Tọa đàm "Báo chí truyền thông trong tuyến đầu chống dịch Covid-19"

LCĐT - Sáng 18/9, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Vụ Truyền thông và Thi đua Khen thưởng – Bộ Y tế tổ chức tọa đàm trực tuyến “Báo chí truyền thông trong tuyến đầu chống dịch Covid-19”.

Ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; ông Tống Văn Thanh, Phó Vụ trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương); ông Đặng Khắc Lợi, Phó Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) chủ trì tọa đàm.

Dự tọa đàm có Tiến sĩ Kidong Park - Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam.

Đại biểu hội nhà báo các tỉnh, lãnh đạo các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương dự tòa đàm qua cầu truyền hình trực tuyến tại các điểm cầu Hà Nội, điểm cầu khu vực các tỉnh phía Nam và Nam miền Trung, điểm cầu khu vực các tỉnh khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Các hội viên Hội Nhà báo Việt Nam theo dõi tọa đàm qua kênh truyền trực tuyến Hitv.

Tọa đàm "Báo chí truyền thông trong tuyến đầu chống dịch Covid-19" ảnh 1
Quang cảnh tọa đàm tại điểm cầu Hà Nội.

Phát biểu đề dẫn tọa đàm, ông Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định: Trong hơn 20 tháng qua, đại dịch Covid-19 đã nhiều lần tấn công đất nước chúng ta; trong đó nghiêm trọng nhất là đợt dịch thứ 4 đã và đang gây ra những tổn thất rất nặng nề ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc, sức khỏe của nhân dân là trên hết và trước hết”, chúng ta đang dồn sức kiểm soát và đẩy lùi dịch bệnh, thực hiện nhiệm vụ kép vừa đảm bảo an toàn tính mạng của người dân, duy trì sản xuất, kinh doanh và đảm bảo an sinh xã hội. Đó là tinh thần của sự đoàn kết, ý chí quyết tâm cao, sự thống nhất trong nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trên mọi lĩnh vực; trong đó có sự đóng góp rất quan trọng của lực lượng báo chí và truyền thông ở trung ương và địa phương. Qua thông tin từ báo chí, nhân dân cảm thấu sự vất vả, hy sinh của lực lượng y, bác sỹ nơi tuyến đầu chống dịch, của lực lượng quân đội và công an, của các lực lượng tình nguyện viên… Đồng thời chúng ta cũng thấy được tinh thần dấn thân của đội ngũ những người làm báo – những người đã đồng hành bên các y, bác sỹ, bên các lực lượng chống dịch để có những thước phim, bức ảnh, những tư liệu chân thực nhất về “cuộc chiến sinh tử chống Covid-19”, từ đó làm sáng lên tinh thần quả cảm, đức hy sinh và lòng thương yêu con người. Buổi tọa đàm nhằm kịp thời động viên khích lệ đội ngũ những người làm báo đang ngày đêm dấn thân trên tuyến đầu chống dịch để có những thông tin nhanh nhất, chính xác nhất, kịp thời nhất về trận chiến chống dịch Covid-19.

Tọa đàm "Báo chí truyền thông trong tuyến đầu chống dịch Covid-19" ảnh 2
Ông Kidong Park - Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam phát biểu ý kiến trong buổi tọa đàm.

Tại tọa đàm, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam và đại diện các cấp hội nhà báo, các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương thảo luận, phân tích, làm rõ vai trò to lớn của báo chí truyền thông trong công tác phòng, chống dịch bệnh; cùng với đó, đề xuất một số kiến nghị để báo chí tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong thời gian vừa qua; đồng thời đưa ra giải pháp để thực hiện tốt hơn nữa công tác tuyên truyền trên mặt trận phòng, chống dịch Covid-19.

Tọa đàm "Báo chí truyền thông trong tuyến đầu chống dịch Covid-19" ảnh 3
Đại biểu hội nhà báo các tỉnh, lãnh đạo các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương dự tòa đàm qua cầu truyền hình trực tuyến.

Theo đại diện Hội Nhà báo tỉnh Lào Cai, tại Lào Cai, trong những đợt dịch vừa qua, các cơ quan báo chí – truyền thông địa phương và Trung ương thương trú trên địa bàn đã phát huy tốt vai trò của mình trong công tác tuyên truyền; kịp thời đưa tin, truyền tải các cảnh báo, công điện của tỉnh, các văn bản chỉ đạo của Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh đến với Nhân dân.

Đặc biệt, vào mỗi đợt cao điểm dịch bệnh, các phóng viên của Báo Lào Cai, Đài Phát thành và Truyền hình tỉnh đã không ngại dấn thân, vào tận những nơi nguy hiểm ghi hình, lấy tư liệu đưa tin, bài, phóng sự phản ánh chân thực tình hình để nhân dân hiểu, có thêm nhiều kiến thức phòng, chống dịch; lan tỏa được những tấm gương hy sinh, lòng tốt và sự chia sẻ trong những lúc nguy nan nhất; bên cạnh đó, cũng phản ánh những vấn đề tồn tại trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 để Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh chấn chỉnh, kiểm điểm, rút kinh nghiệm.

Đến nay, các cơ quan báo chí của tỉnh đã đăng tải hàng chục nghìn tin, bài, ảnh, phóng sự phản ánh công tác phòng, chống dịch bệnh Covid -19. Qua đó, khích lệ tinh thần các lực lượng trên tuyến đầu chống dịch và giúp người dân an tâm, tin tưởng, đồng thuận, chung tay, góp sức phòng, chống dịch.

Tọa đàm "Báo chí truyền thông trong tuyến đầu chống dịch Covid-19" ảnh 4
Đại biểu Hội Nhà báo tỉnh Lào Cai dự tọa đàm qua truyền hình trực tuyến.

Kết luận tọa đàm, đại diện Vụ Báo chí - Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương) đề nghị các cơ quan báo chí – truyền thông tăng cường kỷ luật truyền thông trong phòng, chống dịch COVID-19; chú trọng thông tin tuyên truyền về mục tiêu phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân; tăng liều lượng, tần suất thông tin về các kết quả, các mô hình tốt, sự chung tay của cả cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch, về cách phòng, tránh và các biện pháp phòng, chống lây chéo trong cộng đồng theo hướng dẫn của ngành y tế và Ban Chỉ đạo quốc gia với mục tiêu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân là trên hết, trước hết.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Âm vang và giá trị trường tồn

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Âm vang và giá trị trường tồn

Trải qua 56 ngày đêm “khoét núi ngủ hầm, cơm dầm mưa vắt, máu trộn bùn non” (từ ngày 13/3 đến 7/5/1954), quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, sự chỉ huy tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm của Pháp vốn được coi là “pháo đài bất khả xâm phạm”, làm nên một chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Bài 7: Bản hùng ca đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi

Bài 7: Bản hùng ca đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi

Rời khu rừng Đại tướng, qua cầu Tạ Khoa tới bờ hữu sông Đà, chúng tôi tiếp tục theo Quốc lộ 37 (đường 13 xưa kia), vượt chặng đường đèo dốc quanh co từ huyện Bắc Yên đến huyện Mai Sơn. Cung đường này gắn liền với hai di tích lịch sử văn hóa quốc gia là đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi - nơi đây ghi dấu những chiến công oanh liệt, những đau thương, mất mát và thực sự là bản anh hùng ca về tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất chống thực dân Pháp của bộ đội ta trong những năm 1950 - 1954.

Bài 6: Vượt đèo Lũng Lô thăm rừng Đại tướng

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát: Bài 6: Vượt đèo Lũng Lô thăm rừng Đại tướng

Tiếp bước dấu chân các chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến Lào Cai năm xưa tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng tôi rời thị xã Nghĩa Lộ, bám theo Quốc lộ 32 tới ngã ba Ba Khe thuộc huyện Văn Chấn (Yên Bái) thì rẽ qua Quốc lộ 37 (đường số 13 trong Chiến dịch Điện Biên Phủ) để tới huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La- miền quê đã chứng kiến nhiều sự kiện, các hoạt động cách mạng hào hùng liên quan đến công cuộc giải phóng Điện Biên.

Bài 5: Nghĩa Lộ - vùng quê cách mạng

Từ Lào Cai đến hầm Đờ Cát: Bài 5: Nghĩa Lộ - vùng quê cách mạng

Rời mảnh đất Than Uyên nắng gió, tiếp tục hành trình theo dấu chân các dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, điểm đến tiếp theo của đoàn công tác Báo Lào Cai là thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. Chính ở nơi đây năm xưa diễn ra chiến thắng đồn Nghĩa Lộ vang dội, mở màn cho Chiến dịch Tây Bắc tháng 10 năm 1952, tạo tiền đề cho Chiến dịch Đông Xuân 1953 -1954 mà đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc đối với chiến dịch Điện Biên Phủ

Sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc đối với chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 là mốc son chói lọi trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về mọi mặt của Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, góp phần làm “thay đổi dòng chảy lịch sử thế giới”.

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

Sáng 4/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4. Phiên họp nhằm tập trung thảo luận về tình hình phát triển KTXH tháng 4 và 4 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5 và thời gian tới cùng một số nội dung quan trọng khác như về giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia. 

Bài 4: Ghi ở cánh đồng lớn thứ ba Tây Bắc

Từ Lào Cai đến hầm Đờ-Cát: Bài 4: Ghi ở cánh đồng lớn thứ ba Tây Bắc

Huyện Than Uyên thuộc sườn Tây dãy Hoàng Liên Sơn, nằm trong thung lũng cánh đồng Mường Than. Trong lịch sử, Than Uyên là một trong những điểm dừng chân của bộ đội, điểm trung chuyển quân lương của dân công hỏa tuyến từ Lào Cai và các tỉnh vùng Đông Bắc đến chiến trường Điện Biên Phủ. Có hai ngả chính từ Lào Cai đến Than Uyên là ngược Sa Pa, tới huyện Tam Đường (ngã ba Bình Lư) rồi xuôi Tân Uyên, tới Than Uyên và ngả từ huyện Văn Bàn, vượt “cửa gió” Khau Co tới Than Uyên, tỉnh Lai Châu.

Ký kết nghị quyết liên ngành về phối hợp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật

Ký kết nghị quyết liên ngành về phối hợp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật

Chiều 3/5, Ban Nội chính Tỉnh ủy phối hợp với Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị ký kết nghị quyết liên ngành về việc phối hợp trong công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Lợi dụng bối cảnh lịch sử mới và cuộc Cách mạng khoa học công nghệ 4.0 hiện nay, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin đã “lỗi thời”, “không còn phù hợp”. Song, lý luận, thực tiễn đều đã chứng minh, bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin là vấn đề có tính khách quan và vẫn còn nguyên giá trị đối với phong trào cách mạng thế giới.

fb yt zl tw