Tuổi mười bảy

LCĐT - Ai đã trải qua cái tuổi mười bảy mới thấy đáng yêu và linh thiêng làm sao. Độ tuổi mà mọi sự chuyển động trong cơ thể cứ rần rần qua từng phút, từng giờ và từng hơi thở cũng như nhịp đập con tim. Đẹp và hào hoa tuổi mười bảy. Ai không quan tâm đến tuổi mười bảy thì quả là đáng tiếc, nhất là những người góp phần làm cho thế giới thêm rực rỡ, lung linh hơn. Cùng là tuổi mười bảy nhưng nam khác, nữ khác. Sự chuyển động của nữ giới còn mãnh liệt hơn hẳn so với cánh mày râu. Chị em già dặn hơn. Tế nhị hơn. Kín đáo hơn và suy nghĩ cũng có phần chín chắn hơn. Ở tuổi này, thường là chị em được chú ý, đề cập nhiều hơn là những chàng trai. Tất cả đều có lý do của nó.

Người ta nói “tuổi mười bảy bẻ gãy sừng trâu”. Nhưng ở đây không bàn về khỏe hay yếu mà chỉ nêu về độ tuổi của ước vọng và mộng mơ. Đẹp lắm tuổi mười bảy. Với phái đẹp, tuổi mười bảy còn nhiều điều đáng nói hơn. Người ta hay nói tuổi đôi mươi, mười tám là tuổi đẹp nhất trong đời một con người. Nhưng không. Tuổi mười bảy mới diệu kỳ làm sao, đáng yêu làm sao. Tuổi thanh cao, thánh thiện có cảm giác như một báu vật, đẹp đến mức như không ai có thể chạm được tay vào. Từ nụ cười, cử chỉ đến ánh mắt của thiếu nữ tuổi mười bảy đều như tỏa nắng thu hút mọi ánh nhìn. Những thiếu nữ lứa tuổi này không khác gì một búp bê sống, không khác gì thiên thần ở giữa đời thường. Tuổi mười bảy đẹp nhất, đáng bàn và thực sự đáng nói nhất trong cả một hành trình của cuộc sống. Thiếu nữ tuổi mười bảy được cho là thời gian chuyển động lớn nhất trong cuộc đời. Đó là vừa qua tuổi mới lớn và chớm tuổi trưởng thành, tiếp tục bù đắp nốt những phần còn thiếu hụt cho một cơ thể phát triển toàn diện, hoàn thiện, căng tràn sức sống để đến với tuổi phơi phới của thiếu nữ mười tám, đôi mươi.

Tuổi mười bảy không còn là trẻ con nên được mọi người tôn trọng gọi là những cô gái, các chị, các em. Thậm chí được người ta dùng những từ rất lạ và đắt để khen: Dạo này trông em phổng phao thế. Ồ, xin chào những cô nàng có đôi mắt biết nói. Nghĩa là tuổi này đã được tôn trọng, tôn trọng bởi sự hiểu biết, trưởng thành của con người. Thậm chí mỗi người lứa tuổi này đã có một khối kiến thức cơ bản được trang bị trên ghế nhà trường. Có những khi giúp các cô, các bác giải thích hiện tượng thiên văn, địa lý và cả kiến thức xã hội, pháp lý nữa. Vì vậy, rất nhiều người được bà con, cô bác yêu quý, tin tưởng. Không còn bị xoa đầu kiểu trẻ con nữa.

Tuổi mười bảy bắt đầu một cơ thể phát triển cân đối, hài hòa và đẹp nhất. Danh hiệu Hoa hậu Việt Nam 1988 Bùi Bích Phương khi đó vừa mười bảy tuổi. Hoa hậu Việt Nam Hà Kiều Anh đăng quang năm 1992 cũng chớm bước sang tuổi mười bảy. Hoa hậu Việt Nam 2006 Mai Phương Thúy khi đăng quang cũng mới qua tuổi mười bảy một chút. Sau bao nhiêu năm đăng quang, các người đẹp nổi tiếng này vẫn giữ dáng vẻ kiêu sa, thanh tao “mình hạc xương mai”, cuốn hút mọi ánh nhìn. Qua một số gương mặt điển hình đó để nói lên rằng: Tuổi mười bảy đã có một cơ thể hết sức hài hòa, cân đối.

Ở lứa tuổi này, hầu hết nữ sinh dưới mái trường đều đang ở lớp cuối cấp trung học phổ thông. Ngoại trừ một số với nhiều lý do khác nhau không đi học hoặc không học lên tiếp. Cuối cấp rồi, sự lựa chọn ngành nghề cũng đòi hỏi mỗi người đủ bản lĩnh tìm cho mình một hướng đi thích hợp. Đó là chọn trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp để thi theo sở trường. Đã đến lúc phải cân, đo, đong đếm làm sao cho chuẩn nhất, để đạt được ước mơ, hoài bão, khát vọng của mình. Trong niềm vui với nhiều hy vọng đan xen, không thiếu những điều mới lạ mà tuổi mười bảy phải suy tư. Ít ra là tư duy về nghề nghiệp. Đây là sự lựa chọn có tính chất làm thay đổi cả cuộc đời. Vì nếu như bỏ lỡ cơ hội giảng đường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp sẽ làm cho mỗi người bâng khuâng và tự hỏi: Sao các bạn làm được mà mình thì không. Với thiếu nữ có những suy nghĩ khác nam giới ở chỗ: chỉ cần thua chị, kém em là tự mình thấy hổ thẹn và có thể sớm tự ti. Cho nên, chọn trường để thi cho phù hợp khả năng là điều rất quan trọng với mỗi người.

Hôm qua đang dưới mái trường trung học phổ thông dù đã tuổi mười bảy nhưng vẫn chỉ là những học sinh cấp ba. Nhưng nay đỗ vào các trường đại học, cao đẳng đã được nâng tầm hơn một tý. Đó là tên gọi mới: Sinh viên. Sinh viên trường A, sinh viên trường B… Đồng thời là sinh viên rồi, ắt phải chín chắn hơn. Cuộc sống mới đặt ra cho các nữ sinh bao điều mới lạ. Mà mới lạ nhất là xa gia đình, phải lo trăm thứ, nghìn thứ khi lần đầu tiên sống độc lập không có bố mẹ ở bên cạnh. Sống độc lập rồi, đòi hỏi cũng phải tỉnh táo hơn. Yêu ghét rõ ràng hơn. Trái tim đỡ loạn nhịp vì ánh mắt, cử chỉ của bạn trai hơn thời áo trắng học trò cấp ba mà bắt đầu chín chắn trước khi quyết định một vấn đề gì đó. Bao lo toan, bao thứ bận tâm phải suy nghĩ. Song không làm mất đi tính vô tư, hồn nhiên với tiếng cười trong vắt, những đùa nghịch tinh quái chưa thể bỏ được vì vẫn “nhất quỷ, nhì ma…”.

Tuổi mười bảy. Tuổi để các thiếu nữ từng bước hoàn thiện, chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết cho một tương lai tươi sáng. Phía trước dù còn lắm gập ghềnh, nhưng mọi hành trang cần thiết đã được lập trình, chắc chắn các người đẹp sẽ thành công trên bước đường tương lai của mình.                                                                             

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan truyền hình toàn quân lần thứ XIV có lượng tác phẩm tham dự lớn nhất

Liên hoan Truyền hình toàn quân lần thứ XIV năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến 3/8/2024, tại Thái Nguyên. Đây là lần đầu tiên Liên hoan truyền hình toàn quân được tổ chức tại tỉnh Thái Nguyên - Thủ đô “Gió ngàn”, “Thủ đô kháng chiến” với nhiều dấu ấn và di tích lịch sử, văn hóa, quân sự gắn với lịch sử dân tộc và truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

Ra mắt sách ''Đôi bờ giới tuyến (1954-1967)''

"Đôi bờ giới tuyến (1954 - 1967)" tái hiện các diễn biến nổi bật tại đôi bờ Hiền Lương - Vĩ tuyến 17 từ lúc đất nước bị chia cắt tạm thời (từ tháng 7/1954) đến lúc giải phóng hoàn toàn, chính thức xóa bỏ đường ranh giới chia cắt đất nước (năm 1967).

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Chèo Việt Nam - từ di sản làng quê đến sân khấu hiện đại

Hình thành và phát triển vào khoảng thế kỷ X, chèo là loại hình nghệ thuật dân gian phổ biến tại vùng Bắc Bộ. Nội dung các vở chèo được được người nghệ nhân sáng tạo từ những câu chuyện dân gian, truyền thuyết và các bài học đạo đức. Loại hình sân khấu giàu tính dân tộc này là một phương tiện quan trọng góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Tọa đàm 'Màu ký ức' tri ân các nhà báo liệt sĩ

Sáng 19/7, tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Cầu Giấy, Hà Nội), Liên chi hội nhà báo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu, Tọa đàm tri ân các nhà báo liệt sĩ với chủ đề “Màu ký ức”.

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

[Ảnh] Lễ hội Khô Già Già - những trầm tích tín ngưỡng, văn hóa của người Hà Nhì

Từ ngày 16 - 18/7, tức ngày Ngọ đầu tiên (ngày con ngựa) của tháng 6 âm lịch, những gia đình người Hà Nhì trong các thôn, bản ở các xã Y Tý, A Lù, Nậm Pung, Trịnh Tường (huyện Bát Xát) lại rộn ràng chuẩn bị các lễ vật thực hiện nghi lễ cúng thần trong Lễ hội Khô Già Già. Đây là lễ hội đặc sắc của người Hà Nhì mang giá trị lâu đời về tín ngưỡng và văn hóa.

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật "Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình": Kể những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương

Chương trình nghệ thuật chính luận đặc biệt “Vĩ tuyến 17 – Khát vọng hòa bình” do Báo Nhân Dân phối hợp với tỉnh Quảng Trị tổ chức tối 19/7 tại Khu Di tích Đôi bờ Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị sẽ đưa khán giả đến với những câu chuyện về những huyền thoại đôi bờ Hiền Lương, nơi vĩ tuyến 17 chỉ có thể chia cắt được về mặt địa lý, nhưng lại là sợi dây nối liền tình yêu nước, tình yêu quê hương của những con người vùng “đất thép”.

fb yt zl tw