Thị trường lúa gạo trong nước và xuất khẩu vẫn sôi động

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), ngày 18/8, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam đã cao hơn Thái Lan 10 USD/tấn, đạt mức 628 USD/tấn. Trong khi lệnh cấm xuất khẩu gạo tại một số quốc gia vẫn được duy trì thì sản lượng và giá xuất khẩu gạo của Việt Nam dự báo vẫn còn tiếp tục biến động.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Sản xuất lúa của Việt Nam hiện vẫn thuận lợi, bảo đảm nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Sản xuất lúa của Việt Nam hiện vẫn thuận lợi, bảo đảm nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Giá gạo xuất khẩu tăng nên kéo theo giá lúa cũng tiếp tục tăng, đạt bình quân từ 7.500 đồng/kg trở lên ở hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Nhu cầu tiêu thụ cao

Số liệu từ VFA cho thấy, tại An Giang, giá lúa OM18 ở mức 7.800-8.000 đồng/kg; lúa Đài thơm 7.400-7.600 đồng/kg; lúa Nàng Hoa 9 đạt 7.200-7.600 đồng/kg; lúa Nhật 7.800-8.000 đồng/kg. Với lúa nếp, nếp Long An tươi ở mức 6.900-7.400 đồng/kg. Với mặt hàng gạo, giá gạo biến động trái chiều giữa các chủng loại. Theo đó, giá gạo nguyên liệu điều chỉnh giảm 50 đồng/kg xuống còn 12.000 đồng/kg, trong khi đó gạo thành phẩm tăng 200 đồng/kg, lên mức 14.000-14.100 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, giá tấm IR504 và cám khô điều chỉnh tăng lần lượt 100 đồng/kg và 50 đồng/kg, lên mức 11.700 đồng/kg tấm và 7.600 đồng/kg cám khô.

Theo số liệu từ Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc lũy kế 6 tháng đầu năm 2023 đạt 391 triệu USD, đạt 90,4% kim ngạch 2022 với 677,9 nghìn tấn, đạt 79,7% lượng năm 2022. Tại thị trường ASEAN, lũy kế 6 tháng đầu năm 2023 xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, đạt 76% kim ngạch 2022 với 2,5 triệu tấn, đạt 71,6% lượng năm 2022.

Trong tháng 6, giá xuất khẩu gạo thơm bình quân sang thị trường này đạt 569 USD/tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2022; giá xuất khẩu gạo trắng bình quân ở mức 516 USD/tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2022; giá xuất khẩu gạo nếp bình quân đạt 576 USD/tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2022.

Tại thị trường Liên minh châu Âu (EU), lũy kế 6 tháng đầu năm 2023 đạt 38,7 triệu USD, đạt 65,4% kim ngạch 2022 với 58,2 nghìn tấn, đạt 68,5% lượng năm 2022. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc đạt 21,1 triệu USD, đạt 63% kim ngạch 2022; khối lượng đạt 43 nghìn tấn, đạt 65,4% lượng năm 2022. Với thị trường Mỹ, lũy kế 6 tháng 2023 đạt 12,1 triệu USD, đạt 65,1% kim ngạch năm 2022; sản lượng đạt 16,4 nghìn tấn, đạt 66,7% khối lượng năm 2022.

Bám sát diễn biến thị trường

Để tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp trong nước vẫn tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 5/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia và thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu gạo bền vững trong giai đoạn hiện nay. Theo đó, chủ động theo dõi tình hình thương mại gạo toàn cầu, trao đổi thông tin cùng Hiệp hội lương thực Việt Nam để kịp thời báo cáo các bộ, ngành liên quan những vấn đề phát sinh và đề xuất biện pháp xử lý. Tìm hiểu kỹ các đối tác trước khi ký hợp đồng, đặc biệt thận trọng trong giao, nhận và thanh toán các lô hàng để tránh bị lừa đảo.

Về thị trường, theo báo cáo tổng hợp từ Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn thì các thông tin của Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan cho thấy nước này có thể sẽ xuất khẩu 9 triệu tấn gạo năm nay do nhu cầu nhập khẩu tăng của thị trường thế giới trước những lo ngại về tác động tiêu cực của El Nino. Riêng trong 6 tháng cuối năm 2023 Thái Lan có thể xuất khẩu từ 4-5 triệu tấn gạo sau khi đã xuất khẩu 4,1 triệu tấn trong 6 tháng đầu năm. Theo Cục Trồng trọt Philippines, quốc gia này đã nhập khẩu 1,81 triệu tấn gạo trong 6 tháng đầu năm 2023, giảm 6,43% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 6 tháng đầu năm, Việt Nam tiếp tục là thị trường cung cấp gạo lớn nhất cho Philippines với 1,61 triệu tấn, chiếm 89,09%. Còn theo Hiệp hội gạo Campuchia, xuất khẩu gạo xay xát của nước này trong nửa đầu năm 2023 ước đạt 329.633, tấn trị giá 229,23 triệu USD, bằng 47,09% kế hoạch xuất khẩu 700.000 tấn trong năm 2023. Hiện tại, gạo của Campuchia được xuất khẩu tới 52 quốc gia và vùng lãnh thổ thông qua 50 doanh nghiệp xuất khẩu. Về chủng loại xuất khẩu, gạo thơm chiếm 85,08%, gạo trắng hạt dài chiếm 11,34%, gạo đồ 2,42%, gạo hữu cơ 1,02% và gạo trắng hạt ngắn 0,14%.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Vị thế nền kinh tế lớn thứ 35 thế giới

Nhìn vào một số chỉ dấu quan trọng, phản ánh rõ sự lớn mạnh của nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của người dân, có thể khẳng định, sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội.

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

“Cầu nối” tinh thần đoàn kết trong xây dựng nông thôn mới

Thôn Nam Hải, xã Sơn Hải (huyện Bảo Thắng) có 217 hộ với hơn 800 khẩu. Đây là thôn điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới với hàng nghìn mét vuông đất được hiến, mô hình “Đường rộng - sáng điện - nhiều hoa” hình thành nhưng ít ai biết quá trình triển khai thực hiện các tiêu chí nông thôn mới ở đây từng khó khăn. Người góp phần tháo gỡ những nút thắt, trở thành “cầu nối” tinh thần đoàn kết trong Nhân dân là bà Bùi Thị Hợp, Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ tuyên vận thôn Nam Hải.

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tỏa sáng tinh thần lao động

Tranh thủ kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, trong khi nhiều người dành thời gian đi chơi, nghỉ dưỡng thì trên các công trường, dưới cái nắng 40 độ C đến 41 độ C, khí thế thi công vẫn diễn ra sôi động, tỏa sáng tinh thần lao động.

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Hăng say lao động, sản xuất trong dịp nghỉ lễ

Do đặc thù công việc và đảm bảo kế hoạch sản xuất, kinh doanh của năm cũng như tiến độ giao hàng theo hợp đồng ký kết với các đối tác nên hầu hết doanh nghiệp, nhà máy, đơn vị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh xuyên dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng

Theo Tổng cục Thống kê, trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 238,88 tỷ USD; cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,4 tỷ USD. Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 41,6 tỷ USD.

Đường thêm lớn, đời thêm vui

Đường thêm lớn, đời thêm vui

"Đường lớn đã mở rồi, người dân Bản Lắp vui lắm. Đây sẽ là điều kiện để việc đi lại, giao thương của người dân được dễ dàng, thuận lợi hơn. Sản phẩm của bà con làm ra vì thế cũng được nâng cao giá trị…”, anh Bàn Quang Tiến, Bí thư Chi bộ thôn Bản Lắp đưa tôi đi một vòng quanh thôn ngắm những tuyến đường đang được mở rộng còn nguyên màu đất đỏ, hào hứng nói, đôi mắt ăm ắp niềm vui.

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Vị thế của hàng Việt ngày càng được nâng cao

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã chú trọng xây dựng và có sự đầu tư thích đáng cho công nghệ, sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, ngày càng nhiều sản phẩm hàng Việt Nam được người tiêu dùng thế giới tin tưởng.

Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Si Ma Cai: Bảo tồn vùng chè Shan cổ thụ

Trên địa bàn huyện Si Ma Cai có gần 1.800 cây chè Shan cổ thụ, phân bố chủ yếu ở các xã có địa hình núi cao 1.100 - 1.600 m so với mực nước biển như Lùng Thẩn, Quan Hồ Thẩn, Thào Chư Phìn, Nàn Sín. Những cây chè Shan hiện có tuổi đời hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nhưng phải đối mặt với nguy cơ sụt giảm diện tích.

fb yt zl tw