Tình yêu “suối đầu nguồn”

LCĐT - Câu chuyện tình yêu đẹp, lãng mạn, trong sáng nhưng cũng đầy giông bão với kết thúc mở bên dòng suối đầu nguồn linh thiêng, kỳ bí… giữa cô sơn nữ Mùi Say xinh đẹp, dịu dàng và Hùng - chàng trai làm nghề chiếu bóng lưu động, một nghề mà tưởng chừng chỉ còn trong quá khứ bởi sự xuất hiện của sóng di động và thiết bị truyền thông hiện đại. Tình yêu dù bề ngoài không mãnh liệt, nhưng như một mạch ngầm ào ạt chảy, nảy nở và lớn dần, âm thầm vượt qua những rào cản trước sự chứng giám của “Thần Suối” nơi đầu nguồn.

Phút thư giãn của đoàn làm phim.
Phút thư giãn của đoàn làm phim.

Tình yêu của Mùi Say và Hùng đã viết nên khúc tình ca đầy ngẫu hứng của tuổi trẻ với nhiều khát vọng ở bản người Dao đỏ. Tình yêu của họ tự nhiên như dòng suối đẹp chảy qua bản vậy, lúc ầm ào, dữ dội như thác lũ, lúc lại hiền hòa, dịu êm. Thông qua câu chuyện tình thơ mộng, giản dị diễn tả cuộc sống chân thực về những “chiến sỹ văn hóa” ở vùng cao. Hùng cùng đội chiếu bóng lần đầu tiên đến “bản Tà Cò” gặp Mùi Say - con gái của trưởng bản người Dao. Mùi Say đã cảm mến chàng trai làm chiếu bóng đi xe máy chở loa đến bản. Cũng vì cảm mến, Mùi Say đã trêu và “dọa” Hùng sẽ nói với mọi người “Cán bộ chiếu bóng chê cơm bản mình”... Nhưng vì thấy “cán bộ” Hùng hiền lành, dễ gần, trưởng bản đã sai con gái mình là Mùi Say dẫn ra khúc suối đầu nguồn để rửa mặt. Ở bản người Dao Tà Cò, nếu được trưởng bản cho phép ra khúc suối đầu nguồn - nơi linh thiêng của cả bản, ấy là được coi như người thân trong gia đình. Sau buổi chiếu phim, “cán bộ” Hùng và đội chiếu bóng vừa tuyên truyền chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, vừa giúp dân thực hiện nếp sống mới. Hùng đã tạo được lòng tin với dân bản và chiếm trọn trái tim cô thiếu nữ người Dao. Nhưng sau đợt chiếu phim ở bản, Hùng và Mùi Say phải chia tay nhau, họ bịn rịn đưa nhau ra khúc suối đầu nguồn nói lời hẹn thề. Hùng đã hứa sẽ quay lại mặc dù không biết đến bao giờ... Nhưng rồi, tình yêu của họ gặp cách trở từ đây. Không chỉ xa về khoảng cách, không có phương tiện liên lạc với nhau, mà chính những “người xấu” ở bản khi thấy đội chiếu bóng về bản tuyên truyền, người dân không đi theo họ mang vác hàng lậu qua biên giới nữa, họ quay lại “hãm hại” Mùi Say và gây mất uy tín của Hùng với bà con dân bản. Dẫu vậy, tình yêu lớn mạnh giữa hai người đã giúp họ vượt qua mọi sóng gió...

Đúng với suy nghĩ của đạo diễn Nguyễn Anh Tuấn, người viết kịch bản phim “Suối đầu nguồn”, bà con dân tộc thiểu số ở vùng cao vẫn có cuộc sống hồn nhiên như cây rừng thì mỗi khi có đội chiếu bóng về bản không chỉ mang theo món ăn tinh thần quý giá, mà còn là những ngày hội rộn vui của bản. Những buổi chiếu bóng lưu động vẫn là “cánh cửa” để cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số mở rộng tầm mắt, nhìn cuộc sống vượt ra ngoài cổng bản vùng cao của họ. Hình ảnh trong phim chân thật, khắc họa lại hình ảnh những người mang ánh sáng văn hóa của Đảng đến với đồng bào vùng cao. Mặc cho mưa nắng, đường lên bản vùng cao nhọc nhằn gian khó, đội chiếu bóng lưu động vẫn ngày ngày đến hẹn lại lên. Trên những chiếc xe máy đã cũ chất nặng máy móc và thiết bị chiếu phim, tuyên truyền, những người chiếu bóng lưu động cần mẫn đến với đồng bào thắp sáng niềm tin, gieo vào họ tình yêu về xây dựng cuộc sống tốt đẹp, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, bản làng bình yên, hạnh phúc… Trong cuộc sống và công việc rất đời thường ấy, một câu chuyện tình lãng mạn cứ thế nảy nở, đơm hoa.

Là một diễn viên gạo cội của điện ảnh Việt Nam, Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Bài Bình đã từ chối tham gia Liên hoan phim ở Đà Nẵng để lên Lào Cai cùng đoàn làm phim tham gia một vai “người xấu” trong kịch bản “Suối đầu nguồn” - vai lão Xiềm. Lý do nghệ sỹ Bùi Bài Bình lên Lào Cai bởi chính sự hấp dẫn của kịch bản và đơn giản là được làm nghề, được cống hiến, sống với đam mê nghệ thuật của một nghệ sỹ chân chính. Trong bữa cơm trưa rất vội cùng đoàn làm phim, Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Bài Bình chia sẻ: Những ngày tham gia đóng phim ở Tả Phìn, tôi rất yêu cuộc sống bình dị của người dân vùng cao nơi đây, họ rất thân thiện và thật thà. Tôi lên Lào Cai cũng đã một vài lần, nhưng chủ yếu là đi du lịch theo kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”. Lần này được sống cuộc sống thực với người dân bản địa, tôi thấy mình chọn tham gia vai diễn là một quyết định đúng đắn. Tham gia làm phim đã cho tôi thêm những trải nghiệm mới mẻ về vùng đất Lào Cai, những con người vùng cao hiền hậu mà đâu đó trong cuộc sống hiện đại để tìm những cảm xúc như vậy rất khó…

Khá trẻ tuổi, là lần thứ hai được mời tham gia đóng vai chính trong một bộ phim, với diễn viên Trần Anh Thư (Nhà hát Kịch Việt Nam) thì đây là lần nhận vai diễn với nhiều thử thách của một diễn viên trẻ, bởi nhân vật Mùi Say trong phim là cô gái Dao có nội tâm biến động và cuộc đời đầy sóng gió. Trần Anh Thư tâm sự: Khi được chọn vai và nhận kịch bản, ban đầu tôi rất lo lắng về những khó khăn mình sẽ phải đối mặt, khoảng cách địa lý, vốn sống, vốn hiểu biết về văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số. Nhưng hơn nửa tháng ở Tả Phìn, đón nhận tình cảm của mọi người ở đây, tôi thấy yêu vai diễn của mình và hiểu hơn về văn hóa người Dao. Vai diễn Mùi Say có một cuộc đời khá phức tạp, nhất là trong chuyện tình cảm phải trải qua rất nhiều sóng gió mới tìm được người mình thương. Tôi thích nhất ở nhân vật này là dám đứng lên đấu tranh để bảo vệ người mình yêu. 

Bên cạnh những gương mặt nghệ sĩ gạo cội như Bùi Bài Bình, Lương Hùng, bộ phim sử dụng một số diễn viên mới, như Nguyễn Xuân Luyện (vai Hùng), Trần Anh Thư (vai Mùi Say), Trần Ánh Tuyết (vai Xuyến), Hà Dũng (vai Thao)… đồng thời có sự góp mặt của diễn viên quần chúng là đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Lào Cai. Anh Nguyễn Văn Huyên, cán bộ Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Lào Cai, người tham gia một vai diễn trong phim chia sẻ: Thực sự tôi rất vui vì mình được tham gia đóng phim nói về chính nghề nghiệp của mình đang làm. Nói là “diễn” nhưng dường như đó là cuộc sống đời thường của những người làm công tác chiếu bóng lưu động… Bộ phim đã khắc họa một cách chân thực về cuộc sống vất vả của những người chiếu bóng lưu động cũng như sự khao khát mong chờ được tiếp cận với văn hóa tinh thần của bà con dân tộc thiểu số ở vùng cao.

Ngoài cán bộ chiếu bóng lưu động ở Lào Cai như anh Hùng, anh Huyên, anh Khanh, chị Hằng, thì những cô bé, cậu bé như Chảo Tả Mẩy, Lò Láo Sì và một số trẻ em ở thôn Sả Séng, xã Tả Phìn (Sa Pa) lần đầu tiên được tham gia những vai diễn quần chúng trong phim rất hào hứng. Gặp chúng tôi sau một cảnh quay vừa đóng máy, cô bé Chảo Tả Mẩy, Trường Tiểu học Tả Phìn nét mặt tươi vui, giọng đầy cảm xúc: Em vui và thích lắm khi được chọn tham gia đóng phim ngay tại bản mình, nói về cuộc sống của người Dao bản mình. Em ước mơ sau này lớn lên sẽ xinh đẹp như “chị Mùi Say”, sẽ được làm diễn viên và đi đóng phim như “chị Mùi Say”…

Như một sự “hữu duyên” với mảnh đất Lào Cai, đạo diễn Nguyễn Anh Tuấn đã chọn bối cảnh Tả Phìn (Sa Pa) làm nơi dàn dựng những cảnh quay và thể hiện tác phẩm điện ảnh của mình. Với mỗi nơi đến làm phim, đoàn làm phim cũng đón nhận được những tình cảm yêu mến khác nhau ở những địa phương khác nhau, nhưng với ê kíp làm phim lần này đều có chung một cảm nhận khi thật sáng suốt lựa chọn Lào Cai làm nơi đặt cảnh quay. Đạo diễn Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ thêm: Thực sự việc chọn bối cảnh quay “Suối đầu nguồn” ở Sa Pa (Lào Cai) không chỉ là nơi có bản làng đẹp, còn giữ nguyên những sắc màu văn hóa về kiến  trúc nhà ở, về những phong tục tập quán của người Dao, đoàn làm phim thực sự ấn tượng với con người Lào Cai. 

Đoạn kết của phim “Suối đầu nguồn” là hình ảnh cả bản vui như ngày hội khi có đội chiếu bóng lưu động quay trở lại, khi Hùng và Mùi Say vẫn được ở bên nhau. Đó là cái kết mở của tình yêu đẹp trong cuộc sống… Sau những bộ phim chọn bối cảnh quay tại Lào Cai như “Thung lũng hoang vắng”, “Mạch ngầm vùng biên ải” đã thành công, bộ phim “Suối đầu nguồn” sẽ được trình chiếu phục vụ chương trình phim Tết năm nay cho đồng bào các dân tộc thiểu số của Cục Điện ảnh Việt Nam, khẳng định thêm, Lào Cai là miền đất màu mỡ cho những phim trường, cho những kịch bản phim sống động về cuộc sống, về những giá trị nhân văn, về những cuộc đời, những câu chuyện tình yêu đầy lãng mạn…

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Sẽ tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 tại Hà Nội

Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18-11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, cùng nhiều hoạt động bên lề từ tháng 9 đến tháng 11 trên toàn địa bàn thành phố. Sự kiện do UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì.

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

“Giữ lửa” văn hóa từ trong mỗi nếp nhà

Trải qua bao thăng trầm thời gian, những giá trị, tinh hoa văn hóa của các tộc người luôn được gìn giữ, trao truyền ngay trong mỗi nếp nhà, từ thế hệ này sang thế hệ khác, góp phần quan trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương

Ngày 13/7, tại Đền thờ vua Hàm Nghi và các tướng sĩ Cần Vương, thuộc Di tích lịch sử quốc gia Thành Tân Sở ở xã Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Ủy ban nhân dân xã Cam Lộ tổ chức Lễ kỷ niệm 140 năm ngày vua Hàm Nghi ban Chiếu Cần Vương 13/7 (1885-2025), mở đầu cho phong trào Cần vương chống thực dân Pháp.

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

UNESCO ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn-Kiếp Bạc vào danh mục Di sản thế giới

Theo thông tin từ Cục Di sản văn hóa, chiều 12/7 (giờ Paris), tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO), Giáo sư Nikolay Nenov (Bulgaria), Chủ tịch Kỳ họp đã chính thức gõ búa ghi danh Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm, Côn Sơn, Kiếp Bạc là Di sản văn hóa thế giới.

Cung đàn tròn người Pa Dí

Cung đàn tròn người Pa Dí

“Mường Khương xanh rất xanh…/Biên giới ơi yêu lắm một cung đàn/Một cung đàn tròn dân tôi người pa dí/Một cung đàn tròn như ánh trăng rằm/Một cung đàn tròn như mặt trời nắng mai rực rỡ”… đó là những câu thơ trong bài thơ “Đất nước tôi xanh một cung đàn tròn” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn.

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

fb yt zl tw