Thái Lan khuyến cáo nông dân khi Trung Quốc tự trồng được sầu riêng

Thái Lan khuyên người nông dân và các nhà xuất khẩu nâng cao chất lượng cùng sự tươi ngon của sầu riêng trong bối cảnh Trung Quốc đã bắt đầu trồng được loại quả này, với tiềm năng tăng trưởng đáng kể.

Sầu riêng được bày bán tại tỉnh Chanthaburi, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Sầu riêng được bày bán tại tỉnh Chanthaburi, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN

Văn phòng Xúc tiến Thương mại Thái Lan tại Hạ Môn, Trung Quốc, cho biết Trung Quốc đã sản xuất được sầu riêng ở Hải Nam, bán với giá 300 baht (207.000 đồng) cho 0,5 kg. Đây được coi là thành công lớn của ngành sầu riêng Trung Quốc.

Theo báo cáo từ China News Service, Trung Quốc đã trồng sầu riêng rộng rãi ở các khu vực như Tam Á và Yucai đều ở Hải Nam. Sầu riêng đã sinh trưởng tốt, đạt kích thước tương đương quả bóng chuyền. Vào năm 2024, khoảng 500 cây đã bắt đầu cho quả. Lô sầu riêng đầu tiên từ Hải Nam dự kiến sẽ được tung ra thị trường vào cuối tháng 6.

Sầu riêng Hải Nam đã được trồng từ 4 năm trước và năm 2024 này đánh dấu vụ thu hoạch đầu tiên. Một cây sầu riêng bốn năm tuổi có thể “đẻ” tới 19 quả, mỗi quả nặng khoảng 2kg. Mùa thu hoạch sầu riêng Hải Nam kéo dài từ tháng 6 đến tháng 8, với cao điểm dự kiến vào tháng 7.

Theo ước tính, sầu riêng sẽ được trồng ở trên hơn 6.600ha tại Hải Nam trong vòng 3 đến 5 năm tới. Nhưng có thách thức như năng lực sản xuất hạn chế và thời tiết khó lường, bao gồm cả bão. Thân cây sầu riêng mỏng manh nên khó chịu được gió mạnh. Mặc dù sầu riêng đã được trồng thành công ở tỉnh Hải Nam nhưng địa hình ở đây vẫn chưa phải là lý tưởng cho loại quả này.

Thông thường, sầu riêng là loại cây ăn quả lớn, lâu năm, phát triển mạnh ở nhiệt độ từ 25 độ C đến 30 độ C, khiến chúng phù hợp nhất với khí hậu nhiệt đới, giống như ở khu vực Đông Nam Á. Vào tháng 5, sầu riêng Hải Nam đã bắt đầu thâm nhập thị trường Trung Quốc sớm hơn dự kiến khoảng một tháng, với giá bán khoảng 60 nhân dân tệ (280.000 đồng)/0,5kg. Do diện tích trồng trọt ở Trung Quốc còn hạn chế nên nguồn cung thấp, khiến giá cao.

Văn phòng Xúc tiến Thương mại Thái Lan tại Hạ Môn phân tích: “Trung Quốc có thể trồng sầu riêng Hải Nam, đánh dấu thành tựu cho ngành sầu riêng nước này. Tuy nhiên, điều đó sẽ không tác động đáng kể đến việc Trung Quốc nhập khẩu sầu riêng Thái Lan do sản lượng còn hạn chế. Nhưng, Thái Lan không thể tự mãn vì thị trường sầu riêng Thái Lan có thể phải đối mặt với cạnh tranh từ sầu riêng Hải Nam mới nổi, vốn đang dần được ghi nhận”.

Sầu riêng Hải Nam được cho là có mùi không quá nồng. Chúng hầu như không có kết cấu mịn như kem. Thịt của sầu riêng Hải Nam đôi khi gợi lên cảm giác như chuối chưa chín. Một số ý kiến chỉ trích gay gắt cho rằng chúng “hầu như không có hương vị gì cả”, với nhiều người nếm thử đều cho rằng chúng “khô, cứng và nhạt nhẽo”.

Mặc dù sầu riêng Hải Nam đang trở thành lựa chọn thay thế cho người tiêu dùng Trung Quốc nhưng sầu riêng Thái Lan vẫn có thể giữ được lợi thế cạnh tranh nếu duy trì được chất lượng và niềm tin của người tiêu dùng.

Theo số liệu từ Global Trade Atlas, Trung Quốc hiện nhập khẩu sầu riêng tươi từ 3 nước Đông Nam Á là Thái Lan, Việt Nam và Philippines. Từ tháng 1 đến tháng 4 năm nay, Trung Quốc nhập khẩu sầu riêng nhiều nhất từ Thái Lan, tổng cộng 121.398 tấn với tổng trị giá 717 triệu USD. Con số này chiếm 65,6% thị phần. Việt Nam là nhà cung cấp lớn thứ hai với 79.186 tấn, trị giá 369 triệu USD, chiếm 33,8% thị phần. Philippines đứng thứ ba, cung cấp 1.778 tấn, trị giá 5,8 triệu USD.

Theo Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã gửi thông điệp chào mừng sau khi 3 di tích lịch sử của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 11/7.

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Theo CNBC ngày 11-7, dữ liệu vừa công bố cho thấy nền kinh tế Anh tiếp tục suy giảm do không thể thoát khỏi tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ và tình hình kinh doanh bất ổn.

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Ngày 11/7, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tổ chức cuộc hội đàm cấp cao ba bên, bên lề các cuộc họp ngoại trưởng ASEAN tại Malaysia, trong bối cảnh xuất hiện nhiều lo ngại về việc mức thuế nhập khẩu mới của Mỹ (dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8) có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế xuất khẩu của Seoul và Tokyo.

fb yt zl tw