Thu hút khách quốc tế đến Việt Nam

Theo nhiều chuyên gia, với tốc độ tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam thời gian gần đây, nhiều khả năng ngành du lịch nước ta sẽ hoàn thành chỉ tiêu đón 18 triệu lượt khách trong năm, tương đương mức tăng kỷ lục trước dịch Covid-19 (năm 2019). So với mục tiêu năm 2024 của du lịch một số nước khu vực như Thái Lan và Malaysia thì con số này vẫn rất khiêm tốn. Du lịch Việt Nam còn nhiều điều cần làm nếu muốn trở thành điểm đến thu hút khách quốc tế hàng đầu khu vực.

1.jpg
Phố cổ Hội An (Quảng Nam) luôn là điểm du lịch hấp dẫn du khách trong nước và nước ngoài.

Theo thống kê của nền tảng du lịch kỹ thuật số Agoda công bố ngày 23/5 về số lượt tìm kiếm địa điểm lưu trú của du khách châu Âu trong tháng 4, điều đáng mừng là Việt Nam có lượng tìm kiếm tăng 66%, đứng thứ ba trong danh sách những điểm đến châu Á thu hút khách châu Âu.

Trong đó, Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha... là những nước châu Âu có lượng tìm kiếm nhiều nhất về du lịch Việt Nam. Điều này cho thấy, Việt Nam đang có sức hút đối với du khách quốc tế, nhất là từ các quốc gia có mức chi tiêu cao như châu Âu. Mặc dù vậy, bước qua mùa cao điểm đón khách quốc tế (thường từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 4 năm sau), thị trường du lịch inbound của Việt Nam đang có xu hướng trầm lắng hơn.

Bằng chứng là trong tháng 5/2024, Việt Nam đón 1,4 triệu lượt khách quốc tế, tăng 50% so với cùng kỳ 2023, nhưng giảm 10% so với tháng 4/2024. Vấn đề đặt ra là cần có giải pháp để biến sự chú ý, quan tâm của du khách thành quyết định du lịch của họ, giúp gia tăng lượng khách quốc tế đến Việt Nam, thậm chí ngay trong mùa thấp điểm.

Theo nhiều chuyên gia, độ “mở” về chính sách thị thực là yếu tố đầu tiên Việt Nam cần quan tâm khi muốn đón nhiều khách. Đây cũng là “đòn bẩy” đã được nhiều quốc gia trong khu vực tận dụng để thu hút khách quốc tế. Nhìn sang “đối thủ cạnh tranh” số một của du lịch Việt Nam là Thái Lan, có thể thấy Thái Lan luôn không ngại tung ra những quyết sách mạnh mẽ, linh hoạt liên quan đến thị thực.

Ngay sau khi kết thúc chính sách miễn thị thực cho khách Trung Quốc trong 5 tháng, Thái Lan đã “bắt tay” Trung Quốc miễn thị thực vĩnh viễn cho công dân hai nước từ tháng 3/2024. Để thu hút và thúc đẩy du khách lưu trú dài ngày, từ tháng 6/2024, Thái Lan cho phép du khách từ 93 quốc gia (trước đó là 57 quốc gia) lưu trú trong thời gian 60 ngày, công dân từ nhiều quốc gia khác cũng đủ điều kiện được phê duyệt cấp thị thực tại cửa khẩu...

Ở nước ta, những thay đổi về chính sách thị thực được đưa ra thời gian qua đã thông thoáng hơn nhiều so với trước, góp phần đưa lượng khách quốc tế đến Việt Nam vượt mục tiêu đề ra của năm 2023 và tiếp tục tăng trưởng khá tích cực những tháng đầu năm 2024. Nhưng rõ ràng, chính sách thị thực của Việt Nam vẫn còn thiếu hấp dẫn, nhất là so với một số nước trong khu vực.

Nhiều chuyên gia phân tích, trước dịch Covid-19, khách thường lên kế hoạch trước cả tháng, thậm chí vài tháng cho hành trình du lịch. Nhưng sau đại dịch, quyết định đi du lịch của khách có xu hướng tính theo ngày cho nên điểm đến nào có chính sách mở cửa thuận lợi sẽ dễ hút khách hơn. Đó là lý do Việt Nam cần tiếp tục có những nghiên cứu để điều chỉnh chính sách thị thực linh hoạt, giúp thu hút đa dạng các thị trường khách giàu tiềm năng.

Chủ tịch Lux Group Phạm Hà gợi ý, thời điểm này, Việt Nam nên tập trung thu hút khách từ một số thị trường khách có mức chi tiêu tốt như Australia, New Zealand. Các hãng hàng không lớn của Việt Nam đều có đường bay tới đây, hơn nữa, hiện đang là mùa đông của các quốc gia này, cho nên du khách có nhu cầu được du lịch tới những vùng nắng ấm như Việt Nam. Ông Hà cho rằng, nên miễn thị thực cho công dân hai nước này, đồng thời chinh phục họ bằng những sản phẩm nghỉ dưỡng biển, du lịch văn hóa, khám phá ẩm thực hấp dẫn...

Theo Chủ tịch Lux Group, mỗi thị trường cần có cách tiếp cận khác nhau dựa trên những nghiên cứu khác nhau về nhu cầu, sở thích khách hàng. Bên cạnh xây dựng chiến lược xúc tiến, quảng bá và xây dựng sản phẩm phù hợp hướng đến từng đối tượng khách, cần đặc biệt chú ý đến vấn đề quản lý điểm đến, một điểm yếu từng khiến du lịch Việt Nam “mất điểm” trong mắt du khách quốc tế những năm qua. Quản lý điểm đến tốt sẽ không những giữ được sức hấp dẫn mà còn bảo đảm khả năng phát triển bền vững của du lịch.

Bà Lương Thị Hoàng Lan, Giám đốc Kinh doanh Khối du lịch nghỉ dưỡng của Tập đoàn Sun Group đề xuất, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cần trở thành “nhạc trưởng” để triển khai các chiến dịch quảng bá, xúc tiến đến các thị trường quốc tế trọng điểm và tiềm năng, huy động sự tham gia của các điểm đến trong nước, các hãng hàng không và các doanh nghiệp du lịch lớn để tạo sức mạnh lan tỏa, đồng thời xây dựng những chương trình, sản phẩm có sức cạnh tranh cao, đủ sức thu hút du khách tại các thị trường quốc tế mục tiêu.

Khách du lịch quốc tế tham quan Hà Nội.
Khách du lịch quốc tế tham quan Hà Nội.

Nhấn mạnh tầm quan trọng trong hợp tác hàng không-du lịch để đưa khách đến Việt Nam, bà Lan cho rằng, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần phối hợp các đại sứ quán tại nhiều thị trường quốc tế trọng điểm và tiềm năng để có giải pháp mở thêm đường bay quốc tế đến với các điểm đến quan trọng của Việt Nam, như: Phú Quốc, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Nha Trang..., nhằm đa dạng hóa và gia tăng thị trường khách mới, hạn chế sự phụ thuộc vào một số thị trường khách du lịch truyền thống lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc...

Nhiều chuyên gia chia sẻ, sự tăng trưởng của bất kỳ thị trường khách nào ở thời điểm hiện tại (thí dụ như Hàn Quốc) đều có thể bị bão hòa trong tương lai, và đây là giải pháp để Việt Nam tìm kiếm những thị trường quốc tế mới mẻ, đủ sức bù đắp khi có sự biến động

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Sức hút từ du lịch sáng tạo

Thay vì chỉ tham gia các hoạt động trải nghiệm “cho vui”, khách du lịch trải nghiệm có chiều sâu, học hỏi những kỹ năng, kiến thức cùng cư dân bản địa, cùng sáng tạo các sản phẩm với cư dân, nghệ sĩ, nghệ nhân địa phương. Du lịch sáng tạo tạo ra sức hút, động lực phát triển mới cho ngành du lịch và khẳng định bản sắc văn hóa của các địa phương. Đây vừa là xu hướng mới, vừa là giải pháp mà các địa phương cần triển khai, nhân rộng.

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

[Ảnh] Hòa mình cùng thiên nhiên tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Vườn Quốc gia Hoàng Liên nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn kỳ vĩ, ở độ cao 1.000 - 3.000m so với mực nước biển, thuộc địa phận thị xã Sa Pa (Lào Cai) và một phần của huyện Tân Uyên (Lai Châu). Đây là điểm đến nhất định phải có trong cẩm nang du lịch của du khách khi đến với Sa Pa.

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về du lịch

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong đã ký ban hành kế hoạch số 2045/KH-BVHTTDL về kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng của các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở giáo dục đào tạo nghiệp vụ lĩnh vực du lịch và hướng dẫn viên du lịch...

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

Xu hướng du lịch gia đình của khách Việt Nam

53% du khách Việt Nam có kế hoạch du lịch cùng gia đình, đó là thông tin theo dữ liệu từ Dự đoán xu hướng du lịch 2025 của Booking.com. Điều này cho thấy du khách Việt Nam có xu hướng dành thời gian ý nghĩa bên người thân.

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

[Ảnh] Bình yên bản làng Mường Hoa

Xã Mường Hoa (thị xã Sa Pa) có 9 thôn với hơn 1.400 hộ dân sinh sống. Nơi đây tập trung chủ yếu các thành phần dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Kinh, trong đó 95% là người Mông. Với cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ cùng bản sắc văn hóa được gìn giữ, Mường Hoa thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm.

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Bảo Hà hướng tới đô thị du lịch tâm linh hiện đại

Tỉnh Lào Cai quan tâm đầu tư xây dựng đô thị Bảo Hà (Bảo Yên) với hạ tầng cơ sở đáp ứng phát triển du lịch. Đặc biệt, mới đây tỉnh đã điều chỉnh chương trình phát triển đô thị này đến năm 2030 để mở rộng và kết nối du lịch tâm linh liên vùng.

Sa Pa lãng mạn trong sắc hoa tầm xuân.

[Ảnh] Sa Pa dịu dàng sắc hoa tầm xuân

Sa Pa được thiên nhiên ưu đãi khí hậu mát mẻ, trong lành, là thiên đường của các loài hoa đua nhau khoe sắc. Tuy nhiên, có lẽ loài hoa dễ trồng, dễ chăm sóc nhất ở nơi đây chính là tầm xuân (hồng leo). Mùa này, bất cứ nơi đâu hay bất cứ con đường nào ở Sa Pa cũng rực rỡ sắc hoa tầm xuân. Hoa tầm xuân góp phần làm đẹp cảnh quan Khu du lịch quốc gia Sa Pa, đồng thời tạo điểm nhấn thu hút du khách.

Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát

Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát

Sáng 5/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về phát triển Dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai với Công ty TNHH Bảo tồn rừng và Du lịch sinh thái Evergreen và Công ty TNHH MTV Du lịch sinh thái bảo tồn rừng.

fb yt zl tw