Tồn đọng 22 tỷ USD vốn vay ODA: "Cõng nợ" về... để không

Theo thống kê của Bộ Tài chính, 22 tỷ USD là khoản vốn vay ODA mà Việt Nam đã ký kết nhưng chưa được giải ngân. Trong bối cảnh ngân sách nhà nước (NSNN) eo hẹp, nợ công tăng nhanh, việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án ODA và sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, đúng mục đích, sẽ bớt "oằn lưng cõng nợ", bởi ODA không phải là khoản tiền cho không, nên phải cân nhắc cẩn trọng trước khi vay.

Chậm giải ngân, ngân sách nặng khoản nợ

Báo cáo của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) cho thấy, 5 năm qua Việt Nam đã giải ngân được 27,8 tỷ USD vốn vay ODA, gấp 3,5 lần giai đoạn 2001-2005. Lãi suất vay ODA là khoảng 1,7%/năm, kỳ hạn trung bình là 12,3%/năm. Tuy nhiên, tính đến hết năm 2015, vốn ODA đã ký nhưng chưa giải ngân hiện còn khoảng 22 tỷ USD. Trong khi đó, Việt Nam vẫn phải trả phí 0,33%/năm.

Cầu cạn đoạn qua bán đảo Linh Đàm là dự án sử dụng vốn ODA có tiến độ thi công và giải ngân bảo đảm yêu cầu.
Cầu cạn đoạn qua bán đảo Linh Đàm là dự án sử dụng vốn ODA có tiến độ thi công và giải ngân bảo đảm yêu cầu.

Ngành Giao thông - Vận tải được đánh giá là đơn vị có mức giải ngân ODA cao, đạt hơn 80% kế hoạch trong năm 2015, nhưng vẫn còn nhiều dự án lớn chưa đạt yêu cầu, như: Dự án đầu tư xây dựng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, dự án xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội - tuyến số 1, dự án xây dựng cầu cạn - đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long, dự án phát triển giao thông vận tải khu vực đồng bằng Bắc Bộ... Tại Hải Phòng, một số dự án có vốn đăng ký hàng trăm tỷ đồng/năm, nhưng giá trị giải ngân chỉ đạt khoảng 30%, thậm chí chưa tới 10% số vốn đăng ký.

Nhận xét về tiến độ giải ngân vốn ODA "rùa bò", TS Bùi Ngọc Sơn, Viện Nghiên cứu chính trị thế giới cho rằng, nếu không giải ngân kịp sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế, mà trước mắt là gia tăng nợ quốc gia. Vì thế, điều quan trọng là phải cân nhắc, xem xét các dự án ODA thật sự cần thiết thì mới cho vay vốn đầu tư, chứ không nên nhận viện trợ vay vốn ưu đãi tràn lan.

Đặc biệt, theo ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, đến tháng 7-2017 Việt Nam sẽ không còn được vay vốn ODA khi các đối tác chuyển sang các nguồn ưu đãi thấp hơn và tiến tới cho vay theo điều kiện thị trường. Điều đó đồng nghĩa với nguồn vốn ODA đã vay cũng sẽ chuyển sang điều khoản trả nợ nhanh gấp đôi, hoặc tăng lãi suất lên 2-3,5%/năm. Như vậy, nếu không đẩy nhanh việc giải ngân 22 tỷ USD vốn vay ODA, áp lực gia tăng nợ công sẽ rất lớn, cả về thời gian và lãi suất.

Cẩn trọng trước khi ký kết vay vốn ODA

Trên thực tế, vấn đề tồn đọng vốn ODA đã diễn ra nhiều năm nay. Theo TS Nguyễn Ngọc Sơn, có nhiều nguyên nhân cản trở quá trình giải ngân vốn, như thủ tục hành chính rườm rà, giải phóng mặt bằng khó khăn, năng lực quản lý của ngành chức năng yếu kém... Tuy nhiên, việc tồn đọng số vốn vay ODA lên tới 22 tỷ USD, một phần còn xuất phát từ nội lực của nền kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển, đặc biệt là sự sôi động của thị trường bất động sản, thì việc giải ngân vốn không quá chậm. Vì nguồn vốn ODA chủ yếu được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông... Và các doanh nghiệp đều muốn dự án triển khai nhanh chóng nhằm tận dụng thời cơ kiếm lời từ đất đai. Tuy nhiên, khi thị trường bất động sản trầm lắng, doanh nghiệp không còn mặn mà, bởi động cơ về kinh tế không còn, trong khi thủ tục hành chính trong việc giải ngân vốn có nhiều phức tạp... Cũng theo TS Nguyễn Ngọc Sơn, giải ngân chậm còn xuất phát từ đối tác; khi cảm thấy nguồn vốn không được sử dụng rõ ràng họ sẽ tạm dừng cấp vốn.

GS Nguyễn Mại, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, nguồn vốn vay ODA không "cho không", mà luôn đi kèm với những điều kiện nhất định, đặc biệt là lợi ích kinh tế của bên cho vay. Chẳng hạn, khi Nhật Bản tài trợ vốn, họ phải được thầu thi công dự án. Đa phần vật liệu, thiết bị cần thiết cho công trình sẽ do đối tác cung cấp. Vì thế, cần phải hết sức cẩn thận trước khi chấp nhận vay vốn. Nếu không, con cháu chúng ta phải còng lưng trả nợ. Một nước đang phát triển như Việt Nam rất cần ODA nhưng cách sử dụng và lựa chọn nó như thế nào, rõ ràng là một thách thức không nhỏ - GS Nguyễn Mại nhấn mạnh.

Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB), dự án trị giá 100 triệu USD được đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ có khoảng 210.000 người thoát nghèo. Nếu giải ngân vốn ODA tăng 10-20%, có thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế mỗi năm thêm 0,3%, trong vòng 5 năm. Con số này cho thấy, nếu tận dụng hiệu quả nguồn vốn vay ODA sẽ mang lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế, cũng như cải thiện chính sách an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Việc tìm lời giải cho bài toán sử dụng hiệu quả, minh bạch nguồn vốn vay ODA là nhiệm vụ của các bộ, ngành trong thời gian tới.

Hànộimới

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khí thế thi công trên các công trình trọng điểm

Khí thế thi công trên các công trình trọng điểm

Những ngày này, hòa chung không khí cả nước kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), trên các công trường, dự án trọng điểm của tỉnh, khí thế lao động, thi đua đang lan tỏa mạnh. Đội ngũ cán bộ, kỹ sư và công nhân tập trung triển khai với quyết tâm cao độ, vì mục tiêu vượt tiến độ, đảm bảo chất lượng.

Tiểu thương chợ du lịch Sa Pa đảm bảo hàng hóa phục vụ du khách

Tiểu thương chợ du lịch Sa Pa đảm bảo hàng hóa phục vụ du khách

Theo dự kiến của cơ quan chuyên môn, trong dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 năm nay, Khu du lịch quốc gia Sa Pa sẽ đón khoảng 180 nghìn lượt du khách tới tham quan, nghỉ dưỡng. Để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm và hàng tiêu dùng, tiểu thương buôn bán tại chợ du lịch Sa Pa đã chủ động chuẩn bị đầy đủ các mặt hàng.

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Bản giàu ở vùng đất “trâu lăn”

Đứng ở sân trụ sở, Bí thư Đảng ủy xã Tân An (huyện Văn Bàn) Vũ Xuân Thủy đưa tay chỉ về phía đỉnh núi mờ xa: “Sau những tầng mây kia là thôn Khe Bàn, ở khu vực núi cao nhất xã, với gần 100% dân số là người Dao sinh sống…”. Trong câu chuyện về vùng đất mới, anh Thủy còn giới thiệu thêm, đây là thôn người Dao làm kinh tế rừng giỏi, có nhiều hộ khá và giàu, với những ngôi nhà xây kiểu nhà vườn xinh đẹp...

[Ảnh] Bộ đội làm việc xuyên lễ, giúp người dân dựng nhà ở Sàng Ma Sáo

[Ảnh] Bộ đội làm việc xuyên lễ, giúp người dân dựng nhà ở Sàng Ma Sáo

Với tinh thần “Vượt nắng thắng mưa trên công trường”, ngay trong những ngày nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, những người lính thợ thuộc Tổng Công ty 789 (Bộ Quốc phòng) và cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 174 vẫn miệt mài bám trụ, ngày đêm khẩn trương xây dựng khu tái định cư để giúp đồng bào ổn định cuộc sống.

Phấn đấu tỷ lệ nghèo đa chiều cả nước bình quân ở mức 1 đến 1,5%/năm

Phấn đấu tỷ lệ nghèo đa chiều cả nước bình quân ở mức 1 đến 1,5%/năm

Trong thời gian tới, Việt Nam phấn đấu tỷ lệ nghèo đa chiều cả nước bình quân ở mức 1 đến 1,5%/năm; tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm hơn 3%/năm; tỷ lệ hộ nghèo của các huyện giảm từ 4 đến 5%/năm. Mục tiêu phấn đấu đến hết năm có 30% huyện nghèo, 30% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo.

Điều chỉnh thời gian điều hành giá xăng dầu

Điều chỉnh thời gian điều hành giá xăng dầu

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước vừa có văn bản gửi Sở Công thương các địa phương; các thương nhân đầu mối kinh doanh, phân phối xăng dầu về việc điều chỉnh thời gian điều hành giá xăng dầu.

Trải nghiệm mùa quả chín trên “cao nguyên trắng” Bắc Hà

Trải nghiệm mùa quả chín trên “cao nguyên trắng” Bắc Hà

Kỳ nghỉ Lễ 30/4 và 1/5 năm nay, du khách bốn phương có nhiều lựa chọn khi đến với mảnh đất biên giới Lào Cai, trong đó, trải nghiệm mùa quả chín trên “cao nguyên trắng” Bắc Hà để lại ấn tượng đẹp với du khách. Đặc biệt, ngay từ đầu mùa hè, nhiều du khách đã đến Trại Nghiên cứu và Sản xuất rau quả Bắc Hà để tận tay hái và thưởng thức những quả thơm ngon.

fb yt zl tw