Trung Quốc thông hầm đường sắt cao tốc xuyên biển tốc độ 350km/giờ đầu tiên trên thế giới

Trung Quốc đào thông hầm đường sắt cao tốc xuyên biển dài gần 10km, công trình là “nhà vô địch” về 3 nhóm vật liệu chịu áp suất, chống động đất và chống ăn mòn, với nhiều kỷ lục về xây dựng, đặc biệt là độ khó trong thiết kế và thi công.

duong-ham-san-dau-01-7366-9792-1151-136.jpg
Các kỹ sư và công nhân ăn mừng thông hầm đường sắt cao tốc xuyên biển vịnh Sán Đầu. (Ảnh: Tân Hoa xã)

Truyền thông Trung Quốc đưa tin, ngày 26/3, máy đào hầm Yongpinghao với đường kính 14,57m đã đào thông hầm tuyến đường sắt cao tốc Sán Đầu-Sán Vĩ tại độ sâu 68m dưới đáy biển vịnh Sán Đầu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Tuyến đường sắt tàu cao tốc kết nối hai thành phố Sán Đầu và Sán Vĩ là một hợp phần quan trọng của mạng lưới đường sắt cao tốc ven biển Trung Quốc. Hầm đường sắt cao tốc xuyên biển vịnh Sán Đầu dài 9.781m, điểm sâu nhất cách mặt nước biển 98,5m, được thi công trong điều kiện địa chất và thủy văn phức tạp. Đây là một trong những đường hầm có mức độ thiết kế và thi công khó nhất hiện nay.

Hầm đường sắt cao tốc này không chỉ xuyên qua khu vực có khả năng cao xảy ra động đất với 17 đới đứt gãy, trong đó có 8 tầng đứt gãy đang hoạt động, mà còn phải chịu áp suất dưới đáy biển lên tới 1Mpa, cũng như độ ăn mòn cao từ nước biển.

Các đơn vị xây dựng, thiết kế và thi công đã phối hợp đội ngũ các nhà khoa học, viện sĩ hàng đầu của Trung Quốc nghiên cứu công nghệ, vật liệu, biện pháp thi công mới để vừa giải quyết những khó khăn trong thi công, vừa bảo đảm chất lượng và đẩy nhanh tiến độ công trình.

Với nhiều công nghệ đổi mới, sáng tạo, hầm đường sắt cao tốc xuyên biển vịnh Sán Đầu là “nhà vô địch” về 3 nhóm vật liệu chịu áp suất, chống động đất và chống ăn mòn, đồng thời cũng lập nhiều kỷ lục về xây dựng đường hầm xuyên biển như: ống hầm đơn hai tuyến ray với tốc độ tàu cao tốc 350km/giờ xuyên biển đầu tiên trên thế giới; hầm đường sắt cao tốc xuyên biển có đường kính khiên đào lớn nhất trên thế giới; hầm đường sắt cao tốc xuyên biển chạy qua nhiều tầng đứt gãy đang hoạt động nhất ở Trung Quốc; hầm đường sắt cao tốc xuyên biển chịu áp suất nước biển lớn nhất ở Trung Quốc.

Việc thông hầm thành công này là tiền đề quan trọng để hoàn thành dự án tuyến đường sắt cao tốc Sán Đầu-Sán Vĩ đúng tiến độ.

Sau khi hoàn thành, tuyến đường sắt cao tốc Sán Đầu-Sán Vĩ sẽ cùng với 5 tuyến khác là Quảng Châu-Sán Vĩ, Chương Châu-Sán Đầu, Phúc Châu-Hạ Môn-Chương Châu, Ôn Châu-Phúc Châu và Ninh Ba-Ôn Châu-Đài Châu tạo thành mạng lưới đường sắt cao tốc duyên hải đi qua 15 thành phố của ba tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến, Chiết Giang, góp phần thúc đẩy khu vực duyên hải phía đông Trung Quốc phát triển chất lượng cao.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Động đất tại Myanmar: Thái Lan bắt đầu bồi thường cho các nạn nhân

Động đất tại Myanmar: Thái Lan bắt đầu bồi thường cho các nạn nhân

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ Nội vụ Thái Lan sẽ bắt đầu phân phối khoản bồi thường 100.000 baht (gần 3.000 USD) cho mỗi nạn nhân của vụ sập tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO) ở quận Chatuchak ở thủ đô Bangkok, trong trận động đất xảy ra hồi cuối tháng trước. Đợt giải ngân đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 18/4.

Hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch

Hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch

Trải qua hơn ba năm đàm phán với nhiều chông gai, các thành viên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đạt thỏa thuận “về nguyên tắc” cho một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, ứng phó đại dịch trong tương lai vào ngày 12/4 vừa qua. Đây là sự kiện có ý nghĩa đối với y tế toàn cầu, bởi sự hỗn loạn do đại dịch Covid-19 trong quá khứ đã chứng minh tầm quan trọng của việc đoàn kết và chuẩn bị sẵn sàng cho mọi kịch bản.

Báo chí Trung Quốc viết về câu chuyện của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình với Việt Nam

Báo chí Trung Quốc viết về câu chuyện của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình với Việt Nam

Trước thềm chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, báo chí nước này đã tuyên truyền đậm nét, làm nổi bật "ý nghĩa trọng đại" của chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm 2025, cũng như những câu chuyện, kỷ niệm của nhà lãnh đạo với đất nước và con người Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói về ý nghĩa chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói về ý nghĩa chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình

Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên trong năm nay của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển quan hệ với Việt Nam, cũng như quan hệ Trung Quốc-ASEAN, đồng thời tạo động lực mới cho sự phát triển hòa bình của khu vực và thế giới.

fb yt zl tw