Thúc đẩy hợp tác du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc

Du lịch giữa Quảng Tây (Trung Quốc) và Quảng Ninh (Việt Nam) nói riêng và du lịch giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc nói chung, mỗi bên với vai trò riêng có của mình sẽ là đòn bẩy và động lực quan trọng đóng góp sự phát triển kinh tế - xã hội hai nước.

Đại diện hơn 40 đơn vị kinh doanh du lịch đến từ Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh… đã tham gia đoàn khảo sát tại Nam Ninh (tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) và làm việc với Cục Văn hoá, Phát thanh truyền hình và Du lịch thành phố Nam Ninh; tham gia Hội thảo hợp tác du lịch giữa các doanh nghiệp du lịch Việt Nam và Trung Quốc để thúc đẩy hơn nữa phát triển du lịch giữa hai nước.

Bà Vương Xuân Mai, thành viên Ban lãnh đạo Đảng, Phó Cục trưởng Cục Văn hoá, Phát thanh truyền hình và Du lịch thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây nhấn mạnh, Trung Quốc và Việt Nam núi liền núi, sông liền sông", 2 nước có mối quan hệ hữu nghị lâu đời. Với Hội thảo này, chúng tôi muốn thắt chặt hơn mối quan hệ, hợp tác sâu rộng với các doanh nghiệp du lịch Quảng Ninh và các tỉnh, thành khác của Việt Nam về du lịch văn hoá. Thúc đẩy hoạt động du lịch chuyên nghiệp giữa doanh nghiệp 2 nước và quảng bá lẫn nhau về tài nguyên du lịch, điểm đến, dịch vụ du lịch. Đẩy mạnh việc trao đổi khách qua lại giữa 2 bên.

"Nam Ninh là thành phố có nhiều cảnh quan đẹp và văn hoá độc đáo, đặc biệt là văn hoá dân tộc Choang. Chúng tôi rất muốn nhiều khách du lịch Việt Nam biết đến và trải nghiệm điểm đến ở Nam Ninh", bà Vương Xuân Mai nói.

Nam Ninh là thành phố thuộc tỉnh Quảng Tây với hơn 8 triệu dân và có tốc độ phát triển mạnh ở phía nam Trung Quốc. Đây là cửa ngõ giao thương quan trọng với Việt Nam và là một "thành phố xanh" của Trung Quốc. Sau khi tàu cao tốc Đông Hưng- Nam Ninh được đưa vào sử dụng, tour du lịch từ Việt Nam tới Nam Ninh qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái "hot" hơn bao giờ hết vì việc đi lại rất thuận tiện. Từ thành phố Đông Hưng, nếu di chuyển bằng tàu cao tốc, quãng đường 250 km tới thành phố Nam Ninh chỉ đi mất 1 tiếng 13 phút.

Những điểm tham quan nổi tiếng của Nam Ninh được khách Việt Nam ưa thích là công viên Thanh Tú Sơn, bảo tàng dân tộc tỉnh Quảng Tây, Thái Bình cổ trấn, Công viên triển lãm quốc tế Nam Ninh, quảng trường Ngũ Tượng, Nam Ninh chi dạ, phố cổ Ung Châu…. Nam Ninh được dự báo sẽ là điểm đến "bùng nổ" trong thời gian tới vì giá cả hợp lý, sản phẩm du lịch phong phú, cách thức tổ chức tour chuyên nghiệp của 2 bên.

Doanh nghiệp du lịch Việt Nam và Trung Quốc đều mong muốn thúc đẩy hơn nữa phát triển du lịch giữa hai nước.
Doanh nghiệp du lịch Việt Nam và Trung Quốc đều mong muốn thúc đẩy hơn nữa phát triển du lịch giữa hai nước.

Ông Nguyễn Hà Hải, Phó Chủ tịch CLB Du lịch Doanh nhân trẻ Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh,, Giám đốc Công ty Cổ phần du lịch và dịch vụ Hòn Gai (HonGai Tours Quảng Ninh) nhấn mạnh, du lịch giữa Quảng Tây (Trung Quốc) và Quảng Ninh (Việt Nam) nói riêng và du lịch giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc nói chung mỗi bên với vai trò riêng có của mình sẽ là đòn bẩy và động lực quan trọng đóng góp sự phát triển kinh tế-xã hội của hai quốc gia. Trên nền tảng mối quan hệ truyền thống hữu nghị tốt đẹp, hai bên đã đạt được những thành quả hợp tác tốt đẹp, hiệu quả trong thời gian qua. Đặc biệt là Quảng Ninh và Quảng Tây là hai tỉnh giáp ranh, có chung đường biên giới, về văn hoá, phong tục tập quán cũng có nhiều nét tương đồng, nên việc kết nối và giao lưu giữa doanh nghiệp hai địa phương rất thuận lợi và phát triển.

Tỉnh Quảng Ninh là một tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch rất lớn, có du lịch sinh thái, du lịch biển đảo, du lịch văn hoá tâm linh, du lịch biên giới, đặc biệt là có Vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới…

Quảng Ninh có sân bay quốc tế Vân Đồn, cảng tàu khách quốc tế Hạ Long. Từ Hà Nội, Hải Phòng đến Hạ Long và Móng Cái, 100% là đường cao tốc. Hiện nay, Quảng Ninh là tỉnh có đường cao tốc dài nhất Việt Nam, chiếm khoảng 10% trên cả nước.

Về dịch vụ du lịch, Quảng Ninh hiện có gần 37.000 phòng lưu trú đạt tiêu chuẩn, trong đó có hơn 5.000 phòng của gần 20 khách sạn tiêu chuẩn 5 sao; có 500 tàu thăm vịnh Hạ Long, trong đó có 161 tàu du lịch lưu trú với hơn 2.000 phòng nghỉ cao cấp để đón khách lưu trú trên vịnh.

Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để Quảng Ninh đón lượng lớn khách du lịch đến từ Trung Quốc với các phân khúc khách khác nhau.

Trung Quốc là một thị trường du lịch quốc lớn trên thế giới, trong đó Việt Nam cũng là một điểm đến hấp dẫn, được nhiều khách du lịch Trung Quốc yêu thích. Năm 2019, thời điểm chưa xuất hiện dịch COVID-19, khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam đạt 5,8 triệu lượt người chiếm tới 1/3 lượt khách quốc tế đến Việt Nam.

Ở chiều ngược lại, lượng khách du lịch Việt Nam đi du lịch Trung Quốc cũng rất lớn. Theo số liệu thống kê, năm 2019 khách Việt Nam đi du lịch Trung Quốc đạt gần 8 triệu lượt, nhiều thứ 2 trong số các thị trường gửi khách đến Trung Quốc đông nhất. Điều này cho thấy tiềm năng hợp tác du lịch giữa hai bên là rất lớn.

Ông Nguyễn Hà Hải cho biết: "Hơn 20 năm làm du lịch, HonGai Tours Quảng Ninh chủ yếu đón khách quốc tế từ các thị trường nói tiếng Hoa và đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Thời kỳ cao điểm, 1 năm HonGai Tours Quảng Ninh đón khoảng 200.000 lượt khách Trung Quốc đến Việt Nam, qua cả đường bay, tàu biển nhưng nhiều nhất vẫn là du khách qua cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị (Lạng Sơn) và Móng Cái (Quảng Ninh)…

Lượng khách Việt Nam tới Trung Quốc cũng rất lớn, sản phẩm đa dạng, độc đáo, phù hợp với các đối tượng, phân khúc khách khác nhau. Đối với du khách và thị trường Trung Quốc, chúng tôi có những nghiên cứu rất kỹ để xây dựng sản phẩm đặc sắc và quảng bá xúc tiến phù hợp".

Tăng cường hợp tác, trao đổi khách 2 chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Tăng cường hợp tác, trao đổi khách 2 chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Ông Nguyễn Hà Hải cũng đề nghị Cục trưởng Cục Văn hóa, Phát thanh truyền hình và Du lịch thành phố Nam Ninh quan tâm đến công tác nâng cao chất lượng, làm mới hoạt động, sản phẩm dành cho thị trường khách du lịch Việt Nam đến Nam Ninh. Bảo đảm an toàn, quyền lợi hợp pháp của khách du lịch; đảm bảo môi trường du lịch lành mạnh; liên kết xây dựng, đa dạng hoá sản phẩm, quảng bá mạnh mẽ các tuyến điểm, sản phẩm du lịch là lợi thế của mỗi bên. Đồng thời, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất phục vụ du lịch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch... Đặc biệt là cần sớm loại bỏ du lịch giá rẻ, kém chất lượng, phương hại đến hình ảnh du lịch của các điểm đến.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Hà Hải đề nghị Hiệp hội Du lịch Nam Ninh thống nhất, đưa nhiệm vụ phát triển du lịch chất lượng cao thành mục tiêu hợp tác quan trọng và xuyên suốt của Hiệp hội du lịch thành phố Nam Ninh, các doanh nghiệp du lịch Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây với Hiệp hội Du lịch tỉnh Quảng Ninh và các đơn vị lữ hành trong liên minh sản phẩm du lịch Trung Quốc và các đơn vị du lịch của Việt Nam.

Các đơn vị lữ hành của tham gia đoàn khảo sát cho biết luôn sẵn sàng và cam kết đồng hành với ngành du lịch của Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây để cùng hướng tới mục tiêu phát triển du lịch chất lượng cao. Hai bên cần thành lập ban liên lạc duy trì cơ chế trao đổi thông tin liên lạc, kịp thời chia sẻ kinh nghiệm phát triển du lịch, đặc biệt là vấn đề cần phối hợp quản lý và xử lý các vấn đề liên quan đến chất lượng du lịch.

Ông Tăng Quốc Ninh, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch thành phố Nam Ninh cho biết sẽ kiến nghị với các cơ quan liên quan về việc cải thiện chính sách và thủ tục thông quan, tạo điều kiện cho khách du lịch Việt Nam đến Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh). Đồng thời đề nghị doanh nghiệp, Hiệp hội Du lịch 2 bên có những ký kết hợp tác để tăng cường hợp tác, trao đổi khách 2 chiều.

Theo báo Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

Nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc tại Bắc Hà nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, từ ngày 15/11 - 7/12, huyện Bắc Hà tổ chức Festival mùa đông năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn.

fbytzltw