Thành phố Lào Cai: Quan tâm bảo tồn văn hoá dân tộc

Giữa dòng chảy của cuộc sống hiện đại vẫn có những cộng đồng người dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố đang nỗ lực bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
2.jpg

Đều đặn các buổi tối thứ 2, 4, 6 hằng tuần, các thành viên Câu lạc bộ Bản sắc dân tộc Tày, phường Bình Minh lại có mặt đầy đủ ở nhà văn hóa để tập múa hát - điệu múa cổ của người Tày. Khi tiếng nhạc vang lên, mọi mệt mỏi trong ngày tan biến, chỉ còn sự hăng say nhún nhảy theo điệu nhạc. Trực tiếp truyền dạy điệu múa cổ cho các thành viên câu lạc bộ, bà Lương Thị Trưởng (tổ 11, phường Bình Minh) không giấu được niềm vui, tự hào khi bản sắc văn hóa của dân tộc mình được nhiều thế hệ người Tày trân trọng.

Bà Trần Thị Đông, Phó Chủ tịch UBND phường Bình Minh cho biết: Phường có 2 tổ dân phố có 100% đồng bào Tày sinh sống với nhiều nét văn hóa đặc sắc. Việc thành lập, duy trì Câu lạc bộ Bản sắc dân tộc là cách làm hiệu quả để giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc Tày trên địa bàn.

3.jpg

Được thành lập tháng 8/2012, Câu lạc bộ Bản sắc dân tộc xã Hợp Thành ngày càng phát triển và thu hút đông phụ nữ tham gia. Thông qua các hoạt động như duy trì nghề thêu, giữ gìn điệu múa xòe truyền thống, câu lạc bộ đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao đời sống tinh thần cho người dân và xây dựng nếp sống văn hóa trong cộng đồng.

Chị Đào Thị Xuân, thành viên Câu lạc bộ Bản sắc dân tộc xã Hợp Thành tâm sự: Đến nay, câu lạc bộ có hơn 40 thành viên, thu hút các “hạt giống” văn hóa, văn nghệ của xã tham gia sinh hoạt, truyền dạy các làn điệu dân ca, dân vũ, các phong tục, nghi lễ mang đậm bản sắc các dân tộc Tày, Giáy, Xá Phó. Nhiều chương trình biểu diễn, giao lưu văn hóa - văn nghệ, hội diễn văn nghệ quần chúng trên địa bàn xã và thành phố Lào Cai có sự góp mặt của Câu lạc bộ Bản sắc dân tộc xã Hợp Thành.

Đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Hợp Thành vẫn giữ được một số nghề truyền thống như nghề làm hương của người Giáy, người Tày; nghề làm chõ xôi, làm bánh, đan lát; nghề thêu may của người Xá Phó. Bên cạnh đó, xã Hợp Thành duy trì các đội văn nghệ và Câu lạc bộ Bản sắc dân tộc, bà con sẵn sàng biểu diễn phục vụ du khách, hướng tới phát triển du lịch cộng đồng.

Ông Trịnh Văn Biên, Phó Chủ tịch UBND xã Hợp Thành, thành phố Lào Cai cho biết

Trong những năm qua, cùng với phát triển kinh tế - xã hội, thành phố Lào Cai luôn chú trọng bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Năm 2023, thành phố Lào Cai thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Theo đó, tại các xã Hợp Thành, Tả Phời, Thống Nhất, Cốc San,... thành phố hỗ trợ mở các lớp truyền dạy nghề truyền thống, nghi lễ dân gian, xây dựng các câu lạc bộ, đội văn nghệ…

4.jpg

Thực hiện tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc sẽ mang lại nhiều lợi ích, góp phần xây dựng thành phố Lào Cai văn minh, hiện đại, giàu bản sắc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngày hội "Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng"

Ngày hội "Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng"

Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng” sẽ diễn ra từ ngày 25 - 29/6 tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (thành phố Hải Phòng) với sự tham gia của các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Trải nghiệm nghề chạm khắc bạc của người Dao

Trải nghiệm nghề chạm khắc bạc của người Dao

Người Dao ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát hiện vẫn lưu giữ được nhiều nghề truyền thống, trong đó có nghề chạm khắc bạc. Các sản phẩm bằng bạc được chế tác tinh xảo, tỉ mẩn đã góp phần tạo nên nét văn hóa độc đáo của đồng bào Dao.

Những bản đúc nổi trên cửu đỉnh cố đô Huế được vinh danh di sản tư liệu thế giới

Những bản đúc nổi trên cửu đỉnh cố đô Huế được vinh danh di sản tư liệu thế giới

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi"

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi"

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi" là nhan đề một bài viết được hãng thông tấn Prensa Latina đăng tải ngày 7/5 nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" của quân và dân ta.

Lan tỏa nghệ thuật hát xẩm theo cách của người trẻ

Lan tỏa nghệ thuật hát xẩm theo cách của người trẻ

Trước guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, những tưởng giới trẻ đang dần thờ ơ với các giá trị nghệ thuật truyền thống. Nhưng không, vẫn có những người trẻ âm thầm thắp lên ngọn lửa tình yêu với di sản văn hóa cha ông. Trong đó, nhóm bạn trẻ đến từ Xẩm 48h là ví dụ tiêu biểu.

fb yt zl tw