Tổng Thư ký Liên hợp quốc: Chuyển đổi sang năng lượng tái tạo - chìa khóa đảm bảo sự sống còn của nhân loại

Phát biểu trước Ngày Quốc tế Không khí sạch cho bầu trời xanh (7/9), Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres cho biết chuyển đổi sang năng lượng tái tạo là chìa khóa để đảm bảo sự sống còn của nhân loại, vì nếu không có năng lượng tái tạo thì không thể có tương lai.

Tua bin gió tạo ra năng lượng ở Đức.

Trong hầu hết các trường hợp, công nghệ tái tạo như gió và năng lượng mặt trời có chi phí thấp hơn nhiên liệu hóa thạch, thế giới cần ưu tiên chuyển đổi hệ thống năng lượng sang năng lượng tái tạo. Hội nghị thượng đỉnh về tham vọng khí hậu của Liên hợp quốc, dự kiến diễn ra vào ngày 20/9 tới tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ) sẽ thảo luận về những giải pháp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi này.

Dưới đây là 5 biện pháp được Liên hợp quốc đưa ra nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo

1. Chuyển trợ cấp năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo

Trợ cấp nhiên liệu hóa thạch là một trong những rào cản tài chính lớn nhất cản trở sự chuyển đổi của thế giới sang năng lượng tái tạo.

Tổng thư ký Liên hợp quốc đã liên tục kêu gọi chấm dứt tất cả các khoản tài trợ công và tư quốc tế cho nhiên liệu hóa thạch, một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu, đồng thời ông gọi bất kỳ khoản đầu tư mới nào vào chúng là “ảo tưởng”. Ông cho rằng tất cả các bên phải cùng nhau đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công bằng và bình đẳng từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo.

Một nhà máy điện than ở Texas, Mỹ.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), khoảng 5,9 nghìn tỷ USD đã được chi để trợ cấp cho ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch trong năm 2020. Con số này bao gồm các khoản trợ cấp, giảm thuế, thiệt hại về sức khỏe và môi trường không được tính vào chi phí ban đầu của nhiên liệu hóa thạch.

Việc chuyển trợ cấp từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo dẫn đến giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đồng thời góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, tạo việc làm, sức khỏe cộng đồng tốt hơn và bình đẳng hơn, đặc biệt đối với các cộng đồng nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất trên thế giới.

2. Đầu tư gấp ba lần vào năng lượng tái tạo

Ước tính khoảng 4 nghìn tỷ USD mỗi năm cần được đầu tư vào năng lượng tái tạo cho đến năm 2030 để đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Thuật ngữ Net Zero có nghĩa là đạt được sự cân bằng giữa carbon thải vào khí quyển và carbon loại bỏ khỏi khí quyển.

Đầu tư vào năng lượng tái tạo sẽ có chi phí thấp hơn đáng kể so với việc trợ cấp nhiên liệu hóa thạch. Chỉ riêng việc giảm thiểu ô nhiễm và tác động đến khí hậu đã có thể tiết kiệm cho thế giới tới 4,2 nghìn tỷ USD mỗi năm vào năm 2030.

Có nguồn tài trợ nhưng cần có sự cam kết và trách nhiệm giải trình, đặc biệt là từ các hệ thống tài chính toàn cầu. Điều này bao gồm các ngân hàng phát triển đa phương và các tổ chức tài chính khác, phải điều chỉnh danh mục cho vay của họ theo hướng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo.

Người phụ nữ ở Afghanistan đứng cạnh đĩa nấu ăn bằng năng lượng mặt trời.

Người đứng đầu Liên Hợp Quốc cho biết: “Năng lượng tái tạo là con đường duy nhất dẫn đến an ninh năng lượng thực sự, giá điện ổn định và cơ hội việc làm bền vững”.

Ông kêu gọi tất cả các chính phủ chuẩn bị kế hoạch chuyển đổi năng lượng và khuyến khích các giám đốc điều hành của tất cả các công ty dầu khí cùng tham gia vào giải pháp này.

3. Biến công nghệ năng lượng tái tạo thành hàng hóa công toàn cầu

Để công nghệ năng lượng tái tạo trở thành hàng hóa công toàn cầu - có nghĩa là công nghệ này dành cho tất cả mọi người chứ không chỉ dành cho người giàu - cần nỗ lực xóa bỏ các rào cản đối với việc chia sẻ kiến thức và chuyển giao công nghệ, bao gồm cả các rào cản về quyền sở hữu trí tuệ.

Các công nghệ thiết yếu như hệ thống lưu trữ pin cho phép lưu trữ và giải phóng năng lượng từ năng lượng tái tạo khi con người, cộng đồng và doanh nghiệp cần điện.

Góa phụ Gadvi Kailashben, 42 tuổi, chăm sóc gia đình bằng nguồn thu nhập ít ỏi từ nghề nông. Việc chính phủ lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời trong nhà của bà đã giúp bà giảm bớt chi phí trong gia đình.

Khi kết hợp với máy phát điện tái tạo, công nghệ lưu trữ pin có thể cung cấp điện vừa đáng tin cậy vừa có chi phí rẻ hơn cho các lưới điện bị cô lập và các cộng đồng không có lưới điện ở những địa điểm xa xôi, như ở Ấn Độ, Tanzania và Vanuatu.

4. Cải thiện khả năng tiếp cận toàn cầu với các thành phần và nguyên liệu thô

Nguồn cung cấp mạnh mẽ các thành phần năng lượng tái tạo và nguyên liệu thô là “nhân tố thay đổi cuộc chơi”. Cần tiếp cận rộng rãi hơn với tất cả các thành phần và nguyên liệu quan trọng, từ các khoáng chất cần thiết để xây dựng tua-bin gió và mạng lưới điện cho đến các bộ phận để sản xuất xe điện.

Nhiều quốc gia đã chuyển sang sử dụng phương tiện không phát thải.

Cơ quan quản lý đáy biển quốc tế của Liên hợp quốc hiện đang làm việc với các quốc gia thành viên về cách khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào ở vùng biển quốc tế vì đây là nguồn tài nguyên quan trọng để sản xuất pin, đồng thời đảm bảo bảo vệ hiệu quả môi trường biển khỏi những tác hại có thể phát sinh từ các hoạt động liên quan đến đáy biển sâu.

Sẽ cần có sự phối hợp quốc tế để mở rộng và đa dạng hóa năng lực sản xuất trên toàn cầu. Cần đầu tư nhiều hơn cho việc đào tạo kỹ năng cho con người, nghiên cứu và đổi mới cũng như khuyến khích xây dựng chuỗi cung ứng thông qua các hoạt động bền vững để bảo vệ hệ sinh thái.

5. Tạo sân chơi bình đẳng cho công nghệ năng lượng tái tạo

Bên cạnh việc hợp tác và phối hợp toàn cầu, cũng cần khẩn trương cải cách các khuôn khổ chính sách trong nước để hợp lý hóa và đẩy nhanh tiến độ các dự án năng lượng tái tạo cũng như xúc tiến đầu tư khu vực tư nhân.

Công nghệ, năng lực và vốn cho quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo đã tồn tại, nhưng cần phải đưa ra các chính sách và quy trình để giảm thiểu rủi ro thị trường nhằm tạo điều kiện và khuyến khích đầu tư.

Các tấm pin mặt trời được bán trên đường phố Mazar-e Sharif ở Afghanistan

Những đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) hoặc kế hoạch hành động riêng của các quốc gia nhằm cắt giảm khí thải và thích ứng với tác động của khí hậu phải đặt ra các mục tiêu năng lượng tái tạo phù hợp với mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5°C so với mức tiền công nghiệp. Để đạt được điều này, ước tính tỷ lệ năng lượng tái tạo trong sản xuất điện toàn cầu phải tăng từ 29% hiện nay lên 60% vào năm 2030.

Báo Tài nguyên & Môi trường

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một khái niệm xa vời mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, ngay cả ở địa bàn vùng cao, nông thôn hay vùng sâu, xa của tỉnh. Với quyết tâm nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhiều mô hình CĐS đã được triển khai hiệu quả, mang lại những đổi thay tích cực, mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp, du lịch và giáo dục...

Nhà báo số

Nhà báo số

Trong dòng chảy không ngừng của truyền thông hiện đại, nghề báo đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ. Người làm báo hôm nay chủ động sáng tạo nội dung đa phương tiện, linh hoạt ứng dụng công nghệ số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Chính sách áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên đã được triển khai từ ngày 1/6/2025, nhưng đến nay, nhiều tiểu thương vẫn còn bỡ ngỡ, lo lắng vì chưa hiểu hết về lợi ích của chính sách thuế, cũng như quy trình sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền.

fb yt zl tw