Thuê người gây thương tích, tử vong cho người khác, trách nhiệm chủ mưu thế nào?

Ảnh minh họa

Bạn đọc hỏi, nếu thuê người nhằm mục đích gây thương tích cho người khác, nhưng thực tế do quá tay nên nạn nhân tử vong. Vậy trách nhiệm của người chủ mưu như thế nào?

Luật sư trả lời: Theo án lệ số 01/2016/AL, trong vụ án có đồng phạm, nếu chứng minh bằng các chứng cứ rõ ràng được ý thức chủ quan của người chủ mưu là chỉ thuê người khác gây thương tích cho người bị hại mà không có ý định tước đoạt tính mạng của họ. Hoặc chỉ đánh dằn mặt, cho đối phương sợ, răn đe nạn nhân là chính. Người chủ mưu nói rõ yêu cầu phạm vi gây thương tích ở các vị trí như chân, tay của người bị hại mà không yêu cầu tấn công vào các phần trọng yếu của cơ thể có khả năng dẫn đến tử vong. Người thực hành vi cũng đã thực hiện theo đúng yêu cầu của người chủ mưu, nhưng quá trình xô xát, quá tay làm nạn nhân tử vong.

Trong trường hợp này, việc nạn nhân bị tử vong nằm ngoài ý thức chủ quan của người chủ mưu thì người chủ mưu chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích” theo điều 134 Bộ luật Hình sự với tình tiết định khung là “gây thương tích dẫn đến chết người”.

Báo Kinh tế & Đô thị null

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thế hệ lệ thuộc AI

Thế hệ lệ thuộc AI

Sau một thời gian tìm hiểu và sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) để phục vụ cho việc học tập, nhiều học sinh thừa nhận rằng họ đang bị phụ thuộc vào sự trợ giúp này. AI dù mang đến cơ hội lớn trong việc cá nhân hóa học tập, song đi kèm đó là những thách thức về đạo đức, pháp lý, năng lực ứng dụng, và đặc biệt là sự công bằng trong tiếp cận công nghệ.

Sữa giả và những hiểm họa khôn lường với sức khỏe cộng đồng

Sữa giả và những hiểm họa khôn lường với sức khỏe cộng đồng

Trong thời gian gần đây, hàng loạt đường dây sản xuất, buôn bán sữa giả quy mô lớn bị phát hiện và triệt phá, phản ánh thực trạng đáng báo động về mức độ phổ biến và nguy hiểm của nạn sữa giả tại Việt Nam. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật, gây thiệt hại kinh tế, mà còn là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ tổn thương như trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu.

Bẫy lừa từ những cuộc gọi Lockchip, Lock247…

Bẫy lừa từ những cuộc gọi Lockchip, Lock247…

Gần đây, nhiều người dân phản ánh nhận được các cuộc gọi hiển thị dưới dạng Lockchip, Lock247… thay vì số điện thoại thông thường. Đây là hình thức lừa đảo mới, khiến nhiều người hoang mang vì không rõ ai đứng sau những số này và tại sao kẻ gian có thể sử dụng chúng để thực hiện hành vi lừa đảo?

fb yt zl tw