Triệu tấm lòng “hậu phương” gửi yêu thương đến vùng lũ

Toàn tỉnh có 72 người chết, 111 người mất tích (theo thống kê đến 17 giờ 30 phút ngày 11/9) là con số gây ám ảnh sau ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3. Người đứng đầu chính quyền tỉnh đã không cầm được nước mắt khi trả lời phỏng vấn trên truyền hình. Đau thương nối tiếp thương đau, dù không trực tiếp ở “tiền phương”, nhưng triệu tấm lòng “hậu phương” đang hướng về Nhân dân vùng lũ với những việc làm ý nghĩa, chung tay sẻ chia cùng người dân sớm vượt qua sự khắc nghiệt của thiên tai.

Chuyện kể từ “bếp ăn dã chiến”

IMG_20240912_012159.jpg
Nhiều người tình nguyện hỗ trợ "bếp ăn dã chiến".

Sáng sớm, bếp ăn của quán Nhậu tự do (thành phố Lào Cai) đã tập trung hơn 50 người chia thành các bộ phận khác nhau. Bên ngoài, các nam thanh niên phụ trách công việc vận chuyển gạo, thực phẩm vào bếp ăn. Bên trong bếp, 6 người xào nấu, bên ngoài là bộ phận chia cơm, thức ăn vào các hộp. Ngoài ra có cả bộ phận nhặt rau, chia canh. Họ gọi vui đây là “bếp ăn dã chiến” phục vụ “tiền phương” đang bị lũ lụt. “Bếp ăn dã chiến” được thành lập từ ý tưởng của chủ quán Nguyễn Thị Hồng Ngát.

Đó là khi thành phố bị lũ lụt, quán của chị Ngát may mắn không ảnh hưởng, chị muốn chia sẻ với các lực lượng đang làm công tác cứu hộ, cứu nạn bằng những suất cơm miễn phí. Sau đó, thấy nhiều bà con vùng lũ không có điện, có nước, chịu cảnh đói rét, màn trời chiếu đất nên chị Ngát đã đứng ra huy động mọi người đến phụ giúp nấu thêm để tăng suất cơm.

Từ lời kêu gọi này, nhiều bạn bè, thậm chí cả những người không quen biết ủng hộ gạo, rau, thực phẩm... Hiện mỗi ngày “bếp ăn dã chiến” nấu được hàng nghìn suất ăn miễn phí, ship miễn phí đến tận tay người dân vùng lũ thành phố Lào Cai, Bát Xát, Bảo Yên. Mỗi ngày có hơn 50 tình nguyện viên đến hỗ trợ bếp ăn.

IMG_20240912_012226.jpg
IMG_20240912_012252.jpg
Ý tưởng thành lập bếp ăn từ tấm lòng sẻ chia của chị Nguyễn Thị Hồng Ngát và nhận được sự ủng hộ của nhiều mạnh thường quân và đoàn viên, thanh niên, phụ nữ tham gia.

Chị Nguyễn Thị Hồng Ngát cho biết: Chúng tôi không trực tiếp tham gia cứu hộ ở vùng lũ nhưng bằng tấm lòng yêu thương muốn sẻ chia với người dân khu vực thiên tai để họ có động lực bước đầu vượt qua khó khăn.

IMG_20240912_012351.jpg
Bếp ăn đỏ lửa.
IMG_20240912_012124.jpg
Những suất cơm đầy đủ dinh dưỡng chuẩn bị đến tay đồng bào vùng lũ.

Không chỉ bếp ăn của chị Nguyễn Thị Hồng Ngát, nhiều nơi trên địa bàn tỉnh cũng thành lập hàng chục “bếp ăn dã chiến” nấu hàng ngàn suất ăn miễn phí đầy đủ chất dinh dưỡng tiếp tế kịp thời đến vùng lũ.

Cả gia đình tình nguyện hỗ trợ vùng lũ

Ở “bếp ăn dã chiến”, có cậu bé nhỏ đang cầm bát lạc rang chia đều vào các hộp cơm. Đó là em Nguyễn Quang Vinh, lớp 6B, Trường THCS Kim Tân, thành phố Lào Cai. Vinh bảo em cùng mẹ và anh trai có mặt ở đây từ sáng sớm. Mẹ và Vinh chia cơm còn anh trai Nguyễn Hoàng Minh, lớp 9D cùng trường thì phụ trách việc rán trứng trong bếp.

IMG_20240912_012322.jpg
Nguyễn Quang Vinh chia đồ ăn vào các suất cơm cứu trợ gửi đến vùng lũ.

Khi cả thành phố đang ngập trong biển nước, gia đình Vinh may mắn không bị ảnh hưởng, mẹ Vinh - chị Hoàng Thị Thanh Hiền đọc được thông tin trên mạng xã hội cần người hỗ trợ bếp ăn nấu cơm miễn phí cho vùng lũ, chị đã chia sẻ điều này với các con, hai con đề nghị cùng đi hỗ trợ với mẹ. Vậy là cả gia đình ba mẹ con đến bếp ăn hỗ trợ, mỗi người một việc, trong lòng ai cũng hạnh phúc vì góp sức nhỏ cùng đồng bào vượt qua mưa lũ.

IMG_20240912_012415.jpg
Cả gia đình chị Hoàng Thị Thanh Hiền trở thành tình nguyện viên tại bếp ăn.

Chị Hoàng Thị Thanh Hiền chia sẻ: Qua việc làm nhỏ tôi muốn giáo dục các con về tình yêu thương, đùm bọc, sẻ chia, lá lành đùm lá rách. Tôi nghĩ rằng qua đợt tình nguyện này các con sẽ hiểu thế nào là tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

“Nghĩa đồng bào” không ở đâu xa...

Những bếp ăn đỏ lửa, những lò bánh rộn ràng hay trong những ngôi nhà nhỏ tấp nập người ra vào gửi chút đồ cho vùng lũ. Những cửa hàng kinh doanh thực phẩm sẵn sàng cung cấp miễn phí rau, thịt cho bếp ăn phục vụ bà con vùng bão lũ; những người phụ nữ gói bánh chưng, đồ xôi gửi đến vùng thiên tai; đội hình tình nguyện gồm các đảng viên, đoàn viên, phụ nữ thành lập giúp nhau dọn nhà sau lũ... “Hậu phương” Lào Cai đang hướng về đồng bào vùng lũ với tình cảm yêu thương đặc biệt. Họ không thể ở đó nắm tay động viên trước đau thương, mất mát đồng bào đang phải trải qua chỉ biết sẻ chia bằng những hành động nhỏ, ý nghĩa.

IMG_20240912_012902.jpg
Vận chuyển hàng cứu trợ đến vùng lũ.

Không chỉ riêng “hậu phương” Lào Cai hướng về đồng bào vùng lũ mà các địa phương khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam cũng đang hướng về Lào Cai với tình cảm yêu thương. Hàng trăm chuyến hàng cứu trợ từ Hà Nội, Hải Phòng, Đắk Lắk, Yên Bái, Hải Dương... gồm nhu yếu phẩm, bánh sữa, mì tôm xuyên đêm để kịp vận chuyển đến cứu trợ Lào Cai. Mặc dù giao thông nhiều nơi bị chia cắt nhưng tất cả những chuyến hàng ấy đều đến được Lào Cai trong thời gian sớm nhất.

IMG_20240912_012821.jpg
IMG_20240912_012600.jpg
IMG_20240912_012716.jpg
IMG_20240912_012654.jpg
Trao tận tay đồ cứu trợ đến với đồng bào vùng lũ.

“Lào Cai ơi cố lên!” là những lời động viên của người dân khắp mọi nơi gửi đến người dân vùng lũ Lào Cai. Chưa khi nào “nghĩa đồng bào” lại rõ ràng như có thể cầm nắm được như vậy. Nhu yếu phẩm tiếp tế đã đến được tận tay người dân vùng lũ, khi biết cả nước hướng về vùng lũ Lào Cai với sự cảm thông, sẻ chia, đùm bọc, người dân vùng lũ nghẹn ngào, xúc động “Cảm ơn các bạn! Chúng tôi sẽ sớm vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, cùng nhau kiến thiết, xây dựng quê hương”.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bạn đọc với Báo Lào Cai

Bạn đọc với Báo Lào Cai

Trong suốt những năm qua, Báo Lào Cai đã trở thành kênh thông tin quan trọng giúp bạn đọc trong và ngoài tỉnh nắm bắt kịp thời các sự kiện đang diễn ra hằng ngày; là “cầu nối” chuyển tải thông tin giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân; là nơi để người dân gửi niềm tin và nguyện vọng, những đề xuất, kiến nghị với các cấp ủy, chính quyền.

Những người kể chuyện nơi miền biên viễn

Những người kể chuyện nơi miền biên viễn

Lào Cai - vùng đất biên giới Tây Bắc không chỉ nổi tiếng với thiên nhiên hùng vĩ và bản sắc văn hóa phong phú, mà còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện chính trị, kinh tế - xã hội quan trọng. Để phản ánh kịp thời hoạt động của địa phương, phóng viên thường trú tại Lào Cai đóng vai trò quan trọng, là cầu nối thông tin giữa địa phương với cả nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển của tỉnh Lào Cai.

Ngày thường ở tòa soạn

Ngày thường ở tòa soạn

Báo Lào Cai hiện hội tụ đủ các loại hình: báo in, phát thanh, truyền hình, điện tử và nền tảng số - cùng hoạt động nhịp nhàng trong một guồng quay liên tục. Tất cả vì mục tiêu đưa thông tin nhanh, đúng, đủ và sinh động nhất đến với khán, thính giả và độc giả. Thế nên, công việc thường ngày của những người làm báo tại tòa soạn, sôi động, áp lực nhưng cũng đầy đam mê và trách nhiệm.

Hội cựu giáo chức tỉnh nhận bức trướng của tỉnh trao tặng

Kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Cựu giáo chức tỉnh Lào Cai

Sáng 20/6, Hội Cựu giáo chức tỉnh Lào Cai tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Cựu giáo chức tỉnh Lào Cai (2005 - 2025). Dự Lễ kỷ niệm có đồng chí Lý Bình Minh, Phó chủ tịch HĐND tỉnh; đại diện lãnh đạo Hội Cựu giáo chức Việt Nam; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Gieo thêm những mùa vàng

Gieo thêm những mùa vàng

Trong dòng sông sự kiện của Báo Lào Cai hòa vào biển thông tin báo chí truyền thông của cả nước, luôn có những mạch ngầm, những con suối nhỏ đổ vào - chính là đội ngũ cộng tác viên thân quý, họ được ví như “những người gieo hạt trên cánh đồng xa”.

Nhức nhối văn hóa giao thông

Nhức nhối văn hóa giao thông

Tạm lắng một thời gian, gần đây tình trạng bạo lực khi tham gia giao thông lại tái diễn, ảnh hưởng an ninh, trật tự, an toàn giao thông. Tình trạng bạo lực khi tham gia giao thông còn cho thấy văn hóa giao thông ở không ít địa phương rất cần sớm chấn chỉnh và các hành vi vi phạm cần phải được xử lý nghiêm khắc, quyết liệt hơn.

Sự cẩn trọng nghề báo

Sự cẩn trọng nghề báo

Một ngày giữa tháng 5, tôi có chuyến thực tế đến thôn Phìn Chải 2, xã A Lù, huyện Bát Xát, nơi xảy ra trận lũ lịch sử vào tháng 9/2024 khiến 7 người chết và hàng chục căn nhà bị sập đổ. Sau gần 1 năm trở lại nơi này, tôi tận mắt thấy cuộc sống đồng bào Mông nơi vùng “rốn lũ” đã hồi sinh. Trở về sau chuyến đi vất vả, đầy ắp thông tin, tư liệu trong sổ tay và hình ảnh đã chụp, tôi viết phóng sự “Trở lại vùng lũ A Lù”.

fb yt zl tw