kết quả học tập đối với học sinh chuyên; xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá tư duy của ĐH Bách khoa Hà Nội; xét theo kết quả thi tốt nghiệp THPT…

Xu hướng tuyển sinh của nhiều trường ĐH những năm gần đây cho thấy, thí sinh có chứng chỉ ngoại ngữ có nhiều cơ hội xét tuyển. Không chỉ những loại chứng chỉ ngoại ngữ do các tổ chức khảo thí nước ngoài cấp, một số trường ĐH của Việt Nam cũng sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ “nội”. Cụ thể, từ mùa tuyển sinh 2023 những trường ĐH đã quyết định sử dụng thêm chứng chỉ tiếng Anh VSTEP (chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực 6 bậc của Việt Nam) để tuyển sinh đầu vào, như: Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội, các trường trực thuộc ĐH Quốc gia TPHCM, Trường ĐH Công nghiệp TPHCM...

Trước băn khoăn lo lắng của nhiều người về việc, lạm dụng sử dụng chứng chỉ tiếng Anh trong các kỳ tuyển sinh nói chung, tuyển sinh ĐH nói riêng gây ra sự bất công trong tiếp cận giáo dục, TS Vũ Thị Phương Anh, giảng viên Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa quốc tế, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng (TPHCM) cho rằng, bà ủng hộ việc sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để xét tuyển ĐH vì đây là xu thế tất yếu, nhưng cần có những giải pháp đi kèm để đảm bảo công bằng cho tất cả thí sinh. Theo đó, cần quan tâm đầu tư vào việc nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ ở vùng sâu vùng xa, đồng thời có những chính sách hỗ trợ học sinh ở các khu vực này để các em có cơ hội tiếp cận tiếng Anh một cách bình đẳng.

Thí sinh được phép thi lại một kỹ năng bài thi IELTS

Trên cơ sở cho phép của Bộ GDĐT, đầu tháng 4 vừa qua, Hội đồng Anh và IDP cho biết sẽ bắt đầu tính năng thi lại một kỹ năng IELTS tại Việt Nam. IELTS OSR là tính năng cho phép thí sinh thi lại một kỹ năng duy nhất nếu chưa đạt được điểm số mong muốn trong lần thi đầu tiên, thay vì phải làm lại toàn bộ bài thi như trước. Thí sinh có thể đăng ký thi lại IELTS trong vòng 60 ngày sau khi đã nhận kết quả ở lần thi đầu tiên.

Báo Đại đoàn kết

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Công điện về tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp

Công điện về tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp

Ngày 8/5, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 58/CĐ-TTg gửi Bộ trưởng các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông năm 2025.

[Infographic] Một số chế độ đối với học sinh bán trú, nội trú

[Infographic] Một số chế độ đối với học sinh bán trú, nội trú

UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định số 43/2025/QĐ-UBND ngày 29/4/2025 quy định cụ thể về khoảng cách, địa bàn làm căn cứ xác định học sinh, học viên không thể đi đến trường và trở về trong ngày; danh mục trang cấp đồ dùng cá nhân, học phẩm cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, cơ sở giáo dục phổ thông được cấp có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh dân tộc nội trú trên địa bàn tỉnh.

Họp Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tỉnh

Họp Ban chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tỉnh

Chiều 7/5, Ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tỉnh Lào Cai họp triển khai công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ thi. Đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tỉnh chủ trì cuộc họp.

Tạo hệ sinh thái sử dụng ngoại ngữ để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Tạo hệ sinh thái sử dụng ngoại ngữ để tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 91-KL/TW về tiếp tục đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, trong đó xác định nhiệm vụ từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Muốn hiện thực hóa mục tiêu này, giải pháp gốc rễ là cần thay đổi cách dạy, cách học, cách thi, cách tổ chức toàn bộ hệ thống giáo dục ngoại ngữ hiện nay.

Giáo dục lòng yêu nước từ nhà trường

Giáo dục lòng yêu nước từ nhà trường

Trong không khí tưng bừng của cả nước hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), những hoạt động giáo dục lòng yêu nước tại các trường học trên địa bàn tỉnh đã diễn ra sôi nổi, tràn đầy cảm xúc. Các em học sinh từ mầm non đến trung học không chỉ được học về lịch sử mà còn được trải nghiệm những hoạt động thực tế, góp phần bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

fb yt zl tw