Thị xã Sa Pa: Quan tâm quản lý hoạt động bán trú trong trường học

Xác định công tác quản lý, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú là một trong những nhiệm vụ quan trọng nên trong những năm học qua, ngành giáo dục và đào tạo thị xã Sa Pa đặc biệt quan tâm thực hiện công tác này.

9 giờ sáng mỗi ngày, khi thực phẩm được vận chuyển đến khu vực bếp ăn nhà trường, Tổ Giám sát gồm đại diện Ban Giám hiệu, Công đoàn, giáo viên, nhân viên cấp dưỡng, phụ huynh học sinh Trường Tiểu học và THCS Hầu Thào (thị xã Sa Pa) đã có mặt để kiểm tra nhãn mác, đồng thời cân, đếm từng loại và đối chiếu với thực đơn hằng ngày. Đây là một trong những hoạt động của trường nhằm đảm bảo chế độ, chính sách cho học sinh bán trú.

IMG_1129.jpeg

Ngoài việc thành lập tổ giám sát, Trường Tiểu học và THCS Hầu Thào còn thực hiện niêm yết khẩu phần ăn tại bảng công khai bán trú, bếp ăn để nhân viên cấp dưỡng, người dân và chính quyền địa phương có thể theo dõi hằng ngày. Ngoài ra, nhà trường lắp camera tại bếp nấu, khu chế biến để giám sát quy trình nấu ăn (an toàn thực phẩm, định mức ăn cho học sinh); xây dựng thực đơn 3 món đối với bữa trưa và bữa tối; thực hiện đầy đủ việc kiểm thực 3 bước, lưu mẫu thức ăn…

Nhà trường đã thành lập ban quản lý bán trú, phân công giáo viên phụ trách phòng bán trú, quản lý học sinh sau giờ học. Trường cũng chú trọng giáo dục học sinh về các nhóm kỹ năng sống và thường xuyên tổ chức các hoạt động tư vấn tâm lý, sức khỏe cho học sinh. Ngoài giờ học chính khóa trên lớp, vào mỗi buổi tối, các thầy cô giáo thay phiên hướng dẫn học sinh bán trú ôn lại bài và chuẩn bị bài mới. Giáo viên cũng thường xuyên trò chuyện, chia sẻ, nắm tâm tư, nguyện vọng của học sinh để kịp thời tháo gỡ, giải quyết những khó khăn, giúp các em yên tâm học tập.

49.jpg

Thầy giáo Liễu Tiến Sơn, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Hầu Thào cho biết: Năm học 2023 - 2024, trường có 288 học sinh bán trú thuộc diện được hỗ trợ. Căn cứ các văn bản hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sa Pa, nhà trường đã tiếp thu, nghiên cứu và triển khai đến cán bộ, giáo viên, nhân viên để thống nhất phương pháp thực hiện. Trong các buổi họp phụ huynh, nhà trường triển khai các nội dung liên quan đến việc nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh tại trường, đồng thời hướng dẫn, tư vấn cho phụ huynh sử dụng kinh phí được hỗ trợ để mua đồ dùng học tập, đảm bảo học sinh có đủ sách, vở, bút… theo nhu cầu của từng khối lớp.

Không chỉ cấp tiểu học, THCS, ngành giáo dục - đào tạo thị xã Sa Pa còn tăng cường quản lý, giám sát chất lượng an toàn thực phẩm và chất lượng bữa ăn ngay từ cấp mầm non. Theo cô giáo Vũ Thị Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Đào, việc tổ chức các bữa ăn, bếp ăn của trẻ được Ban Kiểm tra nội bộ nhà trường thực hiện trong từng năm học. Bữa ăn của trẻ luôn đảm bảo 1 bữa chính và 1 bữa phụ. Hằng ngày, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm được nhà trường kiểm soát chặt chẽ, thực đơn món ăn được lên lịch theo tuần và chú trọng kiểm tra thực phẩm theo 3 bước (gồm kiểm tra nguồn nguyên liệu thực phẩm nhập vào, kiểm tra thực phẩm từ quá trình sơ chế, chế biến cho đến khi ăn và kiểm tra mẫu thức ăn lưu). Nhà trường cũng thực hiện nghiêm việc quyết toán chính sách hỗ trợ học sinh. Việc công khai tài chính, công khai bữa ăn hằng ngày của trẻ được tiến hành thường xuyên và ở nơi phụ huynh dễ theo dõi và kiểm tra.

Cô giáo Vũ Thị Thu Hương cho biết: Chúng tôi luôn đảm bảo chất lượng bữa ăn, định lượng dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi mầm non. Nhà trường chỉ ký kết hợp đồng với các cơ sở cung cấp thực phẩm uy tín, có nguồn gốc và xuất xứ sản phẩm rõ ràng. Quá trình chế biến, nhà trường yêu cầu nhân viên dinh dưỡng thực hiện nghiêm quy trình vệ sinh, từ dụng cụ chế biến đến sơ chế, nấu ăn, chia thức ăn cho trẻ...

50.jpg

Đánh giá về kết quả thực hiện chế độ, chính sách cho học sinh bán trú trên địa bàn thị xã, ông Nguyễn Trường Chinh, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sa Pa cho biết: Trong những năm qua, việc thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh bán trú luôn được ngành giáo dục thị xã Sa Pa thực hiện nghiêm túc, kịp thời, đúng quy định.

Với những kết quả đạt được, chất lượng giáo dục tại các trường được nâng lên, tạo được lòng tin đối với người dân trong việc gửi con em đến trường học tập.

Ông Nguyễn Trường Chinh, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Sa Pa

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng nền tảng thể lực cho thế hệ tương lai

Xây dựng nền tảng thể lực cho thế hệ tương lai

Trong bài viết “Tương lai cho thế hệ vươn mình”, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ: Để hướng tới năm 2045 với tầm nhìn về một Việt Nam phát triển toàn diện, việc định hướng phát triển con người, đặc biệt là thế hệ trẻ, trở thành ưu tiên chiến lược.

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Sau gần 2 tháng thực hiện Thông tư 29 về tăng cường quản lý dạy thêm học thêm, Bộ GD&ĐT khẳng định, chấm dứt dạy thêm học thêm tràn lan không còn là dự lệnh mà trở thành mệnh lệnh của toàn ngành. Trong khi thực tế, phụ huynh vẫn còn những ý kiến tranh cãi gay gắt trên các diễn đàn. 

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công nghệ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Cao đẳng Lào Cai đã và đang triển khai mạnh mẽ các giải pháp số hóa, mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

Tận tâm vì một mùa thi thành công

Tận tâm vì một mùa thi thành công

Thay vì những lớp học trả phí, nhiều giáo viên tại Lào Cai đã tự nguyện mở các lớp ôn tập miễn phí giúp học sinh củng cố kiến thức, đặc biệt đối với những học sinh cuối cấp chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng.

Sắc màu hội họa với học sinh

Sắc màu hội họa với học sinh

VỚI LỨA TUỔI HỌC SINH, SẮC MÀU HỘI HỌA LUÔN LÀ ĐIỀU THÚ VỊ, GIÚP CÁC EM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO, CẢM THỤ THẨM MỸ... THỜI GIAN QUA, CÁC TRƯỜNG HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐÃ CÓ NHIỀU CÁCH LÀM SÁNG TẠO ĐỂ HỌC SINH ĐƯỢC THỂ HIỆN TÀI NĂNG, NUÔI DƯỠNG NIỀM ĐAM MÊ NGHỆ THUẬT.

Tập trung cao độ cho kỳ thi tốt nghiệp

Tập trung cao độ cho kỳ thi tốt nghiệp

Chỉ còn 3 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025, các trường trung học phổ thông (THPT) trên cả nước đang tăng cường hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập, củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài. Đây là giai đoạn quan trọng, đòi hỏi sự tập trung cao độ và nỗ lực cao từ cả giáo viên và học sinh hướng đến kết quả tốt nhất.

Hội thảo tham vấn một số chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non, phổ thông

Hội thảo tham vấn một số chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non, phổ thông

Nhằm nắm bắt, làm rõ những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đối với nhà giáo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ngày 25/3, tại huyện Mường Khương, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã tổ chức Hội thảo tham vấn một số chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non, phổ thông; công tác phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số.

fb yt zl tw