Thái Lan tuyên bố sẽ gia nhập BRICS

Chính phủ Thái Lan cho biết, tầm nhìn của Bangkok về tương lai phù hợp với các nguyên tắc của BRICS và việc tham gia nhóm sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nước này.

Ngày 28/5, RT đưa tin chính phủ Thái Lan sẽ nộp đơn xin gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) trong thời gian tới. Thái Lan cũng là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên công khai kế hoạch tham gia BRICS.

Theo người phát ngôn chính phủ Thái Lan Chai Wacharonke, nội các Thái Lan đã phê chuẩn các văn bản cần thiết nhằm chuẩn bị cho việc gia nhập BRICS.

BRICS mở rộng chiếm khoảng 30% nền kinh tế toàn cầu với dân số khoảng 3,5 tỷ người, tương đương 45% tổng dân số thế giới.

BRICS mở rộng chiếm khoảng 30% nền kinh tế toàn cầu với dân số khoảng 3,5 tỷ người, tương đương 45% tổng dân số thế giới.

Trong bức thư bày tỏ ý định gia nhập gửi cho BRICS, Bangkok cho biết hiểu rõ tầm quan trọng của thế giới đa cực và vai trò ngày càng tăng của các nước đang phát triển trong các vấn đề quốc tế.

Bức thư cũng cho biết tầm nhìn của Thái Lan về tương lai phù hợp với các nguyên tắc của BRICS và việc tham gia nhóm sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nước này về nhiều mặt, bao gồm nâng cao vị thế của Bangkok trên trường quốc tế và tạo cơ hội tham gia định hình trật tự thế giới mới.

Trước đó, BRICS đã mời các quốc gia không phải thành viên có mong muốn gia nhập nhóm tham dự hội nghị thượng đỉnh dự kiến ​​diễn ra vào cuối tháng 10 tại Kazan, Nga.

Ông Chai cho biết, việc tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS sẽ là cơ hội để Thái Lan đẩy nhanh quá trình nộp đơn.

BRICS là nhóm các nền kinh tế mới nổi với 5 thành viên Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, chiếm hơn 40% dân số toàn cầu và khoảng 1/4 GDP thế giới. Nam Phi đang là quốc gia chủ tịch.

Tại hội nghị thượng đỉnh tháng 8/2023, BRICS đã thông qua tuyên bố chung, trong đó có kết nạp 6 thành viên mới gồm Argentina, Ai Cập, Iran, Ethiopia, Ả Rập Xê-Út và Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) từ năm 2024

BRICS mở rộng chiếm khoảng 30% nền kinh tế toàn cầu với dân số khoảng 3,5 tỷ người, tương đương 45% tổng dân số thế giới. Nhóm này cũng chiếm hơn 40% sản lượng dầu của thế giới.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, BRICS hiện chiếm tới 36% GDP toàn cầu xét theo sức mua tương đương (PPP), so với chỉ hơn 30% của G7. BRICS đặt mục tiêu vượt qua G7 về GDP danh nghĩa toàn cầu trong 4 năm tới.

Theo vtcnews.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương

Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương

Những sáng kiến và đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế quan trọng như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Hội nghị thượng đỉnh của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định uy tín và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trên trường quốc tế.

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Qatar tuyên bố tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về Gaza

Ngày 9/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Qatar, Majed Al Ansari, tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza cho tới khi Hamas và Israel chứng minh được “thái độ nghiêm túc” trong đối thoại.

fbytzltw