Trải nghiệm không gian "Sáp ong - Sắc chàm"

Chiều 10/11, tại Hà Nội, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức khai mạc sự kiện "Sáp ong - Sắc chàm" với sự tham gia của các nghệ nhân dân tộc Mông và dân tộc Dao cùng đông đảo công chúng quan tâm.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Phụ nữ dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền ở xã Hoài Khao, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) trình diễn vẽ sáp ong tại sự kiện.

Sự kiện "Sáp ong - Sắc chàm" đã kể câu chuyện bảo tồn và phát huy kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong truyền thống, một tập tục tốt đẹp của phụ nữ dân tộc dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền ở xã Hoài Khao, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) và dân tộc Mông (xã Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình), là kết quả quá trình nghiên cứu, sưu tầm tư liệu và làm việc với nhóm phụ nữ dân tộc do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam thực hiện từ tháng 3/2023.

Sự kiện không chỉ là câu chuyện văn hóa mà còn là câu chuyện về bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống được lưu truyền qua bao thế hệ; thể hiện sự tài khéo của phụ nữ dân tộc thiểu số cũng như vị trí, đóng góp của người phụ nữ trong cộng đồng.

Đến với sự kiện, công chúng được giao lưu và trải nghiệm vẽ sáp ong cùng nghệ nhân dân tộc Mông và dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền), lắng nghe những băn khoăn, trăn trở trong việc tìm hướng đi cho sản phẩm, cách phát triển kinh tế từ chính những bản sắc văn hóa riêng có của phụ nữ dân tộc thiểu số.

Tại sự kiện, công chúng có cơ hội tìm hiểu về vẻ đẹp của kỹ thuật vẽ sáp ong truyền thống thông qua triển lãm ảnh "Sáp ong - Sắc chàm", mặc thử trang phục truyền thống và lưu lại những giây phút trải nghiệm thú vị trong không gian mang đậm nét văn hóa vùng cao.

Bà Nguyễn Thị Tuyết, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phát biểu khai mạc sự kiện.

Bà Nguyễn Thị Tuyết, Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cho biết, sự kiện "Sáp ong - Sắc chàm" là một trong những hoạt động truyền thông trong khuôn khổ Dự án thành phần số 8 do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam thực hiện, nhằm lan tỏa giá trị văn hóa, tập tục tốt đẹp của phụ nữ dân tộc thiểu số hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cộng đồng dân tộc.

Các hoạt động tham quan trải nghiệm trong khuôn khổ sự kiện diễn ra đến hết ngày 11/11/2023 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, số 36 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Sự kiện "Sáp ong - Sắc chàm" nằm trong khuôn khổ Dự án thành phần số 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em" thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030", giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025, do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Kể chuyện "Đường lên Điện Biên" qua các tác phẩm mỹ thuật

Những ngày cả nước hướng về Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, triển lãm chuyên đề “Đường lên Điện Biên” do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tổ chức thể hiện sự tri ân, tưởng nhớ các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh, góp phần làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

Âm nhạc quảng bá du lịch

Âm nhạc quảng bá du lịch

Những cảnh quay giới thiệu vẻ đẹp, đất nước con người Việt Nam kết hợp âm nhạc đang là cánh tay nối dài trong việc quảng bá du lịch Việt Nam.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

fb yt zl tw