Tết nay khác Tết xưa là bình thường!

Trong cuộc trò chuyện về "Phong vị Tết, tâm hồn Việt" tại Đường Sách TP.HCM ngày 4/2, đồng thời ra mắt cuốn sách cùng tên, tác giả - ThS Nguyễn Hiếu Tín, giảng viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho rằng, không nên đòi hỏi Tết nay phải giống hệt Tết xưa.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tác giả Nguyễn Hiếu Tín cho rằng, theo quy luật chung, chúng ta không nên đòi hỏi Tết nay phải giống hệt Tết xưa, “bởi tất cả giá trị đều phụ thuộc vào 3 yếu tố: không gian, thời gian và chủ thể”.

Anh giải thích thêm, không gian Tết xưa là không gian văn hóa cổ truyền, mang tính chất làng xã, đó là tính chất nông nghiệp. Tết ngày nay đã có sự chuyển dịch từ làng xã sang văn hóa đô thị.

"Đồng thời, thời gian và chủ thể cũng hoàn toàn thay đổi, với tư duy người trẻ cách biệt nhiều so với thời của ông bà trước đây. Chính sự chuyển dịch của nền văn hóa công nghiệp đã làm xuất hiện văn hóa mang tính vật chất, thị trường ngày một nhiều hơn trước”, ThS Hiếu Tín nói.

anh-2-660.png
anh-3-661.png
Bạn đọc giao lưu, chia sẻ thêm về chủ đề Tết.

Trả lời câu hỏi, việc lì xì Tết ngày nay ít nhiều bị “biến tướng” do yếu tố vật chất chen vào, anh Tín chia sẻ, mặc dù chúng ta có rất nhiều phong tục vào ngày Tết, nhưng cứ nhắc đến Tết, trẻ em thường sẽ nghĩ ngay đến hai điều, đó là được mặc quần áo mới và được lì xì.

Nhưng như nói trên, văn hóa mang tính thị trường len lỏi vào đời sống khiến việc lì xì dần xa rời bản chất gốc.

Theo ThS Nguyễn Hiếu Tín, “lì xì” theo nghĩa gốc là “lợi thị”, tức sự biểu thị, tượng trưng cho lộc đầu năm mới. “Bao lì xì cũng thường có màu đỏ, hàm ý cầu chúc cho sự may mắn và cả tiền lì xì cũng dùng tờ tiền màu đỏ, hầu như không mấy chú trọng vào mệnh giá. Điều này trái ngược với ngày nay”, anh Tín bày tỏ.

anh-6-662.png
Tác giả đề nghị, có thể thêm hình thức lì xì sách trong văn hóa lì xì đầu năm.

Chính vì vậy, ThS Nguyễn Hiếu Tín cho rằng, tìm hiểu văn hóa, khơi dậy làn gió Tết xưa với những nét đẹp cần phát huy giúp cho Tết đẹp hơn. Anh chia sẻ niềm vui vì vài năm trở lại đây những người trẻ đã và đang bắt đầu mong muốn khôi phục lại phong vị Tết xưa.

“Đơn cử như việc các bạn tìm hiểu nhiều hơn về phong tục, các hoạt động truyền thống, những món ăn đặc trưng ngày Tết, cũng như phục dựng không gian văn hóa Tết, cách bày trí nhà cửa, thết đãi bàn lễ cúng kính…”, ThS Hiếu Tín cho hay.

Chia sẻ về cuốn sách mới của mình, tác giả cho biết, đã chắt lọc và cho ra đời Phong vị Tết, tâm hồn Việt với những trang viết về phong tục, thú chơi, hương vị ngày xuân - góp phần nhỏ vào những hoạt động của ngày Tết, trong không khí rộn ràng đón chào năm mới Giáp Thìn 2024.

Đây cũng là cách anh mong muốn cùng người trẻ tìm kiếm, nhận diện và có cách nhìn phấn khởi hơn cho ngày Tết cổ truyền, mang đậm văn hóa con người Việt. Bạn đọc qua đó có thể hiểu hơn về câu đối Tết, thú chơi mai, thư pháp ngày xuân, tranh Tết, hương vị trà xuân, hương trầm ngày Tết, thú chơi cờ, hoa kiểng, ngoạn thạch, ông Địa vui xuân…

Đặc biệt, cuốn sách in màu, trang nhã, có thể là món quà Tết dễ thương để người yêu sách và thích Tết tặng nhau, giúp cho phong vị Tết lưu lại trong góc nhà của mình.

Tại buổi giao lưu, tác giả Nguyễn Hiếu Tín khẳng định, bên cạnh văn hóa Tết, thông điệp cốt lõi anh muốn chia sẻ chính là khi lòng nhẹ nhàng, bình yên thì Tết và mùa xuân không chỉ là một tháng, ba tháng mà là cả năm, miên viễn, hay đó chính là tâm xuân.

anh-5-663.png
ThS Nguyễn Hiếu Tín viết thư pháp tặng bạn đọc

Dịp này, ThS Nguyễn Hiếu Tín còn làm ông đồ, tặng chữ cho độc giả, được mọi người hoan hỉ đón nhận.

Ngoài công việc chính, Trưởng bộ môn Du lịch trường ĐH Tôn Đức Thắng, Nguyễn Hiếu Tín còn là tác giả sách, nhà sưu tập, thư pháp gia. Anh viết các đầu sách: Thư pháp là gì? (năm 2006, tái bản năm 2023 - NXB Hồng Đức), Tem thư - nghệ thuật và khoa học (NXB Thông tin và Truyền thông) và Cóc linh tuệ giác (NXB Tổng hợp TP.HCM).

Theo Việt Nam Net

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những “gia đình nhỏ, hạnh phúc to”

Những “gia đình nhỏ, hạnh phúc to”

Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình hạnh phúc, bình an là những "viên gạch" xây nên xã hội, quốc gia phát triển, hùng cường. Ở vùng cao Lào Cai, dẫu cuộc sống còn nhiều gian khó, nhưng trong mỗi nếp nhà, trên ngọn núi, lưng đồi luôn ngập tràn những tiếng cười hạnh phúc.

Ngọt ngào hương cau

Ngọt ngào hương cau

Hoa cau thường nở vào cuối Xuân đầu Hạ hằng năm. Hoa cau trắng ngà mang vẻ đẹp độc đáo, quyến rũ và hương thơm dịu ngọt, ngan ngát theo làn gió thổi, len lỏi vào từng con ngõ, đường quê, mảnh vườn... 

Ngày hội "Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng"

Ngày hội "Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng"

Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng” sẽ diễn ra từ ngày 25 - 29/6 tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (thành phố Hải Phòng) với sự tham gia của các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Trải nghiệm nghề chạm khắc bạc của người Dao

Trải nghiệm nghề chạm khắc bạc của người Dao

Người Dao ở xã Dền Sáng, huyện Bát Xát hiện vẫn lưu giữ được nhiều nghề truyền thống, trong đó có nghề chạm khắc bạc. Các sản phẩm bằng bạc được chế tác tinh xảo, tỉ mẩn đã góp phần tạo nên nét văn hóa độc đáo của đồng bào Dao.

Những bản đúc nổi trên cửu đỉnh cố đô Huế được vinh danh di sản tư liệu thế giới

Những bản đúc nổi trên cửu đỉnh cố đô Huế được vinh danh di sản tư liệu thế giới

Cửu đỉnh là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu trong và ngoài nước rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp… Những bản đúc nổi trên Cửu đỉnh cũng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á.

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi"

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi"

"Điện Biên Phủ: Kể lại một sử thi" là nhan đề một bài viết được hãng thông tấn Prensa Latina đăng tải ngày 7/5 nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" của quân và dân ta.

fb yt zl tw