Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy hợp tác kinh tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng

Chiều 8/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ đánh giá tình hình kinh tế khu vực và thế giới, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025 và 2 con số trong những năm tiếp theo.

Phiên họp Chính phủ đánh giá tình hình kinh tế khu vực và thế giới. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Phiên họp Chính phủ đánh giá tình hình kinh tế khu vực và thế giới. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Dự Phiên họp có các đồng chí: Phó Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Các thành viên Chính phủ đánh giá, thời gian qua và hiện nay, tình hình thế giới biến động phức tạp, khó lường; cạnh tranh chiến lược tiếp diễn; rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản thế giới tiếp tục gia tăng. Một số nước thay đổi chính sách kinh tế, thuế quan nên tác động, ảnh hưởng lớn tới kinh tế, nhất là xuất, nhập khẩu toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô kinh tế còn khiêm tốn, xuất phát điểm thấp, độ mở cao nhưng sức chống chịu hạn chế.

Thực hiện Kết luận của Trung ương và Nghị quyết đã được Quốc hội thông qua, Chính phủ đã có Nghị quyết giao nhiệm vụ mục tiêu tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và địa phương bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên. Chính phủ tổ chức các hội nghị triển khai nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong đó, Thủ tướng Chính phủ tổ chức 10 cuộc làm việc với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để lắng nghe, tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tăng trưởng.

Các thành viên Chính phủ cho rằng để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025 và 2 con số trong những năm tiếp theo là nhiệm vụ rất nặng nề. Do đó, cần tiếp tục tháo gỡ về thể chế, pháp luật; khơi thông và huy động mọi nguồn lực cho phát triển; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, thúc đẩy thị trường tín dụng; khai thác tối đa các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết; tiếp tục thúc đẩy mở rộng thị trường…

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Kết luận phiên họp, Thủ tướng cho biết, Trung ương đã có Kết luận, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8% trở lên; tạo đà cho tăng trưởng hai con số trong giai đoạn tiếp theo. Đây là nhiệm vụ rất nặng nề, nhưng cũng rất quan trọng và vẻ vang để có thể đạt được 2 mục tiêu chiến lược 100 năm. Điều này đòi hỏi sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước.

“Thúc đẩy tăng trưởng 8% trong năm 2025 và hai con số trong những năm sắp tới là nhiệm vụ rất khó khăn, thách thức nhưng là mệnh lệnh từ trái tim, khối óc, trách nhiệm với quốc gia, dân tộc và nhân dân”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Lưu ý, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, song phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, an sinh xã hội, môi trường và các nhiệm vụ khác, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ, thực hiện đồng bộ, toàn diện, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra trên các lĩnh vực, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu tăng trưởng của ngành, lĩnh vực đã được giao, phấn đấu cao hơn. Trong quá trình thực hiện nếu có những vướng mắc, khó khăn thì đề xuất các cơ chế, chính sách, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong trường hợp vượt thẩm quyền kịp thời.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các kết luận, nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ liên quan phát triển kinh tế - xã hội, nhất là về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thủ tướng chỉ đạo tập trung 3 đột phá chiến lược bao gồm hoàn thiện thể chế, hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, theo hướng “thể chế thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị và nguồn nhân lực thông minh”, phải làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng; đồng thời thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.

Thủ tướng cho rằng, hợp tác kinh tế với nước ngoài có vai trò quan trọng, góp phần cho việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025 và 2 con số trong những năm tiếp theo. Do đó, Thủ tướng đặc biệt lưu ý tiến hành nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư với các nước, trong đó tập trung thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hợp tác thương mại, đầu tư với đối tác, nhất là những đối tác lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc... Cùng với đó là nâng cao tính cạnh tranh, minh bạch, hấp dẫn, sức chống chịu của nền kinh tế và nâng cao tính tự lực, tự cường, hội nhập chủ động, sâu rộng, hiệu quả của nền kinh tế, phải có giải pháp chủ động cân bằng thương mại, thúc đẩy ký kết các hiệp định bảo hộ đầu tư với các đối tác.

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục theo dõi sát, nắm chắc diễn biến tình hình, phản ứng, ứng xử kịp thời, phù hợp, linh hoạt, khả thi, hiệu quả với từng thị trường, nhất là trong bối cảnh có những thay đổi về chính sách kinh tế, thuế quan của các nước.

Nhấn mạnh phải huy động được sức mạnh, nguồn lực của dân tộc, kết hợp với sức mạnh của thời đại, tranh thủ sự ủng hộ cả ở trong nước và ngoài nước, Thủ tướng chỉ đạo thúc đẩy quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế để tăng cường hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng.

Theo Thủ tướng, phải kiên trì, chủ động, linh hoạt, tích cực, thúc đẩy hợp tác bằng các biện pháp, hình thức, phương thức hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, trên tinh thần “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”; ưu tiên xử lý dứt điểm, kịp thời, thoả đáng, hiệu quả các vấn đề quan tâm của các đối tác, thể hiện thiện chí của Việt Nam, dựa trên cơ sở hợp tác tốt đẹp, sự hiểu biết, chân thành, tôn trọng lẫn nhau; trong quá trình thực thi chú ý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tất cả các bên, trên cơ sở thương mại công bằng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu xây dựng kế hoạch cân bằng thương mại với các đối tác lớn, chú ý khai thác bổ sung thiếu hụt, hỗ trợ lẫn nhau; khai thác tối đa các FTA đã ký và xúc tiến ký mới FTA để đa dạng hóa thị trường, đa dạng hoá chuỗi cung ứng; rà soát lại các sắc thuế, nhất là các đối tác lớn để điều chỉnh nếu thấy cần thiết và phù hợp với lợi ích của các bên; rà soát, đề xuất thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nhất là các ngành mới nổi.

Các bộ, ngành, đặc biệt là địa phương chủ động giải quyết những dự án còn vướng mắc của đối tác nước ngoài, nhất là đối tác thương mại lớn; tạo điều kiện để doanh nghiệp nước ngoài mở rộng đầu tư, kinh doanh để mở rộng chuỗi cung ứng tại Việt Nam, giúp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp nước ngoài; giải quyết, dứt điểm vấn đề liên quan đến giấy phép lao động, visa. Các bên liên quan lắng nghe, cầu thị, giải quyết hiệu quả góp ý, đề xuất chính đáng của doanh nghiệp, đối tác; minh bạch, công khai hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư, nhất là chống gian lận thương mại; đẩy mạnh truyền thông, phản ánh nỗ lực của Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác kinh tế, nhất là với đối tác truyền thống, đối tác lớn…

Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành; tin tưởng với sự chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp và bạn bè quốc tế, Việt Nam sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng đã đề ra, góp phần “tạo thế, tạo lực, tạo đà” cho đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác của tỉnh làm việc với huyện Văn Bàn

Đoàn công tác của tỉnh làm việc với huyện Văn Bàn

Chiều 19/3, đoàn công tác của tỉnh do đồng chí Nguyễn Thành Sinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai làm trưởng đoàn đã làm việc với lãnh đạo huyện Văn Bàn, đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội của địa phương trong thời gian qua và triển khai nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong chăn nuôi lợn

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ số trong chăn nuôi lợn

Chiều 19/3, tại TP Hồ Chí Minh, diễn đàn “Đổi mới ngành chăn nuôi lợn Trung Quốc - Việt Nam” đã diễn ra với sự góp mặt của các chuyên gia hàng đầu từ hai quốc gia. Sự kiện tập trung thảo luận về việc ứng dụng công nghệ số và trí tuệ nhân tạo (AI) trong chăn nuôi lợn, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi tại cả Việt Nam và Trung Quốc.

Khắc phục lan can đá hỏng tại đường An Dương Vương, nhà thầu thi công phải chịu 100% kinh phí

Khắc phục lan can đá hỏng tại đường An Dương Vương, nhà thầu thi công phải chịu 100% kinh phí

Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng thành phố Lào Cai vừa có báo cáo về việc thực hiện thi công sửa chữa, khắc phục hệ thống lan can đá tại đường An Dương Vương thuộc bờ hữu sông Hồng, thành phố Lào Cai do bị đổ và hư hỏng sau ảnh hưởng của bão số 3. Báo cáo nêu rõ, toàn bộ phần kinh phí sửa chữa, khắc phục làm lại hệ thống lan can đá, các nhà thầu chi trả 100%.

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Cấp vật tư cho các hộ tham gia mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ tại xã Bản Lầu (Mường Khương)

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông và Nước sạch nông thôn đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Mường Khương, UBND xã Bản Lầu thực hiện cấp phát vật tư mô hình trồng thâm canh dứa trái vụ/rải vụ thích ứng biến đổi khí hậu (năm thứ 2) tại xã Bản Lầu.

Hải Phòng đẩy nhanh tiến độ Dự án đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Hải Phòng đẩy nhanh tiến độ Dự án đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan khẩn trương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, phấn đấu hoàn thành trước tháng 6/2026 để kịp thời triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, đoạn qua địa bàn thành phố.

Tập trung thực hiện giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng

Tập trung thực hiện giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng

Để chủ động triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra, Công an tỉnh Lào Cai đã có văn bản đề nghị thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chỉ đạo triển khai, thực hiện.

'Kế hoạch đặc biệt' kích thích tiêu dùng của Trung Quốc

'Kế hoạch đặc biệt' kích thích tiêu dùng của Trung Quốc

Trung Quốc vừa công bố kế hoạch triển khai các sáng kiến đặc biệt nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tập trung khai thác nhu cầu nội địa để làm động lực chính cho tăng trưởng và đối phó với những tác động kinh tế từ chính sách thuế quan mạnh tay của Tổng thống Mỹ Donald Trump.  

fb yt zl tw