Thúc đẩy nông nghiệp xanh

Nông nghiệp Việt Nam đang thu hút đầu tư theo hướng xanh, sạch, an toàn, bền vững. Tuy nhiên, còn khá nhiều vướng mắc khiến nông nghiệp xanh phát triển chưa hết tiềm năng.

Trồng lúa phát thải thấp, lợi nhuận cao.
Trồng lúa phát thải thấp, lợi nhuận cao.

Ông Ngô Xuân Chinh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp (Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, nền nông nghiệp đang dần chuyển đổi mô hình sản xuất để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và tiêu dùng xanh, dựa trên tiền đề tôn trọng tự nhiên, với mục tiêu phối hợp giữa lợi ích về kinh tế - xã hội và sinh thái, đồng thời, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất và quản lý, công nghệ số hiện đại tham gia xuyên xuất vào quá trình sản xuất (từ gieo hạt cho đến lúc lên bàn ăn).

Nói về lợi ích của nông nghiệp xanh mang lại, ông Lê Thanh Tùng - Phó Chủ tịch Hiệp hội Ngành hàng lúa gạo Việt Nam chia sẻ, phát triển bền vững diện tích chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh đã giúp giảm 50% lượng giống, giảm 30% lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giảm phát thải trung bình 5 tấn CO2/ha/vụ, đồng thời tăng lợi nhuận hơn 5 triệu đồng/ha/vụ. Đối với đề án phát triển bền vững 1 triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện đã được thí điểm tại TP Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng và Trà Vinh.

Tại hội thảo “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp thông qua cơ chế thị trường” do Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hội Trí thức và Chuyên gia Việt Australia (VASEA) tổ chức tại Hà Nội vừa qua, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp cũng đối diện với nhiều thách thức.

Một trong những thách thức lớn chính là nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao của ngành nông nghiệp vẫn còn hạn chế, tồn tại vấn đề thiếu chuyên gia, đội ngũ có thể làm chủ công nghệ, kỹ thuật cao; ngoài ra tỷ lệ lao động nông thôn chưa qua đào tạo vẫn lớn. Những người nông dân cần được đào tạo bài bản về các phương pháp canh tác tiên tiến, quản lý đất đai bền vững và sử dụng hiệu quả tài nguyên.

Bên cạnh đó, việc tiếp cận các công nghệ xanh, giống cây trồng mới và nguồn vốn đầu tư còn hạn chế. Các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp xanh cũng gặp khó khăn trong việc kết nối với các chuyên gia, tiếp cận thị trường và mở rộng quy mô sản xuất. Thiếu hụt cơ sở hạ tầng và nguồn lực cũng là một rào cản lớn cần được giải quyết để thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp này. Để thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp, bà Ngọc cho rằng, chúng ta cần xây dựng một cơ chế thị trường linh hoạt, nơi các sản phẩm nông nghiệp xanh được khuyến khích và hỗ trợ phát triển.

Trong khi đó, đại diện Trung tâm Nghiên cứu Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nông nghiệp cho biết, nông nghiệp hiện đóng góp khoảng 12% GDP của Việt Nam, cung cấp sinh kế cho khoảng 30% lực lượng lao động. Tuy nhiên, ngành này cũng đang đối mặt với các thách thức lớn như biến đổi khí hậu, với dự báo khu vực đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa lớn nhất cả nước sẽ mất từ 500.000 đến 1 triệu ha đất nông nghiệp vào năm 2050 do nước biển dâng, gây thiệt hại hàng năm lên tới 3% GDP. Điều này đòi hỏi chúng ta phải thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững và ít phát thải hơn.

Báo cáo kết quả dự án thí điểm chuyển đổi số, chuyển đổi xanh nông nghiệp của Công ty Sorimachi Việt Nam cũng chỉ ra, các địa phương chưa có ngân sách cho việc nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ số của các hợp tác xã; đa phần hợp tác xã quản lý tài chính chưa tốt, yếu hoặc không có nhân sự chuyên về kế toán; ít doanh nghiệp hỗ trợ hợp tác xã nâng cao năng lực quản lý tài chính, chuyển đổi số…

daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cốc Phương mùa xuân mới

Cốc Phương mùa xuân mới

Gần nửa thế kỷ trôi qua kể từ khi cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc nổ ra (17/2/1979 - 17/2/2025), các thôn, bản dọc dài biên giới trên mảnh đất Lào Cai đã vươn mình, đổi thay mạnh mẽ, cuộc sống của người dân ngày càng ấm no, đường biên, mốc giới được bảo vệ vững chắc, góp phần xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Trở lại Bản Lầu xanh tươi

Trở lại Bản Lầu xanh tươi

Tôi trở lại vùng đất biên giới Bản Lầu, quen mà lạ. Đến nhiều lần, gặp nhiều người nên đã quen. Nhưng lạ, bởi mỗi lần đến rẻo đất ven biên này lại thấy thêm nhà xây mới hồng tươi mái lợp, nương đồi kín rợp màu xanh cây trái, gương mặt người sáng thêm, vững tin như cột mốc biên giới bình yên nơi đây.

Bắc Hà phát động phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới’’ và thực hiện Nghị quyết 10

Bắc Hà phát động phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới’’ và thực hiện Nghị quyết 10

Sáng 13/2, tại xã Lùng Cải, huyện Bắc Hà tổ chức Lễ ra quân phát động phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” và phong trào thi đua “Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa” năm 2025.

[Infographic] Kết quả thực hiện 10 nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 (tính đến 31/1)

[Infographic] Kết quả thực hiện 10 nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 (tính đến 31/1)

Căn cứ Nghị quyết của Tỉnh ủy về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, trên tinh thần đổi mới, sáng tạo, thực hiện quyết liệt, UBND tỉnh đã đề ra 10 nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 và lập báo cáo riêng về tiến độ hằng tháng để theo dõi, phân tích, có hướng chỉ đạo, điều hành sát với yêu cầu thực tế. Ngay trong tháng 1, kết quả triển khai 10 nhiệm vụ trọng tâm đạt kết quả khả quan, tạo đà cho những đột phá trong năm để về đích giai đoạn 2020 - 2025.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát thực hiện phát dọn, thu gom vật liệu cháy tại khu vực có nguy cơ cao

Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát thực hiện phát dọn, thu gom vật liệu cháy tại khu vực có nguy cơ cao

Việc làm giảm vật liệu cháy được thực hiện trên toàn bộ diện tích Khu Bảo tồn thiên nhiên Bát Xát được giao quản lý, trong đó tập trung vào vùng trọng điểm có nguy cơ cháy cao, khu vực chịu ảnh hưởng nặng của bão số 3 (Yagi) làm cây gãy đổ nhiều, thảm thực bì dày, khu vực giáp ranh với đất canh tác của người dân, chủ rừng khác, khu vực rừng tái sinh, tuyến tuần tra, kiểm tra rừng.

Không khí lạnh mạnh ảnh hưởng đến Lào Cai

Không khí lạnh mạnh ảnh hưởng đến Lào Cai

Theo thông tin của Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh, khu vực tỉnh Lào Cai nhiều mây, có mưa nhỏ, gió Đông Bắc cấp 2. Nhiệt độ thấp lúc 7 giờ ngày 7/2, khu vực vùng núi thấp phổ biến 14,6 đến 15,2 độ C, vùng cao và núi cao 9,1 đến 11,0 độ C.

Nơi nào để xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc do chủ quan, lơ là thì Chủ tịch UBND địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh

Nơi nào để xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc do chủ quan, lơ là thì Chủ tịch UBND địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh

Ngày 6/2, Chủ tịch UBND tỉnh đã có công văn khẩn số 625/UBND - NLN chỉ đạo việc thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống lở mồm, long móng. Trong đó nêu rõ: Địa phương nào để xảy ra dịch bệnh trên đàn gia súc do chủ quan, lơ là, không chủ động các biện pháp phòng, chống thì Chủ tịch UBND địa phương đó chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Xuân về bản Cam

Xuân về bản Cam

Những ngày đầu năm mới ở khu tái định cư Cảng hàng không Sa Pa, không khí se lạnh, ánh nắng vàng óng phủ lên những mái nhà mới xây mang dáng dấp biệt thự, tạo nên khung cảnh đầy sức sống.

Lào Cai phấn đấu 5.000 ha quế đạt tiêu chuẩn hữu cơ

Lào Cai phấn đấu 5.000 ha quế đạt tiêu chuẩn hữu cơ

Năm 2024, tổng diện tích cây quế toàn tỉnh đạt 60.800 ha; khai thác hơn 157.000 tấn cành, lá, vỏ quế khô và 58.805 m3 gỗ quế; chiết xuất được 465 tấn tinh dầu. Cơ bản các vùng trồng quế sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, giá thu mua ổn định, năm 2025, Lào Cai phấn đấu có hơn 5.000 ha quế đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

fb yt zl tw