Thúc đẩy tương lai AI có trách nhiệm

Năm 2023 đánh dấu bước ngoặt quan trọng đối với trí tuệ nhân tạo (AI). Chúng ta cần tận dụng cột mốc này để cho ra mắt những ứng dụng AI mới giải quyết một cách có trách nhiệm và hiệu quả những triển vọng tốt đẹp lẫn những rủi ro có thể xảy đến.

Phải nhận thức sâu sắc

Mùa hè năm ngoái, một nhóm các nhà lãnh đạo cấp cao và chuyên gia về AI có trách nhiệm (Responsible AI) của Microsoft đã bắt đầu sử dụng công nghệ từ OpenAI, tương tự như công nghệ mà thế giới đang biết đến là ChatGPT.

Ở Microsoft, chúng tôi đã có cả chục năm nghiên cứu AI và thấy rằng AI thay đổi nhiều thứ. Không giống như bất kỳ công nghệ nào trước đó, những tiến bộ của AI giúp tăng cường khả năng suy nghĩ, suy luận, học hỏi và thể hiện suy nghĩ của con người.

AI sẽ cải thiện năng suất làm việc và kích thích tăng trưởng kinh tế, giúp giảm bớt những nhiệm vụ nhàm chán nhưng tốn nhiều công sức. Khả năng khám phá những hiểu biết mới trong các tập dữ liệu lớn của AI sẽ thúc đẩy những tiến bộ mới trong y học, giới hạn mới trong khoa học, cải tiến trong kinh doanh, biện pháp phòng thủ mạnh mẽ hơn cho an ninh mạng và an ninh quốc gia.

Ngược lại, một số đối tượng sẽ sử dụng AI để khai thác những “góc tối”, cố ý nhắm vào con người bằng những thông tin sai lệch, phá hoại và tìm ra những phương thức mới để phục vụ mục đích xấu. Do đó, việc phát triển và sử dụng AI luôn phải đi kèm với nhận thức sâu sắc về trách nhiệm, đầu tiên là từ tất cả chúng ta và cao hơn nữa là những người tham gia vào quá trình phát triển, triển khai công nghệ AI.

Nền tảng AI có trách nhiệm

Năm 2017, chúng tôi đã thành lập Ủy ban Aether bao gồm các nhà nghiên cứu, kỹ sư và chuyên gia chính sách để tập trung vào các vấn đề AI có trách nhiệm và giúp xây dựng các nguyên tắc AI. Năm 2019, chúng tôi đã thành lập Văn phòng AI có trách nhiệm để điều phối hoạt động quản trị AI và ra mắt phiên bản đầu tiên của Bộ tiêu chuẩn AI có trách nhiệm…

Các kỹ sư của Microsoft nghiên cứu về AI.

Các kỹ sư của Microsoft nghiên cứu về AI.

Đến năm 2022, chúng tôi đã cập nhật Bộ tiêu chuẩn AI có trách nhiệm này và cho ra mắt phiên bản thứ hai. Phiên bản này nêu rõ cách xây dựng hệ thống AI thông qua các cách tiếp cận thực tế để xác định, đo lường và giảm thiểu tác hại trước khi nó thực sự xảy ra, đồng thời đảm bảo các biện pháp kiểm soát được đưa vào thiết kế của hệ thống ngay từ đầu.

Tại Việt Nam, Microsoft cũng đang hợp tác với các tổ chức chính phủ và bộ ngành, như Bộ TT-TT trong việc nghiên cứu và thúc đẩy ứng dụng AI trong các hoạt động, đồng thời hỗ trợ xây dựng bộ quy tắc về tính trách nhiệm và đạo đức AI.

Chúng tôi không ngừng học hỏi từ việc thiết kế và triển khai chương trình AI có trách nhiệm. Một trong những điều đầu tiên chúng tôi làm vào mùa hè năm 2022 là mời một nhóm đa ngành nghề làm việc với OpenAI, xây dựng và đánh giá cách thức hoạt động của công nghệ mới nhất khi nó không có bất kỳ biện pháp bảo vệ bổ sung nào. Như với tất cả các hệ thống AI khác, chúng tôi tiếp cận các nỗ lực xây dựng sản phẩm thông qua cơ sở ban đầu để có được hiểu biết sâu sắc không chỉ về khả năng của công nghệ mà còn thấy được những hạn chế của nó.

Các nhà nghiên cứu, chuyên gia chính sách và nhóm kỹ thuật của Microsoft đã hợp lực để nghiên cứu các tác hại tiềm tàng của công nghệ, xây dựng các quy trình đo lường riêng. Phần lớn công việc này chưa có tiền lệ, một số trong đó thách thức suy nghĩ hiện có của chúng ta và đã giúp chúng tôi củng cố 2 điều: một là tầm quan trọng của độ sâu và bề rộng kiến thức trong việc thúc đẩy việc sử dụng AI có trách nhiệm; hai là nhu cầu không ngừng gia tăng đối với các quy tắc, tiêu chuẩn và luật mới.

Khi các mô hình AI tiếp tục phát triển, sẽ cần giải quyết các câu hỏi nghiên cứu mới, đòi hỏi những câu trả lời mở và chúng ta cần tập trung vào 3 mục tiêu. Đầu tiên phải đảm bảo rằng AI được xây dựng, sử dụng một cách có trách nhiệm và có đạo đức.

Các bài học trong lịch sử đã cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của những quy tắc mới cho những công nghệ mang tính bước ngoặt, vì thế các bộ luật liên quan tới AI nên tập trung vào các ứng dụng rủi ro cao nhất, tập trung vào kết quả và tính bền vững trước thực tế các công nghệ tiến bộ nhanh chóng.

Chúng ta phải đảm bảo rằng AI có thể nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế và an ninh quốc gia vì phải thừa nhận rằng, chúng ta đang sống trong một thế giới có sự phân tán, ưu thế về công nghệ đóng vai trò cốt lõi. Cuối cùng, chúng ta phải đảm bảo rằng AI phục vụ xã hội một cách rộng rãi, chứ không chỉ giới hạn ở một nhóm người.

Khi các mô hình AI tiếp tục phát triển, sẽ cần giải quyết các câu hỏi nghiên cứu mới, đòi hỏi những câu trả lời mở và chúng ta cần tập trung vào 3 mục tiêu. Đầu tiên phải đảm bảo rằng AI được xây dựng, sử dụng một cách có trách nhiệm và có đạo đức.

Các bài học trong lịch sử đã cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của những quy tắc mới cho những công nghệ mang tính bước ngoặt, vì thế các bộ luật liên quan tới AI nên tập trung vào các ứng dụng rủi ro cao nhất, tập trung vào kết quả và tính bền vững trước thực tế các công nghệ tiến bộ nhanh chóng.

Chúng ta phải đảm bảo rằng AI có thể nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế và an ninh quốc gia vì phải thừa nhận rằng, chúng ta đang sống trong một thế giới có sự phân tán, ưu thế về công nghệ đóng vai trò cốt lõi. Cuối cùng, chúng ta phải đảm bảo rằng AI phục vụ xã hội một cách rộng rãi, chứ không chỉ giới hạn ở một nhóm người.

NGUYỄN QUỲNH TRÂM, Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam

Theo SGGP null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh giác với các thủ đoạn của tội phạm công nghệ

Cảnh giác với các thủ đoạn của tội phạm công nghệ

Trong thời đại số hóa, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ mang lại tiện ích vượt bậc mà còn tiềm ẩn những rủi ro khôn lường. Deepfake - công nghệ tạo ra hình ảnh và video giả mạo với độ chân thực đáng kinh ngạc - đang trở thành công cụ nguy hiểm cho tội phạm mạng.

Thủ tướng phát động phong trào "Bình dân học vụ số" toàn dân

Thủ tướng phát động phong trào "Bình dân học vụ số" toàn dân

Chiều 26/3, tại Đại học Bách Khoa Hà Nội, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng "Bình dân học vụ số".

Thủ tướng đặt 3 câu hỏi tại cuộc đối thoại với 300 thanh niên tiêu biểu

Thủ tướng đặt 3 câu hỏi tại cuộc đối thoại với 300 thanh niên tiêu biểu

Kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), chiều 24/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị gặp mặt và đối thoại với thanh niên. Cuộc đối thoại với chủ đề "Thanh niên Việt Nam tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Chuyện ghi ở “vùng lõm sóng” Pờ Hồ

Chuyện ghi ở “vùng lõm sóng” Pờ Hồ

Nhịp sống ở Pờ Hồ - thôn xa và khó khăn nhất xã Trung Lèng Hồ (Bát Xát) cứ chầm chậm như kéo chúng tôi trở lại với khung cảnh ở nhiều thôn vùng cao Bát Xát cách đây 15, 20 năm. Sóng viễn thông yếu, chập chờn nên nơi đây nằm trong danh sách “vùng lõm sóng”, câu chuyện chuyển đổi số, cách mạng công nghiệp 4.0 với bà con xem ra còn xa vời.

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

“Yêu lắm Việt Nam” đã có mặt tại Lào Cai

Dự án “Yêu lắm Việt Nam” do Báo Nhân Dân phối hợp với các đối tác công nghệ triển khai lắp đặt bảng gắn chip NFC (công nghệ kết nối không dây) tại các địa danh lịch sử văn hóa, du lịch đã có mặt tại Lào Cai.

Quang cảnh hội nghị.

Tỉnh đoàn triển khai học tập Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị

Chiều 20/3, tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh phối hợp với Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai tổ chức hội nghị triển khai học tập Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; phát động phong trào “Bình dân học vụ số”.

fb yt zl tw