Từ 'rực rỡ trang phục' đến khát vọng tận cùng đam mê

Thông qua trang phục, những yếu tố độc đáo, đặc sắc của một nền văn hóa, là các giá trị đặc trưng tiêu biểu phản ánh diện mạo, truyền thống, phẩm chất, tâm hồn, lối sống, khát vọng và biểu tượng riêng của mỗi dân tộc.

Ngày 11/1 vừa qua, cuốn sách “Du khảo - Rực rỡ sắc màu trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam” của nhà báo - đạo diễn Nguyễn Bông Mai (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật xuất bản) đã được ra mắt công chúng. Không chỉ mang đến nguồn tư liệu quý về sự đa dạng, độc đáo và giàu bản sắc của văn hóa các dân tộc qua trang phục, cuốn sách còn là câu chuyện về tình yêu dành cho văn hóa truyền thống và khát vọng dám sống một cuộc đời rực rỡ...

Rực rỡ trang phục dân tộc

Cuốn sách “Du khảo - Rực rỡ sắc màu trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam” dày 350 trang được xuất bản ở dạng song ngữ (Việt - Anh) với nhiều hình ảnh đồ họa đẹp mắt và đầy màu sắc. Đây là dự án thứ hai sau triển lãm ảnh “Dám sống một cuộc đời rực rỡ” (diễn ra cuối tháng 2/2023, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Hà Nội), kết quả của hành trình “99 ngày xuyên Việt” một mình của tác giả Bông Mai.

Tác giả Nguyễn Bông Mai trong bộ trang phục dân tộc.
Tác giả Nguyễn Bông Mai trong bộ trang phục dân tộc.

Tại triển lãm đó, hình ảnh 54 bộ trang phục của 35 dân tộc đã lần đầu giới thiệu tới công chúng. Giờ đây, 54 trang phục đó được miêu tả chi tiết và đầy đủ trong một cuốn sách dày dặn, đầy ắp tư liệu.

Tác giả Nguyễn Bông Mai chia sẻ về ý tưởng thực hiện cuốn sách: “Tôi bắt đầu từ suy nghĩ mình là một phụ nữ, một nhà báo và sẽ có một câu chuyện đúng tinh thần này. Khi ngồi xây dựng bản đồ cho chuyến hành trình của mình, tôi chợt nảy ra câu hỏi: Tại sao không phải là về 54 dân tộc anh em? Chính từ câu hỏi ấy, tôi đã quyết định hành trình này sẽ tìm hiểu về trang phục dân tộc của những người phụ nữ sống trong các cộng đồng dân tộc anh em trải dài trên khắp dải đất hình chữ S...

Cuốn sách là tổng hợp hình ảnh về trang phục truyền thống hiện nay của phụ nữ 35 dân tộc thiểu số trên mọi miền đất nước - những vùng, miền mà tôi có dịp đi qua trong 99 ngày. Hình ảnh 54 trang phục là món quà tôi dành tặng cho những người dân, cán bộ, chiến sĩ biên phòng đã yêu thương, giúp đỡ tôi trong suốt hành trình thực hiện cuốn sách. Tôi mong cuốn sách sẽ trở thành tài liệu để tham khảo, để kiểm chứng những gì thuộc về trang phục dân tộc còn lại giữa một thế kỷ công nghiệp hóa. Đó cũng là điều tôi mong góp công sức bé nhỏ của mình vào hành trình bảo tồn văn hóa”.

Sở dĩ cuốn sách được gọi là “Du khảo” vì đây là kết quả của hành trình tác giả Nguyễn Bông Mai đi và ghi chép những gì đã gặp với người thật, việc thật như một cách cập nhật thông tin về trang phục phụ nữ theo năm tháng. Với mỗi tộc người, tác giả luôn theo một trình tự: một đoạn nhật ký đi - gặp - trò chuyện cũng là để giới thiệu về dân tộc đó. Từ vị trí địa lý, cư trú, ngôn ngữ, các phục trang chủ yếu: áo, váy, quần, khăn, đai lưng, xà tích, vòng, tạp dề, yếm, mũ và xà cạp... Sau đó là cách thức, kỹ thuật dệt, thêu, nhuộm, in, đính cườm... Rồi mới kết ở ý nghĩa hoa văn, nguồn gốc. Nói về cuốn sách này, họa sĩ Lê Thiết Cương cho rằng: “Nghệ thuật thiết kế đồ họa, minh họa và hình ảnh hài hòa, hiện đại. Đó cũng là một điểm cộng”.

Mỗi trang phục đều có một hình họa tổng thể, ghi rõ được du khảo tại địa phương nào và ngày bao nhiêu trên hành trình. Tiếp đó, từng chi tiết trên trang phục đều có ảnh chụp minh họa cụ thể miêu tả chi tiết từ chất liệu, công dụng tới ý nghĩa của các hoa văn. Nét độc đáo trong cuốn sách là việc không chỉ đơn thuần giới thiệu tư liệu mà lồng ghép trong đó cảm xúc của một nghệ sĩ - nhà báo tinh tế và giàu tình cảm. Mỗi trang phục luôn gắn liền với một câu chuyện, cảm xúc về vùng đất, con người.

Ví dụ như khi tác giả kể về trang phục của phụ nữ Pa Dí (xã Thanh Bình, huyện Mường Khương, Lào Cai): “Bà cho tôi mặc thử trang phục của phụ nữ Pa Dí. Xúc động nhất là khi bà đội chiếc mũ hình mái nhà lên cho tôi và nói về ý nghĩa của hình tượng mái nhà để con cháu người Pa Dí luôn nhớ về gia đình, về nguồn cội. Lúc đó trong lòng tôi bỗng dưng dội lên nỗi nhớ nhà, nhớ gia đình da diết, khóe mắt tôi cay sè...”.

Hay, “Trong bộ trang phục của dân tộc Bố Y, ngồi bên hiên nhà, tôi nghe Nghệ nhân ưu tú Lồ Lài Sửu - một phụ nữ tiêu biểu trong cộng đồng đồng bào Bố Y say sưa hát về lời ca mùa xuân, về cảnh đẹp quê hương. Bà hỏi tôi muốn hát về chủ đề gì rồi ngẫm nghĩ một lúc hát ngay chủ đề đó”. Rồi, với người phụ nữ Lò Thị Pháu dân tộc Thái đen ở Yên Châu, Sơn La, “Bên hiên nhà, bà ngồi xếp lại từng nếp áo trang phục dân tộc mình, vừa hát lời ru bằng tiếng Kháng nghe rất da diết”...

Lan tỏa tinh thần “sống một cuộc đời rực rỡ”

Nằm trong danh sách những cuốn sách được nhà nước đặt hàng trong năm 2025, đại diện NXB Chính trị Quốc gia Sự thật khẳng định: cuốn sách “Du khảo - Rực rỡ sắc màu trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam” là một hành trình giàu cảm xúc, đã phác họa bức tranh văn hóa Việt Nam qua các bộ trang phục truyền thống của người phụ nữ các dân tộc sử dụng hằng ngày.

Thông qua hình ảnh, những bộ trang phục đầy màu sắc của phụ nữ các dân tộc/nhóm dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc đến các tỉnh miền Trung, miền Nam, một diện mạo văn hóa Việt Nam độc đáo, đặc sắc được tái hiện chân thực, sinh động, góp phần cung cấp cho bạn đọc một góc nhìn đương đại về nữ phục các dân tộc/nhóm dân tộc, từ đó khơi gợi trong mỗi người tình yêu, sự gắn bó với vùng đất, con người, quê hương và đất nước.

Thông qua trang phục, những yếu tố độc đáo, đặc sắc của một nền văn hóa, là các giá trị đặc trưng tiêu biểu phản ánh diện mạo, truyền thống, phẩm chất, tâm hồn, lối sống, khát vọng và biểu tượng riêng của mỗi dân tộc.

Cuốn sách mới về trang phục phụ nữ các dân tộc của tác giả Nguyễn Bông Mai.
Cuốn sách mới về trang phục phụ nữ các dân tộc của tác giả Nguyễn Bông Mai.

Còn họa sĩ Lê Thiết Cương cho rằng: “Sách không chỉ là du khảo về phục trang. Phục trang bao giờ cũng là một bức chân dung văn hóa của mỗi dân tộc. Ở trong phục trang có truyền thống, có lịch sử, có nhân học, có nghệ thuật, có phong tục, tính tình, nếp ăn nếp mặc, nếp người... tất cả đều tạo thành một bảng màu rực rỡ”.

Nguyễn Bông Mai cho biết: “Khi tìm hiểu về trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam, tôi nhận thấy đây đúng là một gia sản lớn của văn hóa. Rực rỡ theo đúng nghĩa của nó từ kiểu dáng, chất liệu, màu sắc và ý nghĩa. Cuốn sách không đủ hết 54 dân tộc nhưng trang phục thì có 54 bộ vì có những dân tộc gồm nhiều ngành khác nhau như dân tộc Mông có Mông Xanh, Mông Đỏ, Mông Hoa... Người Dao có Dao Đỏ, Dao Thanh Phán, Dao Đầu Bằng, Dao Thanh Y, Dao Tiền, Dao Khâu... Cũng có những dân tộc có sự đa dạng và phong phú riêng theo từng vùng, miền.

Tuy nhiên, vài điều đáng buồn khi đi du khảo là có dân tộc mà trang phục hoàn toàn bị mai một tới không còn bản sắc. Nếu không có sự bảo tồn sớm thì rất nhiều giá trị văn hóa bị biến mất theo thời gian. Vì thế, tôi chọn cách làm sách với một ê-kíp “gen Z”, mong muốn trong quá trình làm việc, các bạn hiểu về sự độc đáo, giàu bản sắc của văn hóa dân tộc mình. Từ đó, các bạn sẽ biết yêu, biết tự hào và giữ gìn cho mai sau.

Càng tìm hiểu, tôi càng nhận ra văn hóa còn rất nhiều thứ hay, có thể làm những điều mang tầm quốc tế. Hãy yêu, hãy bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam vì đó là điều giúp chúng ta trở thành con người Việt Nam đúng nghĩa nhất. Từ cuốn sách này, tôi hy vọng có nhiều dự án về văn hóa lan tỏa tình yêu và ý thức giữ gìn văn hóa dân tộc hơn nữa. Cụ thể, tháng 6 tới tôi sẽ ra mắt cuốn sách tô màu trang phục với mong muốn lan tỏa vẻ đẹp và tình yêu trang phục các dân tộc Việt Nam tới đông đảo công chúng mọi lứa tuổi...”.

Tại buổi ra mắt sách, tác giả Nguyễn Bông Mai cho biết: “Tôi đặt ra mục tiêu sẽ trở thành nhà văn khi mình 50 tuổi. Vì thế, tôi sẽ tiếp tục ra mắt 4 đầu sách trong năm nay, ở tuổi 48. Tư liệu cho các cuốn sách đã được tôi chuẩn bị trong nhiều năm qua. Cuốn sách tiếp theo tôi viết những câu chuyện về những người phụ nữ vùng biển theo cung đường của những ngọn hải đăng. Tôi tập trung khai thác văn hóa về những người phụ nữ với khát khao phụ nữ phải được sống cho họ, nói tiếng nói của họ. Tôi cho rằng, phụ nữ hãy vượt qua chính bản thân mình và làm những điều mình thấy hạnh phúc. Chính mình quyết định sự rực rỡ của cuộc đời mình. Không khi nào là muộn, chỉ là bạn có muốn hay không”.

vnca.cand.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt cuốn sách tuyển chọn hơn 70 bài viết, phát biểu của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết

Ra mắt cuốn sách tuyển chọn hơn 70 bài viết, phát biểu của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết

Nhằm góp phần tổng kết lý luận và thực tiễn trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đổi mới và hội nhập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước", tuyển chọn hơn 70 bài viết, bài phát biểu, thư của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết từ năm 2000 đến năm 2010.

Văn hóa cà phê - Hương vị kết nối con người và vùng đất Tây Nguyên

Văn hóa cà phê - Hương vị kết nối con người và vùng đất Tây Nguyên

Buôn Ma Thuột - mảnh đất đại ngàn Tây Nguyên, nơi hương vị cà phê đậm đà đã trở thành một phần văn hóa không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Bất cứ khi nào đặt chân đến Ban Mê, bạn đều có thể thưởng thức những ly cà phê được pha chế theo nhiều cách khác nhau, mang đậm dấu ấn bản địa, làm say lòng người.

[Ảnh] Làng Vị Khê - nơi trồng cây cảnh nổi tiếng nhất Nam Định

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Làng Vị Khê - nơi trồng cây cảnh nổi tiếng nhất Nam Định

Đến làng cây cảnh Vị Khê (xã Điền Xá, nay là xã Nam Điền, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định), nhiều người không khỏi trầm trồ trước sự khéo léo của các nghệ nhân chăm sóc những cây cảnh tiền tỷ. Đặc biệt, làng cây cảnh này đã có lịch sử tồn tại gần 1.000 năm.

Bài cuối: Tăng cường giao lưu, kết nối "dòng chảy" văn hóa dọc sông Hồng

Sông Hồng – hành trình di sản: Bài cuối: Tăng cường giao lưu, kết nối "dòng chảy" văn hóa dọc sông Hồng

Dòng sông Hồng bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) rồi chảy qua 9 tỉnh của nước ta đã hình thành nên "dòng chảy" văn hóa quan trọng trong suốt quá trình lịch sử. Điều đáng nói là "dòng chảy" văn hóa đó được kết nối qua các vùng đất và đến nay càng phát huy giá trị, trở thành nền tảng cho sự phát triển của trục kinh tế - văn hóa dọc sông Hồng ngày hôm nay.

[Ảnh] Đến Hà Nam thăm làng nghề trống Đọi Tam

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Đến Hà Nam thăm làng nghề trống Đọi Tam

Làng nghề trống Đọi Tam ở xã Tiên Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam là làng nghề có lịch sử phát triển hơn 1.000 năm và là làng nghề nổi tiếng với sản phẩm trống truyền thống. Ngoài việc giữ gìn những giá trị văn hóa độc đáo, làng nghề còn linh hoạt đổi mới để đáp ứng nhu cầu thị trường, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho người tiêu dùng.

Áp dụng số hóa: Cẩn trọng để giữ tính nguyên bản của lễ hội

Áp dụng số hóa: Cẩn trọng để giữ tính nguyên bản của lễ hội

Mùa lễ hội năm 2025 đã đánh dấu sự chuyển mình mạnh mẽ khi công nghệ số được áp dụng rộng rãi vào các hoạt động tổ chức và quản lý. Không chỉ giúp nâng cao trải nghiệm của du khách, những ứng dụng công nghệ như vé điện tử, thanh toán không tiền mặt, thực tế ảo đã góp phần tạo nên một mùa lễ hội minh bạch, an toàn và hiện đại hơn.

Bài 4: Độc đáo những làng nghề bên dòng sông mẹ

Sông Hồng – Hành trình di sản Bài 4: Độc đáo những làng nghề bên dòng sông mẹ

Cùng với những di tích khảo cổ, những lịch sử - văn hóa mang nhiều giá trị bên sông Hồng, đi đến những vùng đất nơi sông Hồng chảy qua, chúng tôi còn được tham quan, trải nghiệm không gian văn hóa của nhiều làng nghề nổi tiếng hàng trăm năm tuổi ven sông Hồng, tạo nên nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước của cư dân người Việt.

"Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối": Phim cách mạng đầu tiên không dùng kinh phí Nhà nước

"Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối": Phim cách mạng đầu tiên không dùng kinh phí Nhà nước

Nằm trong chuỗi hoạt động hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, phim điện ảnh “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” mang đến những hình ảnh hào hùng và bi tráng về địa đạo Củ Chi anh hùng, dự kiến sẽ khởi chiếu vào tháng 4 tới. Đây là bộ phim cách mạng đầu tiên do tư nhân đầu tư thực hiện.

Bài 3: Sông Hồng với bản hùng ca cách mạng

Sông Hồng - hành trình di sản: Bài 3: Sông Hồng với bản hùng ca cách mạng

Sông Hồng và hành trình qua những vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam đã bồi đắp, hội tụ nhiều giá trị lịch sử và văn hóa quan trọng của dân tộc. Ở những địa phương dọc theo sông Hồng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã lập nên bao chiến công oanh liệt trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Dòng sông Hồng vẫn chảy theo năm tháng, ghi dấu bản hùng ca cách mạng bên những “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cho thế hệ sau.

fb yt zl tw