Thông điệp đoàn kết của EU

Romania và Bulgaria đã vượt qua trở ngại cuối cùng trên hành trình gia nhập khu vực tự do đi lại Schengen, sau khi Áo “bật đèn xanh” cho nỗ lực kéo dài hơn mười năm của hai nước. Bước tiến này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế, mà còn gửi đi thông điệp về nỗ lực củng cố tình đoàn kết và sự thống nhất của Liên minh châu Âu (EU).

3.jpg
(Ảnh minh họa)

Sau nhiều năm chờ đợi, cơ hội trở thành thành viên đầy đủ của Schengen đã mở ra với Romania và Bulgaria khi Áo gạt bỏ rào cản cuối cùng trên con đường đưa hai nước vào khu vực tự do đi lại châu Âu. Theo đó, Bộ trưởng Nội vụ Áo tuyên bố, nước này dỡ bỏ quyền phủ quyết đối với tư cách thành viên đầy đủ của Bulgaria và Romania trong Schengen.

Quyết định nêu trên được đưa ra sau cuộc họp mới đây của Bộ trưởng Nội vụ ba nước, dưới sự chủ trì của Hungary, Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU. Ủy viên EU phụ trách nội vụ Ylva Johansson kỳ vọng, bước tiến này sẽ mở ra cánh cửa đưa Romania và Bulgaria trở thành thành viên đầy đủ của Schengen từ tháng 1/2025.

Quyết định của Áo nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ EU. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen bày tỏ vui mừng trước thông tin tích cực này, trong khi người đứng đầu Nghị viện châu Âu Roberta Metsola kỳ vọng sự gia nhập của hai nước Đông Nam Âu sẽ tiếp thêm sức mạnh cho Schengen.

Giới chuyên gia cho rằng, đây là kết quả xứng đáng cho nỗ lực của hai nước trong hơn mười năm qua. Chính thức trở thành thành viên “mái nhà chung EU” từ năm 2007, song Romania và Bulgaria đã trải qua một hành trình gia nhập Schengen đầy gian nan.

Năm 2011, EC xác nhận cả hai nước đã hội đủ điều kiện cần thiết để trở thành một phần của khu vực miễn thị thực châu Âu, nhưng cánh cửa vào Schengen vẫn không được khai thông trong nhiều năm sau đó, do vấp phải sự phản đối của một số nước thành viên. Hành trình gia nhập của Romania và Bulgaria gần như bị đóng băng trong 13 năm.

Phải đến cuối tháng 3/2024, Romania và Bulgaria mới có thể gia nhập một phần khu vực Schengen, mở đường cho việc đi lại bằng đường hàng không và đường biển mà không cần qua các thủ tục kiểm tra biên giới. Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát trên biên giới đất liền vẫn được duy trì do Áo kiên quyết phản đối vì lo ngại làn sóng người xin tị nạn tràn vào Lục địa Già qua hai nước này.

Gia nhập Schengen mang lại lợi ích đáng kể cho Romania và Bulgaria khi người dân có thể tự do đi lại, các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, tăng cường sự hiện diện tại thị trường hơn 400 triệu dân. Các chi phí về hậu cần và thời gian chờ thông quan giảm mạnh, mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Thủ tướng Romania Marcel Ciolacu nêu bật kỳ vọng về tác động tích cực đối với nền kinh tế khi nước này có tư cách thành viên đầy đủ của Schengen. Bộ Tài chính Romania ước tính, việc gia nhập khu vực tự do đi lại châu Âu có thể giúp nền kinh tế nước này tăng trưởng thêm 0,5% mỗi năm.

Đối với EU, việc khép lại hồ sơ Romania và Bulgaria gia nhập Schengen gửi đi thông điệp mạnh mẽ về sự thống nhất của liên minh. Thành quả này cũng củng cố ý tưởng về một châu Âu thống nhất, qua đó nâng cao hình ảnh của EU trên toàn cầu. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với Liên minh Cờ xanh, nhất là trong bối cảnh thời gian qua, nhiều nước EU tuyên bố siết chặt kiểm soát biên giới nội khối, nhằm ngăn dòng người di cư trái phép và bảo đảm an ninh. Mới đây nhất, Chính phủ Slovenia quyết định kéo dài thời gian kiểm soát biên giới khu vực Schengen với Croatia và Hungary thêm 6 tháng, thay vì kết thúc vào ngày 21/12/2024. Hà Lan cũng tuyên bố áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới bổ sung với các nước Schengen, dự kiến kéo dài 6 tháng, từ ngày 9/12. Các nước Italia, Áo, Đức… cũng triển khai những biện pháp tương tự.

Trong bối cảnh đó, việc Romania và Bulgaria gia nhập Schengen được đánh giá là bước đi cùng thắng, không chỉ tiếp thêm sức mạnh cho hai nền kinh tế, mà còn góp phần nêu cao đoàn kết, thống nhất của Liên minh Cờ xanh.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cuộc đàm phán cam go nhằm ngăn chặn sự nóng lên của Trái đất

Cuộc đàm phán cam go nhằm ngăn chặn sự nóng lên của Trái đất

Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) tại Baku (Azerbaijan) chưa thể tìm ra tiếng nói chung đối với vấn đề lớn là tài chính khí hậu trong những giờ đàm phán cuối cùng. Bất đồng khó có thể thỏa hiệp giữa các nước là yếu tố cản trở nỗ lực toàn cầu nhằm ngăn chặn sự nóng lên của Trái đất.

Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương

Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương

Những sáng kiến và đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế quan trọng như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Hội nghị thượng đỉnh của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định uy tín và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trên trường quốc tế.

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

fbytzltw