Trước 10/8, ban hành 2 thông tư làm căn cứ xây dựng Đề án Vị trí việc làm

Trước ngày 10/8, các bộ, ngành phải hoàn tất việc ban hành 2 thông tư làm cơ sở cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện việc rà soát, phê duyệt, điều chỉnh vị trí việc làm công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của mình.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh việc ban hành 2 thông tư nhằm nâng cao tính minh bạch cùng chất lượng và hiệu quả công tác của cán bộ, công chức viên chức, đồng thời tạo tiền đề để cải cách chế độ tiền lương.

Yêu cầu trên được Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nêu tại cuộc họp đầu tiên của Ban Chỉ đạo Xây dựng và Quản lý vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, diễn ra sáng 14/7 tại Hà Nội.

Hai thông tư nêu trên gồm: Thông tư hướng về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành và Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm viên chức lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Đối với Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành, đến nay mới có 6/20 bộ, ngành ban hành Thông tư; 8/20 bộ, ngành đã hoàn thiện chuẩn bị ban hành Thông tư; 4/20 bộ, ngành đang hoàn thiện trên cơ sở ý kiến tham gia của Bộ Nội vụ; 2/20 bộ, ngành chuẩn bị có văn bản xin ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ, Báo cáo của Bộ Nội vụ - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo, cho hay.

Các bộ, ngành đã ban hành Thông tư này gồm: Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông vận tải, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công Thương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Đối với Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm viên chức nghiệp vụ chuyên ngành, đã có 5/15 bộ, ngành ban hành Thông tư; 6/15 bộ, ngành đã hoàn thiện chuẩn bị ban hành Thông tư; 3/15 bộ, ngành đang hoàn thiện trên cơ sở ý kiến tham gia của Bộ Nội vụ và 1/15 bộ, ngành chuẩn bị có văn bản xin ý kiến thống nhất của Bộ Nội vụ.

Năm bộ, ngành đã ban hành Thông tư này gồm: Bộ Nội vụ, Bộ Giao thông vận tải, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Y tế và Bộ Công Thương.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh đây là nhiệm vụ rất khó và nhạy cảm, nhất là việc xác định vị trí việc làm, nhưng không thể không làm để nâng cao tính minh bạch cùng chất lượng và hiệu quả của đội ngũ cán bộ, công chức viên chức, đồng thời tạo tiền đề để cải cách chế độ tiền lương.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Ban Chỉ đạo cần có các kênh để tiếp nhận các ý kiến của các bộ, ngành, đồng thời giao Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa trực tiếp làm việc với từng bộ, ngành để tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình xây dựng và ban hành 2 Thông tư nêu trên, bảo đảm đúng thời hạn yêu cầu.

Phó Thủ tướng khẳng định sẽ cùng đồng hành với các bộ, ngành trong quá trình làm việc vì nếu chậm ban hành sẽ kéo chậm sự phát triển, gây tâm tư cho cán bộ, công chức, viên chức ở cơ sở.

Sau khi ban hành 2 thông tư trên, cần có các cuộc họp trực tuyến với các địa phương để hướng dẫn tổ chức thực hiện và tiếp tục lắng nghe ý kiến phản hồi của các địa phương để có sự điều chỉnh, bổ sung kịp thời, Phó Thủ tướng phát biểu.

Phó Thủ tướng cho biết trước khi diễn ra cuộc họp của Ban Chỉ đạo, ông đã nhận được 23 ý kiến từ các địa phương, thể hiện sự mong đợi của các địa phương đối với nhiệm vụ này.

Phó Thủ tướng khẳng định sẽ cùng đồng hành với các bộ, ngành vì nếu chậm ban hành sẽ kéo chậm sự phát triển, gây tâm tư cho cán bộ, công chức, viên chức ở cơ sở.

Mục tiêu tiếp theo, theo Phó Thủ tướng, đến cuối năm 2023 có thể cơ bản hoàn thành việc ban hành các Đề án Vị trí việc làm của các bộ, ngành, địa phương.

Theo Báo điện tử Chính phủ null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Mái ấm cho đoàn viên, lao động

Mái ấm cho đoàn viên, lao động

Từ nguồn Quỹ “Xã hội công đoàn Lào Cai”, đã có hàng nghìn đoàn viên công đoàn, người lao động của tỉnh được thăm, động viên, tặng quà và hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà “Mái ấm công đoàn”, giúp đoàn viên an tâm, có thêm động lực vượt qua khó khăn trong cuộc sống, vươn lên trong công tác.

Quan tâm giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

Mường Khương: Quan tâm giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

Mường Khương là huyện vùng cao biên giới, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 88%, nguồn lao động dồi dào, đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng với hơn 42.000 người trong độ tuổi lao động (chiếm 63% dân số). Tuy nhiên, mặt bằng dân trí không đồng đều, việc làm của người dân thường bấp bênh, không ổn định. Vì vậy những năm qua, huyện Mường Khương luôn quan tâm đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người dân.

Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Hiện nay, công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả nhất định. Nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo ATVSLĐ dần được nâng lên. Tuy nhiên, tình hình tai nạn lao động đang có những diễn biến phức tạp, cần có những giải pháp thiết thực hơn để giải quyết tình trạng này.

Khi phụ nữ làm nghề nam giới

Khi phụ nữ làm nghề nam giới

Vệ sĩ, lái xe, phụ xây… những công việc tưởng chừng chỉ dành cho đàn ông nhưng vì “cơm áo gạo tiền”, những phụ nữ “chân yếu tay mềm” cũng phải mưu sinh bằng những nghề vất vả này.

Liên đoàn Lao động huyện Mường Khương: Hướng về đoàn viên, người lao động

Liên đoàn Lao động huyện Mường Khương: Hướng về đoàn viên, người lao động

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mường Khương đang quản lý 2.318 đoàn viên, sinh hoạt tại 89 công đoàn cơ sở. Tập trung đổi mới hoạt động công đoàn, nhất là tăng cường hướng về cơ sở, LĐLĐ huyện Mường Khương đã thực hiện tốt chức năng đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng, chăm lo đời sống, việc làm cho đoàn viên, người lao động và các hoạt động xã hội từ thiện công đoàn.

Vừa học vừa… khởi nghiệp

Vừa học vừa… khởi nghiệp

Không chỉ kết hợp giữa lý thuyết với thực hành trong đào tạo nghề, học sinh còn được khởi nghiệp, mang lại “lợi ích kép”. Đó là cách làm mới của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thành phố Lào Cai.

[Infographic] Nhà nước hỗ trợ người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc ở nước ngoài

[Infographic] Nhà nước hỗ trợ người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc ở nước ngoài

Ngày 15/8/2023, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Thông tư quy định rõ về hỗ trợ người lao động thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đi làm việc ở nước ngoài.

51,3 triệu lao động có việc làm trong quý III của năm 2023

51,3 triệu lao động có việc làm trong quý III của năm 2023

Tình hình lao động, việc làm có xu hướng tăng nhưng thị trường lao động, việc làm tăng chậm do tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức chủ yếu do đơn hàng sản xuất của các doanh nghiệp thấp; đời sống của hộ dân cư được cải thiện. Công tác an sinh xã hội tiếp tục được các cấp từ trung ương đến địa phương quan tâm thực hiện.

Quy định về nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường

Quy định về nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường

Căn cứ Công văn số 4077/LĐTBHXH-BHXH ngày 27/9/2023 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn về nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai hướng dẫn các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn tỉnh thực hiện như sau:

fb yt zl tw