"Trọng dụng" điểm thi tốt nghiệp THPT trong tuyển sinh đại học năm 2024

Tuyển sinh năm 2024, hầu hết các cơ sở giáo dục đại học đều dành chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.

Chiếm tỷ trọng cao

Năm nay, Học viện Nông nghiệp Việt Nam dự kiến tuyển gần 6.000 sinh viên cho 17 nhóm ngành, tăng hơn 130 chỉ tiêu so với năm ngoái. Học viện duy trì 4 phương thức tuyển sinh, gồm: Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển; xét điểm thi tốt nghiệp THPT; xét học bạ; xét tuyển kết hợp.

Đại học Bách khoa Hà Nội tuyển hơn 9.200 sinh viên, tăng hơn 1.000 so với năm ngoái. Ngoài các phương thức xét tuyển tài năng, điểm thi đánh giá tư duy, ĐH Bách khoa Hà Nội dành 50% chỉ tiêu cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT.

Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TPHCM) tiếp tục giữ ổn định 5 phương thức tuyển sinh đại học chính quy cho 34 ngành đào tạo chương trình chuẩn như năm 2023. Trường dự kiến tăng 100 chỉ tiêu tuyển sinh so với năm ngoái.

Trong đó, nhà trường vẫn dành nhiều chỉ tiêu nhất cho phương thức xét kết quả kỳ thi THPT 2024. Nhà trường dự kiến dành 40-55% tổng chỉ tiêu cho phương thức này.

Nhiều năm trở lại đây, trong 20 phương thức tuyển sinh, phương thức xét tuyển phổ biến, được nhiều thí sinh lựa chọn nhất là xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển bằng học bạ THPT.

Thống kê của ĐH Đà Nẵng năm 2023 cho thấy, tổng số chỉ tiêu dự kiến của các trường, đơn vị thành viên là hơn 15.500 chỉ tiêu; trong đó, phương thức xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT là 7.900 chỉ tiêu (chiếm 50,7%), phương thức tuyển sinh theo học bạ chiếm 21,3%; phương thức tuyển sinh riêng chiếm 24,6%, phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực chiếm tỷ lệ thấp.

Còn theo thống kê của Bộ GD&ĐT, kết quả xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất, với 49,45%. Tiếp đến là: Xét kết quả học tập bậc THPT: 30,24%; thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy: 2,57%; Xét tuyển thẳng theo đề án của cơ sở đào tạo: 2,32%; các phương thức khác (bao gồm 12 phương thức) là: 14,1%.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT. Ảnh minh họa

Bảo đảm độ tin cậy

"Theo thống kê trên toàn hệ thống, phương thức truyền thống là xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả phương thức mà chúng tôi ghi nhận năm 2023”, PGS.TS Nguyễn Thu Thuỷ cho hay.

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho hay, gần như 100% các trường đại học vẫn dành số chỉ tiêu nhất định cho phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Năm 2023, các trường đại học sử dụng đến 20 phương thức xét tuyển; trong đó xét điểm thi tốt nghiệp THPT chiếm tỷ trọng cao nhất, với 49,45%. Bộ GD&ĐT phân tích kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT của hai nhóm thí sinh trúng tuyển đại học bằng phương thức xét học bạ và xét bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.

Kết quả cho thấy, có 60% thí sinh trúng tuyển bằng học bạ có tổng điểm thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp 3 môn khoảng 20 điểm. Trong khi đó, 60% thí sinh trúng tuyển bằng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT có điểm thi tốt nghiệp THPT 3 môn trên 23 điểm.

Thực tế trên cho thấy, điểm thi tốt nghiệp THPT có khả năng phân loại thí sinh tốt hơn khi xét tuyển vào các trường đại học. “Chúng tôi khuyến cáo khi xét tuyển bằng phương thức xét học bạ nên sử dụng thêm ngưỡng đầu vào bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT để gia tăng sự công bằng giữa các nhóm thí sinh", PGS.TS Nguyễn Thu Thủy trao đổi.

Kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT bảo đảm độ tin cậy, ThS Nguyễn Vinh San - Trưởng phòng Công tác sinh viên, Trường Đại học Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) nhìn nhận. Thí sinh xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT có độ tin cậy cao hơn nhiều phương thức khác.

Kết quả phân tích phổ điểm thi của các môn thi trong những năm qua cho thấy, chất lượng ra đề và phổ điểm đáp ứng được điều kiện cho các trường lựa chọn thí sinh trúng tuyển vào trường chính xác, công bằng và khách quan.

Các chuyên gia giáo dục đánh giá, việc sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT là một trong những phương thức quan trọng trong tuyển sinh ĐH, sẽ giảm áp lực, giảm tốn kém cho phụ huynh, học sinh và xã hội cũng như cho chính các trường ĐH; đồng thời đảm bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục.

Bộ GD&ĐT công bố dự thảo Kế hoạch triển khai công tác tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non năm 2024. Theo đó:

Từ ngày 10/7 đến 17 giờ ngày 25/7, thí sinh đăng ký, điều chỉnh, bổ sung nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần.

Từ ngày 28/7 đến 17h ngày 3/8, thí sinh nộp lệ phí xét tuyển theo số lượng nguyện vọng bằng hình thức trực tuyến theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

Thí sinh hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trước 17h ngày 18/8.

Báo Giáo dục & Thời đại

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hỗ trợ tủ sách cộng đồng, lan tỏa văn hóa đọc

Hỗ trợ tủ sách cộng đồng, lan tỏa văn hóa đọc

Từ ngày 15/7 đến 15/8, Alpha Books phối hợp các thương hiệu sách là Omega Plus, Gamma, Einstein Books, Medinsights và Sống ra mắt và triển khai dự án xã hội "Hỗ trợ xây dựng 100 tủ sách trên khắp cả nước", một sáng kiến nhằm góp phần thúc đẩy thói quen đọc sách và kết nối cộng đồng qua các không gian văn hóa đọc.

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

Chưa thể chỉnh sửa ngay sách giáo khoa

Chưa thể chỉnh sửa ngay sách giáo khoa

Trong năm học 2025 - 2026, giáo viên và nhà trường tiếp tục sử dụng chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành; đồng thời chủ động điều chỉnh ngữ liệu, bài học, chủ đề giảng dạy sao cho phù hợp với thực tiễn địa phương và mô hình tổ chức chính quyền hai cấp.

"Bông hoa" Tày ở Thượng Bằng La

"Bông hoa" Tày ở Thượng Bằng La

Hà Anh Thư, sinh năm 2010, nữ sinh dân tộc Tày ở xã Thượng Bằng La đã mang đến niềm vui lớn cho gia đình, thầy cô, bạn bè khi trở thành thủ khoa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh Lào Cai. Suốt quá trình học tập, Thư luôn chăm ngoan, say mê học tập, khiêm nhường, trở thành tấm gương sáng cho nhiều học sinh vùng cao noi theo.

Đang rà soát để sửa sách giáo khoa sau sáp nhập tỉnh, thành

Đang rà soát để sửa sách giáo khoa sau sáp nhập tỉnh, thành

Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc rà soát, điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) nhằm bảo đảm tính phù hợp với thực tiễn và bối cảnh sáp nhập tỉnh, thành. Các đơn vị xuất bản đang rà soát, tiến hành sửa chữa sách giáo khoa, trình Bộ thẩm định thông qua theo quy trình.

Nghệ thuật - cánh cửa mở ra thế giới của trẻ khuyết tật

Nghệ thuật - cánh cửa mở ra thế giới của trẻ khuyết tật

Không cần lời nói, không cần kỹ thuật, những đứa trẻ khuyết tật đã kể câu chuyện của mình bằng những nét vẽ đầy cảm xúc trong triển lãm Children Art Exhibition 2025 đang diễn ra tại TP Hồ CHí Minh. Ở đó, nghệ thuật không còn là đích đến thẩm mỹ, mà là cánh cửa đầu tiên, cũng có khi là duy nhất để các em bước ra thế giới, để xã hội nhìn vào và thấu hiểu. 

Áp lực học tập: 'Sát thủ vô hình' của sức khỏe tinh thần học sinh

Áp lực học tập: 'Sát thủ vô hình' của sức khỏe tinh thần học sinh

Kỳ vọng từ gia đình và nhà trường ngày một lớn, nhiều học sinh đã và đang rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài, mất động lực học tập, thậm chí có dấu hiệu trầm cảm, rối loạn lo âu. Các chuyên gia cảnh báo, nếu không có sự thay đổi từ gia đình và nhà trường, hệ lụy tâm lý ở học sinh sẽ ngày càng nghiêm trọng.

fb yt zl tw