"Trải nghiệm bất tận" trên vùng đất lịch sử Điện Biên

Không chỉ là điểm hẹn lịch sử thu hút du khách gần xa đến với Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ - nơi gắn liền Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, Điện Biên còn là điểm đến hấp dẫn về du lịch tự nhiên, du lịch văn hóa.

Du khách tham quan Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ.

Du khách tham quan Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận”, Điện Biên đang nỗ lực hiện thực hóa mục tiêu trở thành một trong những trung tâm du lịch của vùng trung du miền núi Bắc Bộ.

Điện Biên là tên gọi được vua Thiệu Trị đặt năm 1841 với ý nghĩa là vùng biên cương vững chãi. Từ tên gọi phần nào đã khẳng định vị trí chiến lược của mảnh đất này. Đây là nơi mà bất cứ ai khi đặt chân đến cũng sẽ có cảm giác như đang được đi trên vùng đất của lịch sử, với sự hiển hiện của 31 di tích lịch sử đã được xếp hạng, tiêu biểu như Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ; Khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Sở Chỉ huy chiến dịch Mường Phăng; đền Hoàng Công Chất; các nghĩa trang liệt sĩ quốc gia A1, Him Lam, Độc Lập, Tông Khao…

Điện Biên cũng là nơi chứa đựng những giá trị văn hóa đặc sắc với nhiều phong tục tập quán, lễ hội truyền thống đang được 19 dân tộc sinh sống nơi đây bảo tồn, phát huy như: Lễ hội Hoa Ban, Lễ hội đền Hoàng Công Chất, Lễ hội Đua thuyền đuôi én, Tết truyền thống của đồng bào dân tộc người Thái, H’Mông, Lào, Hà Nhì… Đặc biệt, nghệ thuật Xòe Thái và thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái đã được UNESCO đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Bên cạnh đó, Điện Biên còn được ưu đãi nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ như hồ Pá Khoang, rừng di tích lịch sử Mường Phăng, đèo Pha Đin huyền thoại, cao nguyên đá và hệ thống hang động tại huyện Tủa Chùa, các điểm nước khoáng nóng tinh khiết như Pe Luông, Uva… Những tài nguyên này có thể coi là “mỏ vàng” để Điện Biên phát triển các sản phẩm du lịch lịch sử - tâm linh; du lịch văn hóa kết hợp khám phá cảnh quan thiên nhiên; du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, chăm sóc sức khỏe… Đây cũng là ba trụ cột chính được xác định trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Thời gian qua, Điện Biên đã và đang đẩy mạnh quảng bá, vận hành nhiều sản phẩm du lịch đưa du khách trải nghiệm những điểm đến mang tính bản sắc của Điện Biên, tiêu biểu là 7 tour du lịch: “A Pa Chải - Cực Tây tự hào”; “Panorama hùng vĩ-Huyền thoại Điện Biên Phủ”; “Lễ hội Hoa ban - Sắc màu Tây Bắc”; “Tủa Chùa kỳ vĩ”; “Mùa lúa chín: Thành phố Điện Biên Phủ - Tà Lèng - Mường Phăng”; “City tour Điện Biên”; “Điện Biên - Lịch sử hào hùng”. Năm 2023, nỗ lực vượt qua những khó khăn tồn đọng do ảnh hưởng kéo dài từ đại dịch Covid-19, Điện Biên đã đón 1,1 triệu lượt khách, vượt mục tiêu 900.000 khách đề ra từ đầu năm, doanh thu du lịch ước đạt 1.700 tỷ đồng.

Bước sang năm 2024, được lựa chọn là địa phương đăng cai tổ chức Năm Du lịch quốc gia 2024, Điện Biên kỳ vọng sẽ tạo được cú huých quan trọng giúp du lịch địa phương khởi sắc, tăng cường liên kết, tạo động lực phát triển du lịch giữa tỉnh Điện Biên với các tỉnh Tây Bắc và các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Ông Nguyễn Minh Phú, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên cho biết: Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 là sự kiện văn hóa, kinh tế, xã hội tiêu biểu có quy mô quốc gia và tầm quốc tế, gắn với kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận”, Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 diễn ra với 169 chương trình, sự kiện hưởng ứng. Trong đó, có 13 chương trình, sự kiện quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bộ, ban, ngành Trung ương chủ trì tổ chức; 28 chương trình, sự kiện, hoạt động do tỉnh Điện Biên chủ trì tổ chức; 128 sự kiện, hoạt động hưởng ứng do 33 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức.

Điểm nhấn của Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên 2024 là Lễ khai mạc gắn với Lễ hội Hoa Ban năm 2024 có chủ đề: “Về miền Hoa ban” được tổ chức ngày 16/3 tại Quảng trường 7-5, thành phố Điện Biên Phủ; Chương trình nghệ thuật đặc biệt và bắn pháo hoa tầm cao diễn ra tối 6/5 tại Quảng trường 7-5, thành phố Điện Biên Phủ; Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ được tổ chức sáng 7/5 tại Sân vận động tỉnh Điện Biên; Hội chợ Du lịch Tây Bắc-Điện Biên, Liên hoan Ẩm thực toàn quốc năm 2024 tổ chức vào tháng 8/2024 tại Quảng trường 7-5, thành phố Điện Biên Phủ; Hội chợ Công thương vùng Tây Bắc-Điện Biên năm 2024 vào quý II năm 2024; Lễ tổng kết, bế mạc “Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024” tổ chức vào tháng 12/2024 tại thành phố Điện Biên Phủ…

Vừa qua, trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia 2024, UBND tỉnh Điện Biên đã tổ chức một số hoạt động, sự kiện như Tuần Văn hóa - Du lịch Tây Bắc tại Thành phố Hồ Chí Minh; Tuần Văn hóa, Du lịch Điện Biên tại Hà Nội; Lễ hội Đua thuyền đuôi én lần thứ 9; Giải vô địch các Câu lạc bộ Dù lượn quốc gia lần thứ 4; Lễ hội Hoa Anh Đào - Điện Biên Phủ năm 2024; Tuần Văn hóa, Du lịch Điện Biên - Thanh Hóa năm 2024…, nhằm tuyên truyền, quảng bá, lan tỏa Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 đến với nhân dân, du khách trong và ngoài nước.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Vừ A Bằng, Điện Biên hiện là tỉnh duy nhất trong các tỉnh Tây Bắc có cảng hàng không kết nối với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và vừa được nâng cấp, mở rộng đủ điều kiện cho máy bay A321 hoạt động; hệ thống giao thông đường bộ với các tỉnh trong khu vực đang được quan tâm đầu tư, mở rộng...

Tuy nhiên, về cơ sở lưu trú, tính đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh mới có 205 cơ sở lưu trú du lịch với 2.765 phòng, hơn 5.000 giường, trong đó 60% nằm trên địa bàn thành phố, còn lại là ở các huyện, thị xã cho nên điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn. Thông qua Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024, tỉnh mong muốn sẽ thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư phát triển, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Phát huy vai trò quản lý nhà nước về du lịch, Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam Hà Văn Siêu cho biết, Cục đang cùng địa phương đưa ra những giải pháp để phục vụ tốt nhất du khách đến Điện Biên, như đẩy mạnh hướng dẫn cộng đồng tham gia mạng lưới lưu trú nhằm tăng cường khả năng đón khách; hỗ trợ Điện Biên công nhận các điểm du lịch, cơ sở lưu trú đạt chuẩn, bảo đảm sẵn sàng các điều kiện cho việc tổ chức các sự kiện và phục vụ du khách đến với Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Vừ A Bằng cho biết, tỉnh đặt mục tiêu năm nay sẽ đón 1,3 triệu khách, nâng doanh thu du lịch tỉnh lên 2.200 tỷ đồng.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Xây dựng hình ảnh du lịch từ tài nguyên văn hóa

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều du khách chọn Lào Cai để tham quan, nghỉ dưỡng, bởi cái họ tìm đến không chỉ là không khí trong lành, cảnh quan núi rừng hùng vĩ, mà còn là trải nghiệm văn hóa, điều mà không resort nào ở nơi khác có thể sao chép được.

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng thêm nhiều dư địa để đột phá

Việc hợp nhất tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái không chỉ là sự thay đổi về địa giới hành chính, mà còn mở ra một không gian phát triển mới cho cộng đồng doanh nghiệp. Với những tiềm năng, lợi thế được cộng hưởng, sự liên kết sẽ được hình thành, doanh nghiệp kỳ vọng có thêm động lực và cơ hội để vươn tầm.

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Độc đáo vườn nho giữa hồ Thác Bà thu hút du khách

Đến với Hồ Thác Bà (tỉnh Lào Cai), du khách không chỉ được đi trên những con thuyền để ngắm nhìn cảnh đẹp sông nước, thăm các nhà nổi nuôi cá lồng mà giờ đây còn được tận mắt ngắm nhìn, thu hái và thưởng thức những trái nho ngọt ngào.

Chạm vào bản Thái

Chạm vào bản Thái

Không ồn ào, nhưng lại đủ sâu lắng để chạm đến cảm xúc của bất kỳ ai từng một lần ghé qua. Đó là bản Thái - điểm đến giữa lòng xã Mù Cang Chải, tỉnh Lào Cai. Nơi đây, mỗi mái nhà sàn, mỗi triền ruộng bậc thang, mỗi gương mặt người bản địa đều mang hơi thở của núi rừng và nhịp sống riêng biệt. Khi đến, bạn không chỉ ngắm nhìn mà còn được chạm vào một miền văn hóa đang âm thầm tỏa hương.

Tuyên Quang: Tạm dừng đón khách tham quan cụm di tích Nà Nưa

Tuyên Quang: Tạm dừng đón khách tham quan cụm di tích Nà Nưa

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang cho biết sẽ tạm dừng đón khách tham quan tại cụm di tích Nà Nưa, thuộc Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào kể từ ngày 7/7 để thực hiện dự án Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào đến khi có thông báo mới.

Chuyến đi nhân ái – Du lịch vì cộng đồng

Chuyến đi nhân ái – Du lịch vì cộng đồng

Trong nhịp sống hối hả, những chuyến du lịch không chỉ dừng lại ở việc khám phá cảnh đẹp hay tận hưởng tiện nghi mà còn mang theo giá trị nhân văn sâu sắc. Một trong những hình thức đặc biệt ấy là du lịch tình nguyện - nơi từng bước chân lữ khách in dấu yêu thương, mỗi trải nghiệm gắn liền với sự sẻ chia và lan tỏa những điều tốt đẹp cho cộng đồng.

Hỗ trợ trồng hơn 35 nghìn cây hoa phát triển du lịch sinh thái

Hỗ trợ trồng hơn 35 nghìn cây hoa phát triển du lịch sinh thái

Vừa qua, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai đã phối hợp cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai chương trình hỗ trợ cây giống hoa và tổ chức trồng hoa tại điểm du lịch cộng đồng xã Nghĩa Đô và xã Lùng Phình (trước đây là xã Tả Van Chư, huyện Bắc Hà).

fb yt zl tw