Trung Quốc kiên quyết phản đối EU định trừng phạt 3 công ty nước này

Trung Quốc bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với kế hoạch trừng phạt 3 công ty của nước này của Liên minh châu âu (EU) do bị nghi ngờ hỗ trợ cho Nga trong cuộc xung đột với Ukraine.

Trong một tuyên bố mới đây về EU, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Uông Văn Bân cho biết, Trung Quốc đã chú ý đến các thông tin liên quan đến việc EU có kế hoạch trừng phạt các doanh nghiệp của nước này, đồng thời kiên quyết phản đối việc lấy lý do hợp tác giữa Trung Quốc và Nga, đưa ra các lệnh trừng phạt bất hợp pháp chống lại Trung Quốc.

Ông Uông Văn Bân.

Theo ông Uông Văn Bân, hợp tác kinh tế, thương mại giữa Trung Quốc và Nga là rõ ràng, trong sáng và không nhằm vào bên thứ 3, cũng như không bị bất kỳ bên thứ 3 nào can thiệp hay ảnh hưởng. Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp nước này.

Đối với vấn đề Ukraine, người phát ngôn nhấn mạnh Trung Quốc luôn giữ lập trường khách quan, công bằng, tích cực thúc đẩy đàm phán hòa bình, phát huy vai trò mang tính xây dựng trong việc giải quyết chính trị cuộc khủng hoảng.

Truyền thông quốc tế hôm qua (13/2) cho biết, Liên minh châu Âu (EU) dự định áp đặt các hạn chế thương mại đối với hơn 20 doanh nghiệp, trong đó có 3 doanh nghiệp có trụ sở tại Trung Quốc. Những doanh nghiệp này bị cáo buộc hỗ trợ cho Nga trong cuộc xung đột với Ukraine. Nếu kế hoạch này được thông qua, đây sẽ là lần đầu tiên EU áp đặt các hạn chế thương mại đối với các doanh nghiệp Trung Quốc kể từ khi cuộc xung đột giữa hai nước Nga và Ukraine xảy ra.

Danh sách dự định của EU cần sự ủng hộ của tất cả các quốc gia thành viên để được thông qua, do đó, kế hoạch có thể có sự thay đổi. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của EU, đặc biệt đối với Đức, vì nước này là thị trường lớn nhất của các hãng xe Đức.

Vào năm ngoái, EU cũng đã từng đề xuất các biện pháp trừng phạt đối với 7 doanh nghiệp Trung Quốc do nghi ngờ hỗ trợ Nga, tuy nhiên, kế hoạch này đã thất bại do sự phản đối từ một số quốc gia thành viên và sau khi Trung Quốc đảm bảo các doanh nghiệp này không hỗ trợ cho các hoạt động quân sự của Nga.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chuyến công du của Tổng thống Donald Trump và 'hồi âm' từ vùng đất nhiều ngã rẽ

Chuyến công du của Tổng thống Donald Trump và 'hồi âm' từ vùng đất nhiều ngã rẽ

Chuyến công du Trung Đông mới đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump không đơn thuần là một chuỗi hoạt động ngoại giao mang tính biểu tượng. Ẩn sau các tuyên bố hợp tác và lễ ký kết hàng chục tỷ USD là sự tái khẳng định chiến lược của Washington nhằm định hình lại vai trò của mình tại khu vực vốn nhiều biến động này.

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Triển vọng nào cho đàm phán Nga - Ukraine?

Lần đầu tiên sau hơn 3 năm, Nga và Ukraine sẽ ngồi vào bàn đàm phán, tìm giải pháp chấm dứt cuộc xung đột hiện tại. Đây sẽ là cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ khi xung đột nổ ra vào tháng 2/2022, với kỳ vọng sẽ trở thành dấu mốc quan trọng trên hành trình tìm kiếm giải pháp lâu dài, dù còn nhiều “ẩn số”.

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Moskva công bố các chủ đề sẽ đưa ra trong cuộc đàm phán với Kiev tại Istanbul

Theo Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergey Ryabkov, Moskva (Moscow) muốn thảo luận về một “giải pháp ổn định lâu dài” với Kiev trong cuộc đàm phán dự kiến sắp tới tại Istanbul, bao gồm cả việc công nhận các vùng lãnh thổ trước đây thuộc Ukraine như một phần không thể tách rời của Liên bang Nga.

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Philippines bầu cử giữa nhiệm kỳ

Theo phóng viên TTXVN tại Đông Nam Á, ngày 12/5, hàng triệu cử tri Philippines bước vào cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đầy căng thẳng, nhằm chọn ra hơn 18.000 vị trí lãnh đạo từ cấp quốc gia đến địa phương.

fb yt zl tw