Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Toàn cảnh ảnh hưởng do hạn hán ở Lào Cai

Toàn cảnh ảnh hưởng do hạn hán ở Lào Cai

Do ảnh hưởng của ELNino, từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra nhiều đợt nắng nóng kéo dài gây khô hạn và khan hiếm nguồn nước cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt ở các địa phương.

4.jpg

Do nắng nóng kéo dài, lượng mưa trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã rất ít, có nơi không có mưa, khiến mực nước tại các khe suối đầu nguồn đa phần ở mức thấp, nguồn nước mạch nhỏ bị suy giảm, cạn kiệt, nên không đủ cung cấp cho công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu và cấp nước sinh hoạt.

z4408394038635_85a1b21e289138f8afd4433e816750c0.jpg
1.jpg

Toàn tỉnh có 107 hồ chứa thủy lợi, hiện nay, mực nước ở hầu hết các hồ chứa ở dưới mức trung bình nhiều năm, trong đó có 13 hồ chứa ở "mực nước chết" hoặc dưới "mực nước chết", gồm: Hồ Thác Bạc (thị xã Sa Pa); hồ Khuổi Lếch, huyện Bảo Yên; hồ Na Ri, hồ Tảo Giàng 1, hồ Củm Hoa, hồ Thịnh Ổi, hồ Na Nối (huyện Mường Khương); hồ Tống Tư (huyện Văn Bàn); hồ Vĩ Kẽm (huyện Bát Xát); hồ Đồng Tâm, hồ An Tiến, hồ Cốc Tủm (huyện Bảo Thắng); hồ Ông Lừu (thành phố Lào Cai).

Toàn cảnh ảnh hưởng.jpg
z4408394180181_686e2712e649fb8cde6abe251d02e58a.jpg
z4408394209029_87d78a749f5352f36372f028f4421f95.jpg
z4408394253910_f3b99abd306d2ca7330a1ffb9612950f.jpg
2.jpg
C1.jpg
 z4408394283952_47f02cb96c483099e1f7958732747be6.jpg
z4408394317529_ea03f1cd2ca0b5220fff8dedd8b55a40.jpg
Si Ma Cai là địa phương bị hạn nặng nề nhất, toàn huyện có 400 ha/1.800 ha lúa; hơn 330 ha ngô và hơn 91 ha quế bị thiệt hại do nắng hạn (trong đó hơn 219 ha ngô thiệt hại ở mức trên 70%). Đối với cây ăn quả, cây dược liệu, cây gia vị (tổng diện tích khoảng 1.500 ha) bị thiệt hại chưa thể đo đếm, ước tính sản lượng sẽ giảm trên 70% so với năm 2022.
BY111.jpg
z4408394376075_85c78859f2f08552bd50751d60a92509.jpg
Trên địa bàn thị xã Sa Pa hiện có 307 cơ sở nuôi cá tầm, cá hồi. Cá được nuôi nhiều nhất tại xã Ngũ Chỉ Sơn (108 cơ sở) và xã Tả Van (107 cơ sở). Nắng nóng kéo dài, lượng mưa ít khiến nhiều cơ sở nuôi ghi nhận tình trạng cá hồi, cá tầm bị chết với tổng trọng lượng hơn 1,5 tấn.
3.jpg

Không chỉ thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, nước phục vụ sinh hoạt của người dân vùng cao Lào Cai cũng đang cạn kiệt.

Nguồn nước khu vực đầu nguồn công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn ở các địa phương vùng cao đa số lấy nước từ các mạch nước ngầm lộ thiên, hệ thống cấp nước tự chảy; do nắng nóng kéo dài, lượng mưa thiếu hụt làm lưu lượng đầu nguồn suy giảm, làm suy giảm nguồn nước đầu mối đối với 109 công trình đang hoạt động, dẫn đến không đủ cung cấp nước theo thiết kế.

z4408394502738_32db1ab2041b26f79840d583761d6296.jpg

Hạn hán kéo dài đang tác động nghiêm trọng tới đời sống, sinh hoạt của nhiều hộ dân. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 9.013 hộ/133.844 hộ ở vùng nông thôn rơi vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt.

z4409307295273_5183aa6870e68f48b1af1c00a942e758.jpg

Riêng tại huyện Mường Khương, hiện có gần 100 công trình cấp nước sinh hoạt bị cạn kiệt nguồn nước khiến hơn 4.000 hộ bị thiếu nước sinh hoạt.

z4409830306023_4fd80a707b86caa13c119ea03bc9c929.jpg

Ngày 15/5/2023, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Văn bản khẩn số 2188 chỉ đạo các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai các biện pháp cấp bách như: Tăng cường công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi, tận dụng mọi nguồn nước tích trữ trong các ao, hồ, vùng trũng thấp; huy động Nhân dân nạo vét, sửa chữa hệ thống mương, sử dụng hiệu quả các máy bơm hiện có phục vụ chống hạn. Tăng cường huy động nhân lực cơ quan chuyên ngành và hệ thống khuyến nông, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp trữ nước, sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm; chuyển đổi diện tích cây trồng phù hợp; tăng cường phổ biến, hướng dẫn người dân sử dụng các thiết bị lọc đơn giản để nâng cao chất lượng nước phòng ngừa dịch bệnh…

E3.JPG
Các địa phương đang hỗ trợ người dân chuyển đổi diện tích lúa đã cấy bị hạn không thể phục hồi sang trồng cây khác.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Người “thủ lĩnh” quyết đoán

Người “thủ lĩnh” quyết đoán

Với kinh nghiệm, kiến thức bản địa quý báu trong ứng phó với thảm họa lũ quét, sạt lở đất ở vùng cao, anh Ma A Chính, Bí thư Chi bộ thôn Cô Tông Bản Vàng, xã Bản Cái, huyện Bắc Hà đã quyết đoán đưa toàn bộ 54 hộ dân trong thôn ra đến khu vực an toàn, dựng lán tránh trú.

Tìm về “địa chỉ đỏ”

Tìm về “địa chỉ đỏ”

Tháng Chín, nắng mùa thu vàng như rót mật, hàng triệu trái tim người Việt Nam lại hướng về Chủ tịch Hồ Chí Minh để nhớ đến ngày thu lịch sử khi Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hòa cùng hàng triệu trái tim ấy, Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai lại đến tham quan, dâng hương tại Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, bày tỏ lòng thành kính với Người.

Ngày Quốc khánh ở thôn Độc Lập

Ngày Quốc khánh ở thôn Độc Lập

Từ cổng chào xã Khánh Yên Hạ (huyện Văn Bàn), chúng tôi về thôn Độc Lập, nơi có gần 200 gia đình đang sinh sống. Dọc tuyến đường bê tông thẳng tắp là những ngôi nhà khang trang giữa tán cây rợp bóng mát, xa hơn là chợ trung tâm xã tấp nập người mua người bán. Nhìn cơ ngơi của người dân nơi đây, ai ai cũng cảm nhận được cuộc sống sung túc, ấm no.

Hướng về nạn nhân da cam

Hướng về nạn nhân da cam

10 năm qua, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Lào Cai đã vận động được gần 8 tỷ đồng (gồm tiền và hiện vật) hỗ trợ nạn nhân da cam xây dựng, sửa chữa nhà; tặng quà; trợ cấp khó khăn; hỗ trợ học bổng, dạy nghề; khám, chữa bệnh…

Chuyện một gia đình liệt sĩ

Chuyện một gia đình liệt sĩ

Chiến tranh đã lùi xa nhưng những lời dạy của cha - liệt sĩ Trần Kim Chiến vẫn luôn là động lực để cô Trần Thị Thúy vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống, xứng đáng với những cống hiến của thế hệ cha anh.

Mang nụ cười lên vùng cao

Mang nụ cười lên vùng cao

Nhìn ánh mắt, nụ cười tràn đầy niềm vui và hạnh phúc của chị em vùng cao sau khi được làm đẹp, tôi lại càng có thêm động lực để tôi tiếp tục dự án “Phun xăm miễn phí cho chị em vùng cao”. Đó là những chia sẻ của chị Nguyễn Bích Ngọc, phường Lào Cai, thành phố Lào Cai

Làng Tày bình yên giữa lòng thành phố

Làng Tày bình yên giữa lòng thành phố

Giữa lòng thành phố Lào Cai có một “ngôi làng” bình yên, được ví như “ốc đảo xanh” với đầy đủ nét đẹp truyền thống đặc trưng của dân tộc Tày mà ai đã ghé thăm đều muốn quay trở lại.

Tạo không gian xanh nơi công sở

Tạo không gian xanh nơi công sở

Những điểm nhấn xanh nhỏ xinh hiện diện trong không gian công sở không chỉ mang lại cảm giác dễ chịu, gần gũi với thiên nhiên, mà còn giúp thư giãn đầu óc sau những giờ làm việc căng thẳng, xây dựng môi trường làm việc “xanh”, thân thiện môi trường.

Xin đừng “buông tay”

Xin đừng “buông tay”

Thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội… đăng tải nhiều vụ việc liên quan đến người trẻ có hành vi tự tử, gây ra sự lo lắng và đau thương cho gia đình, bạn bè và cộng đồng. Người trẻ tự tử đang là vấn đề đáng lo ngại trong xã hội hiện nay.

Trào lưu Food review

Trào lưu Food review

Ngày nay, nhiều người thường có thói quen vào các trang mạng xã hội để tìm kiếm đánh giá, nhận xét về các địa điểm ăn uống, vui chơi. Đó cũng là cơ hội để cho nghề food review (đánh giá ẩm thực) ra đời. Khoảng 2 năm trở lại đây, nhiều bạn trẻ tại Lào Cai đã nhanh chóng “bắt nhịp”, thử sức với nghề food review.

Độc đáo nghề làm trống nêm

Độc đáo nghề làm trống nêm

Trống nêm là loại nhạc cụ được sử dụng phổ biến trong rất nhiều nghi lễ truyền thống của cộng đồng người Dao đỏ. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nghề làm trống nêm hiện vẫn được giữ gìn, bảo tồn và phát triển bởi các nghệ nhân ở xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa.

Người cao tuổi thời 4.0

Người cao tuổi thời 4.0

Trong thời đại 4.0, công nghệ thông tin phát triển, mạng internet phủ sóng mọi nơi, người cao tuổi cũng làm quen và sử dụng các thiết bị công nghệ thông minh. Nhờ internet và mạng xã hội, người cao tuổi được kết nối gần hơn, thường xuyên hơn với con, cháu, giao lưu bạn bè, tìm kiếm thông tin chăm sóc sức khỏe…

Dấu ấn vận động hiến máu tình nguyện

Dấu ấn vận động hiến máu tình nguyện

Năm 2023, các cấp hội chữ thập đỏ tỉnh đã tổ chức 16 đợt tuyên truyền, vận động hiến máu tình nguyện và tiếp nhận gần 8.400 đơn vị máu, vượt 11% kế hoạch đề ra. Riêng 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh đã vận động và tiếp nhận gần 4.000 đơn vị máu, tiếp tục góp phần cung cấp nguồn máu cho việc cấp cứu và điều trị người bệnh tại các bệnh viện trên địa bàn tỉnh.

Vùng trâu giống quốc gia Bảo Yên giờ ra sao?

Vùng trâu giống quốc gia Bảo Yên giờ ra sao?

Những năm 1960, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhập trâu Murrah từ Ấn Độ lai với trâu địa phương nhằm cải tạo, nâng cao năng suất sức kéo đàn trâu địa phương, từ đó Bảo Yên trở thành vùng trâu giống tốt nhất khu vực, được coi là vùng có trâu giống quốc gia.

Khi mùa hoa là mùa du lịch

Khi mùa hoa là mùa du lịch

Cùng với cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ và bản sắc văn hóa đặc trưng của các dân tộc, những mùa hoa bản địa tạo nên khung cảnh đẹp ngỡ ngàng đang thu hút du khách đến với Lào Cai. Du lịch mùa hoa đã và đang tạo thương hiệu riêng khi gắn với hoạt động du lịch của mỗi địa phương.

Giúp nông dân nâng kỹ năng nghề

Giúp nông dân nâng kỹ năng nghề

Những năm qua, các cấp hội nông dân trên địa bàn tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động tập huấn, dạy nghề nhằm nâng cao kỹ năng nghề, tạo việc làm, cải thiện thu nhập và đời sống cho hội viên, nông dân.

Xây dựng trường học an toàn

Xây dựng trường học an toàn

Trước nguy cơ nhiều đối tượng xấu tìm mọi cách lôi kéo, dụ dỗ học sinh hút thuốc lá điện tử, tham gia đánh nhau, tổ chức đua xe, thậm chí sử dụng ma túy… các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh thường xuyên phối hợp với lực lượng chức năng tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội, giúp học sinh nhận diện hành vi vi phạm pháp luật, bảo vệ bản thân trước những cám dỗ.

Chắp cánh tình yêu nghệ thuật

Chắp cánh tình yêu nghệ thuật

Với chức năng đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật của tỉnh Lào Cai nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung, những năm qua, đội ngũ thầy giáo, cô giáo của Khoa Văn hóa - Nghệ thuật (Trường Cao đẳng Lào Cai) vượt qua rất nhiều khó khăn, đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu văn hóa, nghệ thuật cho hàng nghìn con em đồng bào các dân tộc, góp phần ươm mầm và chắp cánh cho những tài năng nghệ thuật bay xa.

Bắt nhịp sống xanh

Bắt nhịp sống xanh

Những năm gần đây, “sống xanh” là xu hướng phổ biến của phong cách sống hiện đại trong giới trẻ. Với những thông điệp ý nghĩa, hành động thiết thực, “sống xanh” dần trở thành tiêu chuẩn chung trong thời đại mới, tác động tích cực tới suy nghĩ, hành động của mỗi người.

fbytzltw