Tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Chính phủ lưu ý, sửa đổi quy định pháp luật để tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo theo hướng chấp nhận rủi ro, đầu tư mạo hiểm và độ trễ trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 57/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Theo đó, Chính phủ yêu cầu trong thời gian tới cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện 7 nhiệm vụ.

Xóa bỏ mọi tư tưởng, quan niệm, rào cản đang cản trở sự phát triển

Cụ thể, Chính phủ yêu cầu nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy, xác định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, tạo xung lực mới, khí thế mới trong toàn xã hội về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Trong đó, Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương xây dựng, ban hành quy định trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan nhà nước trực tiếp phụ trách, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số của cơ quan, tổ chức; quy định về trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức…

Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan và nghe giới thiệu Mô hình kinh tế tuần hoàn từ chất thải - một sản phẩm của Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam nghiên cứu. Ảnh: Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan và nghe giới thiệu Mô hình kinh tế tuần hoàn từ chất thải - một sản phẩm của Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam nghiên cứu. Ảnh: Nhật Bắc

Nhiệm vụ nữa được Chính phủ đặt ra là khẩn trương, quyết liệt hoàn thiện thể chế; xóa bỏ mọi tư tưởng, quan niệm, rào cản đang cản trở sự phát triển; đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết đề ra mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á, nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo, trung tâm phát triển một số ngành, lĩnh vực công nghiệp công nghệ số mà Việt Nam có lợi thế; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các nước tiên tiến...

Trong đó, Chính phủ yêu cầu các bộ ngành, địa phương rà soát, tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản về thể chế, chính sách trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và nguồn nhân lực chất lượng cao.

Đặc biệt là xây dựng, ban hành cơ chế đặc thù về đầu tư, đầu tư công, mua sắm công các sản phẩm là kết quả của nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản phẩm, dịch vụ số để đẩy nhanh chuyển đổi số quốc gia.

Chính phủ lưu ý, sửa đổi quy định pháp luật để tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo theo hướng chấp nhận rủi ro, đầu tư mạo hiểm và độ trễ trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Cụ thể là sửa đổi Luật Khoa học và Công nghệ (2013) và các luật có liên quan trong dự án xây dựng Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo.

Trong đó tập trung vào 3 nội dung: Tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo hành lang pháp lý thuận lợi thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý nhà nước; tập trung nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước, thu hút đầu tư ngoài ngân sách cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Cùng với đó là bổ sung các chính sách tháo gỡ điểm nghẽn và hoàn thiện Luật Công nghiệp công nghệ số; xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi và đơn giản hóa thủ tục hành chính về đầu tư trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để thu hút, sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực đầu tư...

Ngoài ra Chính phủ cũng yêu cầu tăng cường đầu tư, hoàn thiện hạ tầng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Trong đó, phấn đấu đến năm 2030, có ít nhất 5 dự án, chương trình trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ số, nhà máy thông minh, đô thị thông minh... được triển khai.

Đồng thời, xây dựng chính sách ưu đãi về thuế đối với các hoạt động đầu tư, mua, thuê các sản phẩm, dịch vụ số; xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích việc xây dựng các phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu và phát triển khoa học, công nghệ.

Đáng chú ý là việc xây dựng ngành công nghiệp Internet vạn vật (IoT) và một số khu công nghiệp chuyên biệt phát triển IoT.

Cấp học bổng, miễn giảm học phí cho sinh viên, học viên các ngành STEM

Việc phát triển, trọng dụng nhân lực chất lượng cao, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia cũng là một trong các nhiệm vụ trọng tâm được Chính phủ đặt ra.

Trong đó, xây dựng và triển khai các chính sách phát hiện và bồi dưỡng tài năng STEM từ sớm, quy hoạch và đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống trường chuyên, trường năng khiếu về khoa học tự nhiên.

Cùng với đó là rà soát, sửa đổi các quy định về chính sách cấp học bổng, miễn giảm học phí cho sinh viên, học viên các ngành STEM phục vụ phát triển công nghệ chiến lược, những người tham gia các chương trình đào tạo kỹ sư an ninh mạng, vật liệu tiên tiến từ nguồn ngân sách nhà nước.

Chính phủ cũng yêu cầu triển khai các chương trình đào tạo kỹ sư, thạc sĩ và tiến sĩ tài năng trong các ngành khoa học cơ bản, các ngành kỹ thuật và công nghệ then chốt phục vụ phát triển công nghệ chiến lược…

Nhiệm vụ quan trọng khác là đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo trong hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị; nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia, hiệu lực quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, bảo đảm quốc phòng và an ninh.

Trong đó, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ để xây dựng các cơ sở khoa học nhằm trợ giúp việc ra quyết định trong hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước; xây dựng mô hình trung tâm giám sát điều hành thông minh nhằm tăng cường quản lý công, nâng cao hiệu lực quản trị, hiệu quả điều hành của các cấp chính quyền…

Đồng thời xây dựng kế hoạch để mỗi người dân có danh tính số, phương tiện số, kỹ năng số và tài khoản số, hình thành công dân số…

Chính phủ cũng nhấn mạnh đến việc thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Trong đó có việc xây dựng cơ chế thu hút doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới đặt trụ sở, đầu tư nghiên cứu, sản xuất tại Việt Nam theo nguyên tắc: Sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực Việt Nam đang ưu tiên; có phát triển công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam; có đầu tư Trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam với tỷ lệ 1% - 3% doanh thu…

Chính phủ cũng đặt ra nhiệm vụ tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Cụ thể là đẩy mạnh hợp tác quốc tế đa phương, song phương với các quốc gia, vùng lãnh thổ, các tập đoàn đa quốc gia có trình độ khoa học, công nghệ, chuyển đổi số phát triển, các tổ chức quốc tế, các viện nghiên cứu hàng đầu thế giới về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo…

Đồng thời, xây dựng đề án Việt Nam chủ động tham gia vào các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế; có cơ chế xây dựng đội ngũ chuyên gia tham gia vào các vị trí lãnh đạo các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế, tham gia các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn của một số lĩnh vực liên quan đến phát triển công nghệ chiến lược…

Theo vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tổ chức ngày hội truyền thông với chủ đề "Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường"

Tổ chức ngày hội truyền thông với chủ đề "Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường"

Sáng 21/4, Thư viện tỉnh Lào Cai phối hợp với Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai tổ chức Ngày hội truyền thông về internet, chuyển đổi số, STEM và phát triển văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề: “Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường". Hoạt động được tổ chức nhằm thực hiện hiệu quả Kế hoạch về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Lào Cai.

Đổi mới tư duy làm thông tin đối ngoại trong kỷ nguyên số

Đổi mới tư duy làm thông tin đối ngoại trong kỷ nguyên số

Với thông điệp về sự cần thiết của việc đổi mới từ cách nghĩ đến cách làm trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tọa đàm "Kinh nghiệm triển khai hiệu quả công tác thông tin đối ngoại ở ngoài nước, nâng cao kỹ năng truyền thông số" nhằm nâng cao hiệu quả quảng bá hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế trong bối cảnh truyền thông thay đổi nhanh chóng.

Lan tỏa giá trị di sản Việt trên nền tảng số, thúc đẩy du lịch bền vững

Lan tỏa giá trị di sản Việt trên nền tảng số, thúc đẩy du lịch bền vững

Ngày 17/4, tại Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Bảo tồn Di sản văn hóa Việt Nam phối hợp cùng nền tảng TikTok LIVE tổ chức chương trình “Nét đẹp Việt” mùa 3 với chủ đề “Chạm vào di sản”. Sự kiện nhằm quảng bá văn hóa, di sản Việt Nam, đồng thời thúc đẩy du lịch bền vững qua nền tảng số.

Áp dụng AI vào quản lý pháp luật là hướng đi tất yếu của thời đại số

Áp dụng AI vào quản lý pháp luật là hướng đi tất yếu của thời đại số

Trong kỷ nguyên chuyển đổi số mạnh mẽ, việc tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào lĩnh vực pháp luật không còn là viễn cảnh xa vời mà đã trở thành một xu hướng tất yếu. Tại Việt Nam, ngành Tòa án đang tiên phong trong công cuộc này với dự án “Trợ lý ảo Tòa án nhân dân”, một bước tiến quan trọng nhằm xây dựng hệ thống Tòa án điện tử.

Tập huấn kiến thức cho thành viên cốt cán của tổ công nghệ số cộng đồng

Tập huấn kiến thức cho thành viên cốt cán của tổ công nghệ số cộng đồng

Tỉnh đoàn Lào Cai triển khai chương trình tập huấn kiến thức cho các thành viên cốt cán của tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn toàn tỉnh. Chương trình diễn ra trong 9 ngày, lần lượt tại 9 huyện, thị xã, thành phố; huyện Bảo Yên là địa phương đầu tiên thực hiện nội dung này.

AI cách mạng hóa ngành dự báo thời tiết

AI cách mạng hóa ngành dự báo thời tiết

Ngành dự báo thời tiết đã có những bước tiến lớn về độ chính xác nhưng vẫn gặp khó khăn với các dự đoán siêu cục bộ. Tuy nhiên, sự gia tăng của các mô hình thời tiết AI trong những năm gần đây đã giúp các công ty thương mại nhỏ phát triển khả năng đưa ra các dự đoán chuyên biệt, như lượng mưa tại một khu phố cụ thể hay tốc độ gió tác động lên turbine.

Doanh nghiệp nhà nước phải cùng đất nước tăng trưởng cao, bền vững

Doanh nghiệp nhà nước phải cùng đất nước tăng trưởng cao, bền vững

Kết luận Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với doanh nghiệp nhà nước với chủ đề tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng vào sáng 15/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ luôn đồng hành, tạo điều kiện tốt nhất và sẵn sàng giải quyết các đề xuất, kiến nghị, tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp nhà nước phát triển nhanh, bền vững.

Bài cuối: Nền tảng dùng chung còn bất cập

Những rào cản trong chuyển đổi số ở cơ sở Bài cuối: Nền tảng dùng chung còn bất cập

Trong quá trình chuyển đổi số, nền tảng số đóng vai trò quan trọng tương tự như hạ tầng xây dựng cơ bản trong thế giới thực. Một nền tảng số thống nhất, kết nối toàn bộ hệ thống quản lý sẽ giúp chính quyền cấp xã hoạt động hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Tuy nhiên, hiện nay, một trong những thách thức lớn trong chuyển đổi số cấp xã tại Lào Cai là chưa có một nền tảng dùng chung, khiến dữ liệu bị phân mảnh, công tác quản lý gặp nhiều khó khăn.

Chủ động khắc phục suy hao cáp quang, đảm bảo đường truyền ổn định

Xí nghiệp Lưới điện cao thế Lào Cai: Chủ động khắc phục suy hao cáp quang, đảm bảo đường truyền ổn định

Trong thời kỳ chuyển đổi số mạnh mẽ, hạ tầng truyền dẫn ổn định là yếu tố then chốt giúp ngành điện vận hành hiệu quả và nâng cao chất lượng dịch vụ. Nhận thức rõ điều đó, Xí nghiệp Lưới điện cao thế (LĐCT) Lào Cai - Công ty Điện lực Lào Cai đã và đang chủ động thực hiện các giải pháp kỹ thuật nhằm duy trì và nâng cao chất lượng hệ thống truyền dẫn cáp quang, đảm bảo kết nối thông suốt phục vụ sản xuất - kinh doanh và điều hành lưới điện.

Ứng dụng AI trong giảng dạy

Ứng dụng AI trong giảng dạy

Những năm gần đây, giáo dục Lào Cai đã có những bước tiến mạnh mẽ trong việc ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy. Tại nhiều trường học, AI không chỉ giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học mà còn giúp học sinh tiếp cận kiến thức một cách trực quan, sinh động hơn. Nhờ các nền tảng học liệu số, công cụ tương tác thông minh và phần mềm hỗ trợ giảng dạy, nhiều tiết học đã trở nên hấp dẫn, kích thích sự sáng tạo và khả năng tự học của học sinh.

Bài 2: Kỹ năng của người dân và vấn đề đặt ra

Những rào cản trong chuyển đổi số ở cơ sở: Bài 2: Kỹ năng của người dân và vấn đề đặt ra

Chuyển đổi số không chỉ là nhiệm vụ của chính quyền hay doanh nghiệp mà còn cần sự tham gia của tất cả người dân. Tuy nhiên, đối với các địa phương vùng cao, vùng dân tộc thiểu số nơi có điều kiện kinh tế - xã hội, hạ tầng viễn thông còn nhiều khó khăn, việc nâng cao kiến thức, kỹ năng số cho người dân, giúp họ thích nghi với môi trường số, tiếp cận các dịch vụ công trực tuyến và kinh tế số vẫn đang là một thách thức lớn.

fb yt zl tw