Thương hiệu Quốc gia Việt Nam: Bứt phá từ đổi mới, sáng tạo

Với chủ đề "Bứt phá từ đổi mới, sáng tạo", Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2025 nhấn mạnh vai trò của đổi mới trong chiến lược phát triển doanh nghiệp.

Theo các chuyên gia, việc không ngừng cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và áp dụng mô hình kinh doanh sáng tạo giúp doanh nghiệp gia tăng sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng và thị trường quốc tế.

Theo Brand Finance - tổ chức định giá thương hiệu có trụ sở tại Anh, năm 2024, giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 507 tỷ USD, xếp hạng 32 thế giới, tăng một bậc so với năm 2023. Đây là kết quả đáng tự hào, khẳng định hiệu quả của chính sách phát triển kinh tế và hội nhập sâu rộng mà Việt Nam đã kiên định theo đuổi.

Năm 2024, giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 507 tỷ USD, xếp hạng 32 thế giới. (Ảnh minh họa)

Năm 2024, giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 507 tỷ USD, xếp hạng 32 thế giới. (Ảnh minh họa)

Qua khảo sát định kỳ hàng năm cho thấy, nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về vai trò của thương hiệu đã tăng lên đáng kể, phần lớn các doanh nghiệp đều xác định rõ rằng việc xây dựng thương hiệu là một yêu cầu thiết thực và cần được triển khai một cách bài bản. Theo PGS. TS. Nguyễn Quốc Thịnh - Giảng viên cao cấp Trường Đại học Thương mại, thành viên Ban Chuyên gia của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam, doanh nghiệp cần đầu tư vào quá trình đổi mới toàn diện, từ nghiên cứu phát triển đến quản trị, vận hành và chăm sóc khách hàng nhằm tạo ra giá trị khác biệt và phát triển bền vững.

“Chúng ta phải có nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa sự cần thiết của xây dựng, phát triển thương hiệu trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư. Thứ hai, phải hiểu rằng trong bối cảnh hội nhập sâu rộng thì cạnh tranh rất khốc liệt và sản xuất cung ứng những hàng hóa, dịch vụ gì thì phải do nhu cầu của thị trường. Muốn làm việc đó thì các doanh nghiệp cần phải có nghiên cứu rất sâu về nhu cầu về thị hiếu của thị trường, của khách hàng... Bên cạnh đó, các hàng hóa sản xuất ra phải cạnh tranh và dịch vụ hậu mãi phải tốt. Văn hóa của kinh doanh, chăm sóc khách hàng phải thể hiện đạo đức kinh doanh, đạo đức của các doanh nghiệp”, PGS. TS. Nguyễn Quốc Thịnh nêu quan điểm.

Theo các chuyên gia, việc xây dựng thương hiệu cấp bách hơn bao giờ hết khi nhiều cánh cửa ra thị trường thế giới được mở qua các hiệp định thương mại tự do (FTA). Trong bối cảnh nhiều thị trường phát triển ngày càng quan tâm đến thúc đẩy phát triển thương mại gắn với phát triển xanh, phát triển bền vững thông qua các chính sách ưu đãi và hỗ trợ doanh nghiệp, Việt Nam cần có chiến lược thích ứng.

“Một sản phẩm sản xuất ra, cung ứng, chất lượng như truyền thống nhưng hiện nay, đòi hỏi thêm tương tác tức thời tới thị trường, tới khách hàng, công nghệ số hoàn toàn có thể cho phép chúng ta làm. Thứ hai, gắn với xu thế xanh, tức là những giải pháp kèm theo sản phẩm, những đặc tính, những giải pháp cho người tiêu dùng tin rằng, cảm nhận được và khi người ta dùng thì đúng như thế. Tất cả xu hướng mới, người ta hay nói một chữ xanh nhưng nói đầy đủ là xanh, an toàn, nhân văn. Các tầng lớp trung lưu, lớp trẻ, người ta lại còn đòi hỏi một chút là cá tính hóa”, TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho hay.

Với sự hỗ trợ của Chương trình Thương hiệu quốc gia, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được ý nghĩa, vai trò và sự cần thiết của thương hiệu nên đã đầu tư nghiêm túc cho xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp.

Trong Top 50 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2024, có sự góp mặt của 23 thương hiệu sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam, tăng 15% so với năm 2023. Đáng chú ý, trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, số lượng thương hiệu sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam chiếm tới 8 vị trí dẫn đầu, giá trị chiếm tới 88,8%. Với các giá trị cốt lõi, chất lượng - đổi mới sáng tạo - năng lực tiên phong, Chương trình Thương hiệu quốc gia đã góp phần hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu mạnh, nâng cao uy tín hàng hóa và dịch vụ Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Theo vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kịch bản tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp: Nhà đầu tư tích cực, tỉnh kịp thời

Kịch bản tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp: Nhà đầu tư tích cực, tỉnh kịp thời

Năm 2024, tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh đạt 1,74%. Đầu năm 2025, ngành đề ra mục tiêu phấn đấu mức tăng trưởng đạt 4,2%. Tuy nhiên, theo Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 24/2/2025 của UBND tỉnh về thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025, tỉnh Lào Cai giao mức tăng trưởng nông - lâm - thủy sản đạt từ 4,5 đến 5%.

Ngành đường sắt nâng cao chất lượng phục vụ hành khách kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Ngành đường sắt nâng cao chất lượng phục vụ hành khách kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài, dự kiến, lượng khách du lịch và người dân di chuyển bằng tàu hỏa trên tuyến Hà Nội - Lào Cai và ngược lại sẽ tăng cao. Trước tình hình này, ngành đường sắt Lào Cai đã chủ động triển khai nhiều phương án nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của hành khách.

Quản lý thương mại điện tử: Cần hành lang pháp lý đủ mạnh

Quản lý thương mại điện tử: Cần hành lang pháp lý đủ mạnh

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, cùng với sự xuất hiện của các mô hình kinh doanh mới, đa dạng về chủ thể, phức tạp về bản chất đã dẫn tới nhiều thách thức trong công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử. Theo giới chuyên gia, cần sớm xây dựng và ban hành Luật Thương mại điện tử để điều chỉnh, quản lý lĩnh vực này.

Sa Pa quan tâm phát triển kinh tế đêm

Sa Pa quan tâm phát triển kinh tế đêm

Kinh tế đêm là một trong những lĩnh vực quan trọng góp phần nâng cao trải nghiệm cho du khách, tăng doanh thu cho ngành du lịch. Thế nhưng hiện tại, các hoạt động kinh tế về đêm tại Sa Pa vẫn còn manh mún, chưa khai thác hết lợi thế sẵn có. Do vậy, chính quyền địa phương đang từng bước xây dựng chiến lược phát triển kinh tế đêm bền vững, góp phần tăng doanh thu cho ngành du lịch.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài làm việc với huyện Bát Xát về triển khai một số dự án trên địa bàn

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài làm việc với huyện Bát Xát về triển khai một số dự án trên địa bàn

Sáng 17/4, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với huyện Bát Xát về việc triển khai các dự án phục vụ đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Dự buổi làm việc có đại diện một số sở, ngành của tỉnh và huyện Bát Xát.

Thôn Thái Bo nằm ven sông Hồng. Thôn có 196 hộ dân thì 80% trồng rau. Diện tích rau của thôn là hơn 7 ha.

[Ảnh] Bình yên làng rau Thái Bo

Thôn Thái Bo, xã Thống Nhất là một trong những vựa rau lớn nhất của thành phố Lào Cai. Với kinh nghiệm hơn 30 năm trồng rau, người dân nơi đây đã vun trồng nên vùng rau rộng lớn, cung cấp rau xanh cho khu vực thành phố và các vùng lân cận. Vùng rau xanh ngát tạo nên vẻ đẹp trù phú, yên bình bên cạnh đô thị nhộn nhịp, đông vui.

Việt Nam vẫn thu hút nhiều nhà đầu tư ngoại

Việt Nam vẫn thu hút nhiều nhà đầu tư ngoại

Tại lễ công bố Báo cáo Thường niên FDI năm 2024 chủ đề "Thu hút FDI vào công nghiệp bán dẫn, công nghệ tương lai, năng lượng sạch, khoa học và công nghệ, đào tạo đội ngũ lao động có kỹ năng" do Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) tổ chức ngày 16/4, GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch VAFIE cho biết, Việt Nam tiếp tục thu hút mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong bối cảnh thế giới biến động.

fb yt zl tw