Trung Quốc bắt đầu thử nghiệm thủy phi cơ lớn nhất thế giới

Đây là cuộc thử nghiệm quan trọng nhất để xác minh việc tuân thủ các quy định có liên quan về khả năng chịu đựng hư hỏng và đánh giá độ bền mỏi của kết cấu máy bay.

1-9313.jpg
Thủy phi cơ cỡ lớn AG600 do Trung Quốc sản xuất.

Ngày 16/10, Tổng Công ty Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) cho biết thủy phi cơ cỡ lớn AG600, do Trung Quốc sản xuất, đã bắt đầu thử nghiệm độ bền toàn diện, nhằm kiểm tra tuổi thọ và cung cấp cơ sở cho việc cải tiến máy bay AG600 trong tương lai.

Đây là cuộc thử nghiệm quan trọng nhất để xác minh việc tuân thủ các quy định có liên quan về khả năng chịu đựng hư hỏng và đánh giá độ bền mỏi của kết cấu máy bay.

Cuộc thử nghiệm được tiến hành tại Viện Nghiên cứu sức mạnh máy bay Trung Quốc ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây (Tây Bắc).

Dòng thủy phi cơ AG600 được phát triển như một thiết bị hàng không tiên tiến quan trọng để tăng cường khả năng cứu hộ khẩn cấp. Đây là máy bay dân dụng chuyên dụng cỡ lớn đầu tiên do Trung Quốc tự phát triển, được thiết kế riêng để đáp ứng nhu cầu chữa cháy rừng, cứu hộ trên biển và các nhiệm vụ cứu hộ khẩn cấp khác trên cả nước.

Theo AVIC, phát triển dòng máy bay này có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao năng lực và trình độ của các sản phẩm hàng không dân dụng trong nước, cũng như thúc đẩy sự phát triển của hệ thống thiết bị hàng không cứu hộ khẩn cấp của Trung Quốc.

AG600 dài 37 m, lớn tương đương chiếc Boeing 737 và có sải cánh 38,8 m. Thủy phi cơ có trọng lượng cất cánh tối đa 53,5 tấn và bay liên tục khoảng 4.500 km.

AG600 đã thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên vào năm 2017, sau đó thực hiện lần cất cánh đầu tiên từ một hồ chứa nước vào năm 2018 và chuyến bay đầu tiên trên biển vào năm 2020. Hiện AG600 đã bước vào giai đoạn chứng nhận thử nghiệm bay.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thế giới tuần qua: Lời kêu gọi hòa bình

Thế giới tuần qua: Lời kêu gọi hòa bình

Tuần qua (7 - 13/10), dư luận thế giới hướng sự chú ý về những diễn biến ở Gaza sau tròn 1 năm nổ ra xung đột. Những mất mát và đau thương mà người dân nơi đây phải gánh chịu từng ngày đang cho thấy sự cấp bách của những nỗ lực hướng tới một nền hòa bình bền vững.

ASEAN - Trung Quốc thông qua 5 văn kiện quan trọng

ASEAN - Trung Quốc thông qua 5 văn kiện quan trọng

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 27 diễn ra ngày 10/10 ở thủ đô Viêng Chăn của Lào, hai bên đã rà soát và xác định phương hướng triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN - Trung Quốc nhằm tăng cường kết nối và tự cường, vì lợi ích chung của Cộng đồng ASEAN và Trung Quốc.

Triều Tiên tuyên bố đóng cửa toàn bộ các tuyến đường bộ và đường sắt với Hàn Quốc

Triều Tiên tuyên bố đóng cửa toàn bộ các tuyến đường bộ và đường sắt với Hàn Quốc

Quân đội Triều Tiên tuyên bố sẽ đóng cửa toàn bộ các tuyến đường bộ và đường sắt nối với Hàn Quốc bắt đầu từ ngày 9/10, đồng thời xây dựng "các công trình phòng thủ kiên cố" tại các khu vực này để đáp trả các cuộc tập trận quân sự chung giữa Mỹ và Hàn Quốc.

ASEAN thống nhất các nội dung quan trọng tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 44 - 45

ASEAN thống nhất các nội dung quan trọng tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 44 - 45

Theo phóng viên TTXVN tại Lào, ngày 8/10, tại thủ đô Viêng Chăn đã diễn ra các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội đồng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN và Hội đồng Điều phối ASEAN. Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu tham dự các Hội nghị.

Giải Nobel Y sinh 2024 vinh danh phát minh RNA

Giải Nobel Y sinh 2024 vinh danh phát minh RNA

Chiều 7/10, tại thủ đô Stockholm (Thụy Điển), Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska đã công bố giải Nobel Y Sinh 2024 thuộc về 2 nhà khoa học người Mỹ là Victor Ambros (sinh năm 1953) và Gary Ruvkun (sinh năm 1952) với việc phát hiện ra RNA siêu nhỏ (microRNA hay microARN), qua đó khám phá ra nguyên lý cơ bản chi phối cách thức điều hòa hoạt động của gene.

fbytzltw