Tưng bừng khai hội đền Cô Tân An

Sáng 14/2, UBND huyện Văn Bàn long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội đền Cô Tân An năm 2025, tại Di tích lịch sử quốc gia đền Cô Tân An, thôn Tân An 1, xã Tân An, huyện Văn Bàn.

km-7957.jpg
km1-5146.jpg
Các đại biểu dự lễ khai mạc.

Tới dự chương trình về phía Tổ chức Kỷ lục Việt Nam có Tiến sĩ Trần Chiến Thắng, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam và các đồng chí trong Văn phòng Kỷ lục miền Bắc.

Về phía tỉnh Lào Cai có các đồng chí: Phạm Toàn Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND huyện cùng đông đảo người dân và du khách dự chương trình.

ruoc-5-4748.jpg
ruoc-8-8724.jpg
Lễ rước kiệu ông Hoàng Bảy sang đền Cô Tân An.

Trước lễ khai mạc đã diễn ra lễ rước kiệu từ đền ông Hoàng Bảy về đền Cô Tân An với sự tham gia của hàng trăm người dân thuộc 12 thôn trong xã Tân An và du khách.

km6-9233.jpg
Đánh trống khai hội.
km4-8621.jpg
km5-8527.jpg
km3-3760.jpg
km2-7753.jpg
Nhiều tiết mục văn nghệ hấp dẫn tại lễ khai mạc.

Tại lễ khai mạc, đại biểu, người dân và du khách được ôn lại lịch sử hình thành ngôi đền linh thiêng, tham dự nghi lễ dâng hương và thưởng thức nhiều tiết mục văn nghệ hấp dẫn do các nghệ sỹ, diễn viên Trung ương, Nhà hát Chèo Hà Nội và Trung tâm Văn hóa, Thể thao - Truyền thông huyện Văn Bàn biểu diễn.

co-2749.jpg
Màn múa trống hội.

Đền Cô Tân An thờ Cô Bé Thượng Ngàn, còn được gọi là Nguyễn Hoàng Bà Xa. Theo truyền thuyết, Nguyễn Hoàng Bà Xa là con gái của quan Hoàng Bảy, một danh tướng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Cô đã cùng cha có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ vững bờ cõi và bảo vệ quê hương. Sau khi qua đời, người dân đã lập đền thờ để tưởng nhớ công lao của cô.

co6-2894.jpg
co4-1360.jpg
co7-9980.jpg
co5-3752.jpg
co9-8237.jpg
Màn múa chuông truyền thống dân tộc Dao có sự tham gia của 300 nghệ nhân và người dân trong vùng.

Đặc biệt, điểm nhấn tại lễ khai mạc là màn trống hội và múa dân tộc Dao với chủ đề “Sắc đỏ nơi rẻo cao”, có sự tham gia của 300 nghệ nhân và người dân địa phương. Màn múa được Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam ghi nhận kỷ lục Việt Nam với nội dung: “Tiết mục múa chuông truyền thống của người Dao có số lượng người tham gia cùng lúc đông nhất, trong khuôn khổ Lễ hội đền Cô Tân An năm 2025”.

Màn trình diễn này không chỉ thể hiện sự đoàn kết và niềm tự hào của cộng đồng người Dao, mà còn góp phần quảng bá những giá trị văn hóa độc đáo của họ đến với đông đảo du khách. Đồng thời, nâng cao nhận thức, ý thức trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Dao trên địa bàn.

Ông Lương Thanh Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Bàn khẳng định: Màn múa chuông người Dao có sự tham gia của 300 nghệ nhân và người dân tộc Dao trên địa bàn đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách. Việc màn múa được công nhận kỷ lục Việt Nam là niềm vui, niềm tự hào của người Dao trên địa bàn nói riêng và người dân huyện Văn Bàn nói chung. Hoạt động này được thực hiện nhằm bảo tồn, gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc, tạo điểm nhấn ấn tượng tại Lễ hội đền Cô Tân An, đồng thời là sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách đến với Tân An nhiều hơn trong thời gian tới.

co2-4081.jpg
Trao chứng nhận xác lập kỷ lục Việt Nam cho đại diện lãnh đạo huyện Văn Bàn.

Việc xác lập kỷ lục Việt Nam cho màn múa này cũng thể hiện sự công nhận và tôn vinh những nỗ lực của cộng đồng người Dao trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần làm phong phú thêm nét đẹp văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Năm nay là năm thứ 6 tới dâng hương tại đền Cô Tân An, chị Trịnh Thị Mến, du khách tới từ Hà Nội vô cùng bất ngờ và ấn tượng khi được chứng kiến màn múa chuông người Dao với hàng trăm người biểu diễn. Chị Mến cho biết: Đầu năm nào tôi cũng đi lễ tại đền Bảo Hà và đền Cô Tân an. Hôm nay rất may mắn khi tới đây đúng ngày khai mạc lễ hội, gia đình tôi được chứng kiến màn múa chuông truyền thống vô cùng đặc sắc của người Dao ở địa phương. Màn múa rất hoành tráng và ấn tượng.

Trong khuôn khổ lễ hội, đại biểu, người dân và du khách còn được tham quan gian trưng bày các sản phẩm đặc hữu của địa phương, triển lãm ảnh; tham gia các trò chơi dân gian…

Lễ hội đền Cô Tân An không chỉ là dịp để người dân và du khách tới dâng hương chiêm bái mà còn là điểm đến để mọi người được tìm hiểu, trải nghiệm nhiều nét văn hóa đặc sắc của người dân địa phương, cũng như thêm yêu, tự hào và nâng cao ý thức giữ gìn, bảo tồn nét đẹp văn hóa dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nét đẹp văn hóa ngày xuân

Nét đẹp văn hóa ngày xuân

Những ngày này, các ngôi chùa, ngôi đền trên địa bàn tỉnh đều có rất đông người dân và du khách đến du xuân tham quan, chiêm bái. Đây không chỉ là hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, mà còn là cơ hội để mọi người tận hưởng không khí mùa xuân, gặp gỡ gia đình, bạn bè và chia sẻ niềm vui trong mùa xuân mới.

Làng lụa Vạn Phúc: Từ di sản truyền thống đến làng nghề thủ công thế giới

Làng lụa Vạn Phúc: Từ di sản truyền thống đến làng nghề thủ công thế giới

Với thương hiệu lâu đời, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là một trong 2 làng nghề đầu tiên của thành phố Hà Nội gia nhập mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới. Lụa Vạn Phúc lâu nay vẫn là niềm tự hào của người dân Hà Nội, bởi từ lâu đã trở thành biểu tượng cho sự khéo léo, tinh tế của người thợ thủ công Việt Nam.

Tìm hiểu về trật tự thế giới qua góc nhìn của nhà ngoại giao

Tìm hiểu về trật tự thế giới qua góc nhìn của nhà ngoại giao

Cuốn sách “Trò chơi quyền lực - Quá khứ, hiện tại và tương lai của trật tự thế giới” của Tiến sĩ Ngô Di Lân, hiện đang công tác tại Viện nghiên cứu chiến lược Ngoại giao thuộc Học viện Ngoại giao cho thấy tương quan quyền lực giữa các nước lớn và nhỏ đến những vấn đề an ninh quốc gia, thương mại quốc tế, và tác động của công nghệ, đặc biệt là AI, đối với trật tự thế giới.

Ý nghĩa Lễ tế dân gian đền Thượng

Ý nghĩa Lễ tế dân gian đền Thượng

Chiều 11/2 (tức ngày 14 tháng Giêng), tại sân đại bái đền Thượng đã diễn ra Lễ tế dân gian đền Thượng. Đây là hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ Lễ hội đền Thượng xuân Ất Tỵ - Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Tưng bừng Lễ hội Văn hóa - Ẩm thực Bát Xát

Tưng bừng Lễ hội Văn hóa - Ẩm thực Bát Xát

Trong 2 ngày 8 - 9/2 (tức 11 - 12 tháng Giêng), tại sân thể thao xã Mường Hum tưng bừng diễn ra Lễ hội Văn hóa - Ẩm thực Bát Xát Xuân Ất Tỵ 2025 với nhiều hoạt động đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc vùng cao.

Hồi sinh di sản từ cú hích ghi danh

Hồi sinh di sản từ cú hích ghi danh

Sau khi được UNESCO ghi danh, công tác bảo tồn và phát huy giá trị nhiều di sản văn hóa phi vật thể đã có chuyển biến tích cực. Dù vậy, thực tế còn không ít thách thức trong quá trình mang lại sức sống mới bền vững cho di sản.

Đền Thượng trước ngày khai hội

Đền Thượng trước ngày khai hội

Cũng như mọi năm, càng gần đến ngày Rằm tháng Giêng – ngày chính lễ của Lễ hội đền Thượng, Nhân dân và du khách thập phương lại nô nức về chiêm bái đền Thượng. Đến thời điểm này, mọi công việc chuẩn bị cho Lễ hội đền Thượng Xuân Ất Tỵ 2025 đang được gấp rút hoàn tất.

fb yt zl tw