Thủ tướng: Mở đợt cao điểm truy quét, ngăn chặn hàng giả, hàng nhái 15/5 - 15/6

Thủ tướng đề nghị, tập trung mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất lưu thông hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn xuất xứ, vi phạm sở hữu trí tuệ.

Sáng 14/5 tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng nhái thời gian qua; phương hướng nhiệm vụ thời gian tới.

Báo cáo tại cuộc họp cho thấy, 4 tháng đầu năm nay, các đơn vị, địa phương bắt giữ, xử lý hơn 34 nghìn vụ việc vi phạm. Trong đó, có hơn 8 nghìn vụ buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu; hơn 25 nghìn vụ gian lận thương mại, gian lận về thuế; hơn 1 nghìn vụ hàng giả, vi phạm sử hữu trí tuệ; thu nộp ngân sách nhà nước hơn 4 nghìn 800 tỷ đồng; khởi tố hình sự gần 1 nghìn 400 vụ, hơn 2 nghìn đối tượng.

Toàn cảnh buổi họp.

Toàn cảnh buổi họp.

Tại phiên họp, đại diện các bộ ngành chức năng phân tích các phương thức, thủ đoạn phổ biến như: lợi dụng thủ tục đơn giản với hàng hoá quá cảnh, chuyển cửa khẩu, loại hình miễn thuế đối với hàng hoá tạm nhập tái xuất… để trà trộn hàng vi phạm với hàng nhập khẩu chính ngạch, để buôn lậu, thẩm lậu vào thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, lợi dụng hoạt động của doanh nghiệp, đối tượng tổ chức sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng.

Thứ trưởng Bộ Tài Chính Bùi Văn Thắng nêu rõ: "Thuốc chữa bệnh, sữa giả, thực phẩm, mỹ phẩm giả không rõ nguồn gốc vào Việt Nam rất nhiều bằng đường hàng không, đường biển, đường bộ, cửa khẩu cả chính ngạch và đường biên giới. Hành vi vi phạm những phương thức của các đối tượng này chủ yếu là khai sai về tên hàng, số lượng, sai về trị giá, sai về nguồn gốc xuất xứ; lợi dụng che giấu để buôn bán, vận chuyển trái phép qua đường biên, che giấu trên phương tiện xuất nhập cảnh."

Để chấn chỉnh tình trạng gian lận thương mại và hàng giả, hàng nhái, đặc biệt là thuốc, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khỏe… đại diện Bộ Y tế cho biết đã vào cuộc quyết liệt, triệt để, đề nghị các nhà khoa học, nhà quản lý của ngành y tế và người có ảnh hưởng không tham gia hoạt động quảng cáo; đặc biệt khi xử lý vi phạm quảng cáo thì xử lý doanh nghiệp đăng ký quảng cáo, đơn vị tổ chức quảng cáo và người tham gia quảng cáo.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nêu rõ: "Chúng tôi theo dõi thấy ngay trong ngành y tế các nhà khoa học, các cán bộ quản lý, các nhà có kinh nghiệm trong lúc làm việc thì phản đối rất mạnh, nhưng sau đó tham gia quảng cáo trên các mạng xã hội. Vấn đề này, Bộ Y tế thống nhất đề nghị kêu gọi tất cả cán bộ, các nhà khoa học, nhà quản lý của ngành y tế đã công tác giờ nghỉ hưu thì không tham gia quảng cáo."

Các ý kiến tại phiên họp cũng đề xuất đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tăng cường kiểm tra, giám sát của các bộ, ngành đối với công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả và lực lượng thực thi nhiệm vụ.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết thời gian tới Bộ tập trung hoàn thiện pháp luật, tập trung xây dựng Luật Thương mại điện tử để điều chỉnh hoạt động liên quan đến thương mại điện tử, đặc biệt là kiểm tra, xử lý triệt để hành vi vi phạm bày bán công khai hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng vi phạm Luật sở hữu trí tuệ.

Thủ tướng phát biểu tại buổi họp

Thủ tướng phát biểu tại buổi họp

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân kiến nghị: "Cần phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, chia sẻ dữ liệu nhằm quản lý phòng ngừa và xử lý sớm các vi phạm. Thứ hai cần phải có giải pháp đánh giá rủi ro. Đồng thời tập trung triển khai, rà soát, bám sát thị trường, bám sát địa bàn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ký cam kết đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, nhất là đối với các đối tượng kinh doanh trên nền tảng xã hội."

Kết luận phiên họp, Thủ tướng đề nghị tập trung mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất lưu thông hàng giả, hàng hóa không rõ nguồn xuất xứ, vi phạm sở hữu trí tuệ diễn ra từ 15/5 đến 15/6: "Sẽ mở một đợt tấn công cao điểm để đấu tranh truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất lưu thông hàng giả không có xuất xứ, vi phạm bản quyền vi phạm sở hữu trí tuệ. Tôi đề nghị sẽ thành lập một tổ công tác đặc biệt do đồng chí Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn là Tổ trưởng. Bộ Công an đề xuất biện pháp giải pháp, phương thức cách thức. Chúng ta phải tập trung làm là một đợt tấn công cao điểm. Nếu chúng ta lơ là buông lỏng, chủ quan để diễn biến rất phức tạp. Trong tình hình mới, tình hình phức tạp thì phải có biện pháp đặc biệt."

Thủ tướng đề nghị Bộ Nội vụ rà soát chức năng, nhiệm vụ của các bộ ngành không để "khoảng trống pháp lý" trong bối cảnh sắp xếp, tinh gọn bộ máy dẫn đến buông lỏng quản lý liên quan đến phòng chống tội phạm, liên quan đến buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại.

Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ, công an các địa phương xác lập chuyên án, đẩy nhanh tiến độ truy tố xét xử các vụ án, kịp thời đưa tin lên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm kịp thời răn đe, phòng ngừa.

Các đại biểu tham dự.

Các đại biểu tham dự.

Bộ Công Thương thực hiện quản lý nhà nước về lực lượng quản lý thị trường, chịu trách nhiệm chính kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại. Đồng thời hoàn thiện thể chế về thương mại điện tử, nhất là Luật Thương mại điện tử.

Thủ tướng nhấn mạnh ưu tiên thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững đất nước. Song song với đó các bộ, ngành, cơ quan chức năng phải tăng cường phối hợp với các địa phương ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới chấm dứt hoạt động gian lận thương mại và hàng giả, hàng nhái, nhất là buôn lậu, trốn thuế, thao túng, găm hàng, đội giá, đặc biệt đối với thuốc chữa bệnh, sữa, thực phẩm chức năng.

Đề nghị các lực lượng chức năng đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tăng cường kết nối, chia sẻ, cung cấp thông tin; triển khai và nâng cao hiệu quả các đường dây nóng, đảm bảo thu thập, xử lý kịp thời tin báo từ quần chúng nhân dân.

Thủ tướng cũng đề nghị Đài THVN, Đài TNVN, TTXVN và các cơ quan thông tấn báo chí tăng cường thời lượng, tập trung tuyên truyền chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đồng thời kiểm soát chặt các sản phẩm quảng cáo trên phương tiện truyền thông đại chúng.

Theo vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc tại xã Tả Gia Khâu

Tuyên truyền, vận động người dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc tại xã Tả Gia Khâu

Sáng 20/6, tại xã Tả Gia Khâu, Cục Xây dựng phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc (V05), Bộ Công an đã phối hợp với Công an tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo đảm an ninh, trật tự và xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở.

Sự cẩn trọng nghề báo

Sự cẩn trọng nghề báo

Một ngày giữa tháng 5, tôi có chuyến thực tế đến thôn Phìn Chải 2, xã A Lù, huyện Bát Xát, nơi xảy ra trận lũ lịch sử vào tháng 9/2024 khiến 7 người chết và hàng chục căn nhà bị sập đổ. Sau gần 1 năm trở lại nơi này, tôi tận mắt thấy cuộc sống đồng bào Mông nơi vùng “rốn lũ” đã hồi sinh. Trở về sau chuyến đi vất vả, đầy ắp thông tin, tư liệu trong sổ tay và hình ảnh đã chụp, tôi viết phóng sự “Trở lại vùng lũ A Lù”.

Chính phủ luôn đồng hành, tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí phát triển

Chính phủ luôn đồng hành, tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí phát triển

Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025), chiều 19/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc gặp mặt của Thường trực Chính phủ với lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các cơ quan báo chí nhằm tri ân, ghi nhớ công lao của các thế hệ người làm báo qua các thời kỳ.

Tổng kết 5 năm thực hiện Quy chế số 23 của Tỉnh ủy

Tổng kết 5 năm thực hiện Quy chế số 23 của Tỉnh ủy

Chiều 19/6, Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Quy chế số 23-QC/TU ngày 24/7/2020 về công tác phối hợp chỉ đạo, quản lý hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh (Quy chế số 23) và gặp mặt các cơ quan báo chí nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025).

Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025

Khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025

Ngày 19/6, lễ khai mạc Hội Báo toàn quốc 2025 với chủ đề chủ đề “Báo chí Việt Nam trung thành, sáng tạo, bản lĩnh, đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội).

fb yt zl tw