Từ ngày 1/7/2024 điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số

Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số có ý nghĩa quan trọng với công tác dân tộc. Kết quả của cuộc điều tra là căn cứ để xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2026 - 2030.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
3.jpg
Người dân tộc Thái ở xã Châu Thành, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An dệt thổ cẩm.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều tra

Từ ngày 1/7/2024, Tổng cục Thống kê phối hợp với Ủy ban Dân tộc triển khai thu thập thông tin điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 dân tộc thiểu số trên phạm vi cả nước.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Trung Tiến cho biết, điểm mới của cuộc điều tra lần này là tiêu chí xác định địa bàn điều tra đã thay đổi so với các cuộc điều tra trước đây.

Theo đó, địa bàn điều tra được quy định là địa bàn có số lượng người dân tộc thiểu số đang sinh sống chiếm từ 15% trở lên so với tổng số dân của địa bàn, thay vì 30% như các cuộc điều tra trước.

Với sự đổi mới này, tổng số huyện được chọn mẫu điều tra đã tăng lên từ 437 huyện năm 2019 lên 472 huyện, trong đó nhiều huyện có toàn bộ địa bàn được chọn mẫu điều tra. Tổng số địa bàn điều tra được chọn mẫu tăng từ 14.660 địa bàn điều tra năm 2019 lên 14.928 địa bàn điều tra năm 2024.

Năm 2024 là lần thứ ba Tổng cục Thống kê và Ủy ban Dân tộc tiếp tục phối hợp thực hiện điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số. Các điều tra trước thực hiện vào năm 2015 và 2019.

Mỗi nội dung điều tra đều được thảo luận, bàn bạc kỹ từ các khâu rà soát, xác định nội dung điều tra, mẫu phiếu, địa bàn điều tra, mức độ đại diện của số liệu, công tác tổ chức, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát… để có sự thống nhất chung nhằm đạt được kết quả tốt nhất.

Với việc áp dụng chuyển đổi số trong điều tra, thời gian tổng hợp, rà soát số liệu sẽ rút ngắn lại đề có thể công bố kết quả điều tra sớm nhất trong năm 2025.

Điều tra 53 dân tộc thiểu số năm 2024 có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm thu thập thông tin về dân số, nhà ở, hôn nhân, y tế, giáo dục, điều kiện sống... để biên soạn các chỉ tiêu thống kê thuộc Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và Hệ thống chỉ tiêu thống kê về công tác dân tộc phục vụ xây dựng và hoạch định chính sách phát triển kinh tế-xã hội cho các vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2026 - 2030; làm cơ sở cập nhật hệ thống thông tin, dữ liệu thống kê về dân tộc thiểu số tại Việt Nam.

Điều tra sử dụng phương pháp thu thập thông tin trực tiếp. Các điều tra viên sẽ đến từng hộ để thu thập các thông tin về: Nhân khẩu học của dân số; giáo dục; di cư; hôn nhân; sử dụng bảo hiểm y tế; việc làm; lịch sử sinh và tình hình sử dụng biện pháp tránh thai của nữ từ 10-49 tuổi và các thông tin về người chết; nhà ở và điều kiện sinh hoạt; mất ở, đất sản xuất; một số loại gia súc chủ yếu; tình hình tiếp cận dịch vụ công cộng của hộ.

Bên cạnh đó còn có nội dung điều tra đối với Ủy ban nhân dân xã gồm các thông tin về: Đặc điểm của xã; sử dụng điện, đường, giao thông; trường học và trình độ giáo viên; nhà văn hóa; y tế và vệ sinh môi trường; chợ và cụm/khu công nghiệp; trình độ của cán bộ, công chức cấp xã; tôn giáo, tín ngưỡng; mức độ phủ sóng điện thoại và internet.

Điều tra viên là lực lượng trực tiếp tiếp cận các hộ dân tộc thiểu số, cán bộ Ủy ban nhân dân xã để thu thập thông tin. Kết quả thu thập thông tin đầu vào của điều tra viên là yếu tố quan trọng quyết định sự chính xác của kết quả cuộc điều tra.

Do đó, các Cục Thống kê tỉnh, thành phố đã lựa chọn những người có tinh thần trách nhiệm cao, nắm bắt tốt nghiệp vụ điều tra, sử dụng thành thạo máy tính bảng, điện thoại để thực hiện phiếu điều tra điện tử (CAPI). Đặc biệt các điều tra viên được lựa chọn là những người am hiểu văn hóa của người dân tộc thiểu số và địa bàn được phân công thực hiện điều tra.

Sẵn sàng mọi nguồn lực thực hiện cuộc điều tra

Cũng theo Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Trung Tiến, công tác chuẩn bị đã được Tổng cục Thống kê và Ủy ban Dân tộc thực hiện bài bản, kịp thời nhằm thực hiện thành công cuộc điều tra.

Xác định cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong cuộc điều tra, Tổng cục Thống kê đã và đang tích cực xây dựng và hoàn thiện các chương trình phần mềm ứng dụng.

Đó là chương trình thu thập thông tin, chương trình khai thác, công bố kết quả; chương trình xây dựng cơ sở dữ liệu dân tộc thiểu số, giúp tăng cường quản lý điều tra, rút ngắn thời gian tổng hợp, rà soát số liệu với độ chính xác cao hơn để có thể công bố kết quả điều tra sớm nhất trong năm 2025.

Thời gian thu thập thông tin của cuộc điều tra kéo dài trong 45 ngày, do đó công tác tập huấn, tuyển chọn điều tra viên được các địa phương thực hiện kỹ lưỡng thông qua các hội nghị tập huấn nghiệp vụ cả ở cấp Trung ương và cấp tỉnh để các điều tra viên, giám sát viên có kỹ năng tốt nhất trong thực hiện điều tra.

Công tác tuyên truyền cũng được quan tâm, chú trọng để đồng bào dân tộc thiểu số hiểu rõ mục đích, ý nghĩa cuộc điều tra cũng như thực hiện tốt nghĩa vụ cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin cho điều tra viên.

Tùy từng địa bàn các hình thức cổ động được vận dụng phù hợp thông qua các hình thức dựng pa nô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu tại các nơi công cộng như trụ sở làm việc, trung tâm văn hóa…

Hiện cả nước có gần 29.000 già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là lực lượng tạo chỗ dựa tinh thần vững chắc cho cộng đồng người dân tộc vì họ không chỉ là những người nắm vững tâm tư, tình cảm, nguyện vọng chính đáng của người dân mà còn luôn đi đầu trong công tác vận động, tuyên truyền đồng bào triển khai thực hiện các văn bản pháp luật, duy trì nếp sống văn hóa.

Do đó, Tổng cục Thống kê đã chuẩn bị thư ngỏ bằng tiếng Kinh và được dịch sang 3 thứ tiếng dân tộc (Bana, Ê-đê và Gia-rai) để gửi đến các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đề nghị sự quan tâm, hỗ trợ công tác tuyên truyền, động viên đồng bào dân tộc hợp tác cung cấp thông tin cho điều tra viên.

Kết quả cuộc điều tra sẽ được xử lý kịp thời, bảo đảm độ tin cậy, chính xác, là căn cứ quan trọng để Đảng và Nhà nước xây dựng và ban hành chính sách phù hợp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2026-2030 nhanh, bền vững, để không ai bị bỏ lại phía sau”, Phó Tổng cục trưởng Thống kê Nguyễn Trung Tiến nói.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

BHXH Lào Cai chi trả lương hưu, trợ cấp mới từ ngày 1/7

BHXH Lào Cai chi trả lương hưu, trợ cấp mới từ ngày 1/7

Thực hiện Nghị định 75/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ về việc điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hằng tháng, BHXH Lào Cai phối hợp với Bưu điện tỉnh bắt đầu tổ chức chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội theo mức lương mới ngay từ ngày 1/7.

Đẩy mạnh dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Đẩy mạnh dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con

Hoạt động tuyên truyền dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con được ngành y tế đẩy mạnh nhằm nâng cao nhận thức và thúc đẩy sự tham gia của toàn xã hội, hướng tới mục tiêu loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2030.

Hướng dẫn xuất trình bằng lái xe trên ứng dụng VNeID

Hướng dẫn xuất trình bằng lái xe trên ứng dụng VNeID

Từ ngày 1/7/2024, việc kiểm tra thông tin các loại giấy tờ như: Giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới... được tích hợp trên Ứng dụng định danh quốc gia (VNeID), có giá trị như kiểm tra trực tiếp.

Những ngõ nhỏ giữa lòng thành phố

Những ngõ nhỏ giữa lòng thành phố

Phía sau các khu phố sầm uất trên địa bàn thành phố Lào Cai còn có nhiều con ngõ nhỏ là nơi sinh sống của hàng trăm hộ dân. Do vướng mắc nhiều quy định nên tại các khu vực này hạ tầng chưa được đầu tư, nhiều nơi chưa thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người dân phải chịu nhiều thiệt thòi so với các khu vực lân cận.

Báo chí đồng hành với ngành giáo dục

Báo chí đồng hành với ngành giáo dục

Những chính sách mới ra đời của ngành giáo dục có ảnh hưởng lớn tới mọi người dân khi mỗi gia đình đều có con em, người thân đang theo học tại các cơ sở đào tạo. Để tạo được đồng thuận xã hội và thực sự đi vào cuộc sống, ngay từ khi xây dựng, các dự thảo chính sách này phải được truyền thông từ sớm, kịp thời và chính xác thông qua các kênh khác nhau, trong đó không thể thiếu vai trò của báo chí.

Ra quân hưởng ứng ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam

Ra quân hưởng ứng ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam

Sáng 1/7, Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức Lễ ra quân hưởng ứng ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam (1/7), truyền thông, vận động người dân tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, bảo hiểm y tế (BHYT) hộ gia đình.

Sử dụng hiệu quả quỹ bảo hiểm y tế và nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh

Sử dụng hiệu quả quỹ bảo hiểm y tế và nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh

Bảo hiểm y tế (BHYT) là một trụ cột an sinh xã hội quan trọng; là cơ sở nhằm từng bước hướng tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe; thực hiện chia sẻ giữa người khỏe với người ốm, người giàu với người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em, người già. Hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam (1/7) năm nay, Bộ Y tế lựa chọn chủ đề: "Sử dụng hiệu quả quỹ BHYT và nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại y tế cơ sở”.

Xin đừng “buông tay”

Xin đừng “buông tay”

Thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội… đăng tải nhiều vụ việc liên quan đến người trẻ có hành vi tự tử, gây ra sự lo lắng và đau thương cho gia đình, bạn bè và cộng đồng. Người trẻ tự tử đang là vấn đề đáng lo ngại trong xã hội hiện nay.

fb yt zl tw