Trình Chính phủ Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa hoàn thiện tờ trình Chính phủ Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo đó, sau khi lấy ý kiến của các bộ, ngành liên quan Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có Tờ trình Chính phủ dự thảo Nghị định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng, thực hiện từ ngày 1/7/2023.

8 nhóm đối tượng được đề xuất điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH từ 1/7/2019.

8 nhóm đối tượng được đề xuất điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH từ 1/7/2019.

Bộ này đề nghị thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6/2023 đối với các đối tượng đã được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP ngày 7/12/2021 của Chính Phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng.

Cụ thể, đề xuất tăng thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của tháng 6/2023 đối với các đối tượng chưa được điều chỉnh theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP ngày 7/12/2021 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nêu: Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 69/2022/QH15 thì đối tượng đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng do ngân sách nhà nước đảm bảo được thực hiện điều chỉnh tăng 12,5% và hỗ trợ thêm đối với người nghỉ hưu trước năm 1995 có mức hưởng thấp.

Theo quy định tại Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội, lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế, phù hợp với khả năng của ngân sách và quỹ bảo hiểm xã hội. Và, kể từ ngày 1/7/2023, thực hiện việc điều chỉnh mức lương cơ sở tăng từ 1.490.000 đồng/tháng lên thành 1.800.000 đồng/tháng (mức tăng 20,8%).

Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, điều này tác động làm tăng mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng của một số người nghỉ hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng từ ngày 1/7/2023 trở đi. Do việc xác định mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng đối với một số chế độ bảo hiểm của Luật Bảo hiểm xã hội được xác định theo mức lương cơ sở.

Cùng với đó, do trong năm 2022, chỉ thực hiện điều chỉnh lương lương hưu mà không thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở cho nên những người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định khi nghỉ hưu, hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng từ ngày 1/1/2022 cho đến trước ngày 1/7/2023 sẽ thấp hơn 7,4% so với những người nghỉ hưu trước ngày 1/1/2022 và những người nghỉ hưu từ ngày 1/7/2023 trở đi.

Nguyên nhân là do trong thời gian từ ngày 1/1/2022 đến trước ngày 1/7/2023, người lao động không được điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội. Vì trong thời gian này mức lương cơ sở chưa được điều chỉnh nhưng cũng không được điều chỉnh mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng theo Nghị định số 108/2021/NĐ-CP.

Cùng với việc điều chỉnh thêm 20,8% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội còn đề xuất bổ sung, điều chỉnh một số đối tượng so với Nghị định 108/2021/NĐ-CP.

Cụ thể: Điều chỉnh đối tượng là người hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng từ trước ngày 1/1/1995 sau khi thực hiện điều chỉnh theo mức chung mà có lương hưu, trợ cấp dưới 3.000.000 đồng/tháng. Bổ sung đối tượng là người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng và trợ cấp tuất hàng tháng trước ngày 1/1/1995.

Dự kiến kinh phí thực hiện tăng lương hưu, trợ cấp từ ngày 1/7/2023 cụ thể là: Đối với ngân sách nhà nước, kinh phí điều chỉnh tăng thêm 2.982,6 tỷ đồng; nguồn quỹ bảo hiểm xã hội, kinh phí điều chỉnh là 9.675,4 tỷ đồng.

Báo Công Thương null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Theo chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2024; trong đó, có nhiều nội dung liên quan trực tiếp, tác động sâu rộng tới quyền và lợi ích của người lao động. Một trong những vấn đề người lao động, nhất là lao động nữ quan tâm là quy định về trợ cấp thai sản. Chính sách nêu trên có vị trí quan trọng trong hệ thống BHXH, ảnh hưởng đến nhiều người lao động trong xã hội và cả thế hệ tương lai đất nước.

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Tôi có đứa em họ học ngành Dược, ra trường đi làm 2 năm nhưng thay đổi công việc 3 lần, với lý do “chưa tìm được công ty phù hợp”. Người ta phàn nàn cậu “ít nói, ngại giao tiếp” cho dù chuyên môn không hề kém.

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Sau bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình. Từ đó, tạo sinh kế, giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Tỉnh Lào Cai hiện có hơn 24.000 người đang được chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, chỉ chiếm khoảng 31,3% tổng số người cao tuổi trên địa bàn tỉnh, số còn lại nhiều người phải chật vật mưu sinh với nỗi lo cơm áo và bệnh tật khi không có thu nhập ổn định.

fb yt zl tw