Tập trung khai thác nguồn thu còn “dư địa” để bù đắp các khoản thu bị hụt

Trong bối cảnh nguồn thu gặp nhiều khó khăn, Cục Thuế tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm quản lý và chống thất thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, đồng thời khai thác các nguồn thu còn “dư địa” để bù đắp các khoản thu bị hụt, đảm bảo số thu năm 2023 đạt cao nhất.

Theo dự toán Trung ương giao, số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn do Chi cục Thuế khu vực Lào Cai – Mường Khương quản lý trên 1.900 tỷ đồng, dự toán tỉnh giao gần 2.900 tỷ đồng và dự toán thành phố giao hơn 3.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến ngày 15/9, tức là đã gần hết 3/4 thời gian của năm, số thu ngân sách trên địa bàn do Chi cục Thuế khu vực Lào Cai – Mường Khương quản lý đạt 584 tỷ đồng (bằng 42,7% so với cùng kỳ năm 2022), bằng 30,2% dự toán Trung ương giao, 20,3% dự toán tỉnh giao và 18,2% dự toán thành phố giao.

Theo rà soát của Chi cục Thuế khu vực Lào Cai – Mường Khương, dự kiến các chỉ tiêu thu ngân sách (trừ tiền sử dụng đất) không đạt dự toán, gồm thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ, tiền thuê đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản sẽ hụt khoảng 54 tỷ đồng so với dự toán Trung ương giao, hụt 162 tỷ đồng so với dự toán tỉnh giao. Nếu tính cả tiền sử dụng đất thì hụt thu sẽ lên tới vài trăm tỷ đồng.

Bà Nguyễn Thị Tuyên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế khu vực Lào Cai – Mường Khương khẳng định, chắc chắn chỉ tiêu thu tiền sử dụng đất năm 2023 sẽ không hoàn thành, bởi đến ngày 15/9, chi cục mới thu được 96 tỷ đồng, bằng 7,4% dự toán Trung ương giao, 4,6% dự toán tỉnh giao và gần 4% dự toán thành phố giao.

z4787100237457_b3cf8a1854e63b232ac79cb96f1965a7.jpg

Không chỉ thành phố Lào Cai, việc thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Bát Xát cũng gặp nhiều khó khăn, một số chỉ tiêu hụt thu.

Ông Trần Văn Đoán, Chi cục trưởng Chi cục Thuế huyện Bát Xát cho biết: Thu từ tiền sử dụng đất, thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước địa phương là các khoản thu chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao (chiếm 86%) trong cơ cấu thu ngân sách nhà nước năm 2023 của Chi cục Thuế huyện Bát Xát.

Tính hết 9 tháng, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn do Chi cục Thuế huyện Bát Xát quản lý đạt 94 tỷ đồng, bằng 40% so với dự toán Trung ương giao, bằng 40% so với dự toán UBND tỉnh giao. Trong đó, số thu từ tiền sử dụng đất chỉ đạt 19 tỷ đồng, bằng 16% dự toán UBND tỉnh giao; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 30,5 tỷ đồng, bằng 55% dự toán UBND tỉnh giao; thu từ khu vực doanh nghiệp trung ương đạt 119 triệu đồng, bằng 8% dự toán UBND tỉnh giao; thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước địa phương đạt gần 17 tỷ đồng, bằng 63% dự toán UBND tỉnh giao; thu từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt 30,5 tỷ đồng, bằng 55% dự toán UBND tỉnh giao.

“Chắc chắn 4 khoản thu này, đặc biệt là khoản thu từ tiền sử dụng đất sẽ hụt và chi cục đang tập trung tăng các khoản thu còn “dư địa” để bù đắp các khoản thu bị hụt, trừ khoản thu từ tiền sử dụng đất”, ông Trần Văn Đoán cho hay.

Theo báo cáo của Cục Thuế tỉnh, 9 tháng năm 2023, thu nội địa trên địa bàn tỉnh đạt 4.425 tỷ đồng, bằng 46% dự toán UBND tỉnh giao và bằng 80% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 5 khoản thu được xác định bị hụt so với dự toán, gồm: Thuế bảo vệ môi trường; thu tiền sử dụng đất; thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước; thu từ khu vực ngoài quốc doanh; thu lệ phí trước bạ.

Nguyên nhân dẫn đến hụt thu là do các chính sách giảm thuế, phí để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, phục hồi kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid -19 có hiệu lực; sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gặp khó khăn, nhất là tình trạng hạn hán 6 tháng đầu năm, khiến sản lượng phát điện của các nhà máy thủy điện trên địa bàn chỉ đạt 40% công suất; doanh thu của một số sản phẩm công nghiệp chủ lực giảm mạnh; thị trường bất động sản trầm lắng...

z4787100249250_4c0c3e2976ccd0359207c61bfcf2755a.jpg

Trước những khó khăn về thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, Cục Thuế tỉnh đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm quản lý và chống thất thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, đồng thời khai thác các nguồn thu còn “dư địa” để bù đắp các khoản thu bị hụt, đảm bảo số thu năm 2023 đạt cao nhất.

Theo đó, Cục Thuế tỉnh tăng cường rà soát, nắm chắc các nguồn thu, phân tích các khoản thu sắc thuế có khả năng thu, nguyên nhân tăng thu, giảm thu; đồng thời chủ động khai thác các nguồn tăng thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ nhà hàng, lưu trú, khoáng sản để bù đắp các khoản giảm thu từ sử dụng đất, từ lĩnh vực thủy điện, giảm thu do các chính sách hỗ trợ.

Cùng với đó, đẩy mạnh công tác kiểm tra, rà soát, xác định đầy đủ số thuế, phí nợ đọng, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thuế theo quy định; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường đôn đốc các doanh nghiệp khoáng sản thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, đặc biệt đối với số nợ của 32 doanh nghiệp trong lĩnh vực khoáng sản đã có văn bản đôn đốc của UBND tỉnh.

z4784751517132_5a132218eddda40a64edcb4ed8d5624c.jpg

Các Chi cục Thuế tích cực tham mưu cho UBND huyện, thị xã, thành phố (nhất là thị xã Sa Pa và thành phố Lào Cai) quyết liệt rà soát, chống thất thu ngân sách nhà nước từ lĩnh vực du lịch, nhà hàng, ăn uống, khách sạn, lưu trú; niêm yết công khai doanh thu tính thuế của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán trên địa bàn theo quy định, rà soát, triển khai bản đồ số hộ kinh doanh theo Kế hoạch số 5171/KH-CT ngày 16/8/2023 của Cục Thuế tỉnh.

Triển khai kịp thời, có hiệu quả các nhóm giải pháp quản lý thu, chống thất thu, chống chuyển giá, trốn thuế; thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp rủi ro về thuế hoạt động trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản, kinh doanh bất động sản, xuất - nhập khẩu, các doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết.

Với các giải pháp quyết liệt nói trên, Cục Thuế tỉnh sẽ tăng thu được các khoản thu còn “dư địa”, bù đắp được phần nào số hụt thu, phấn đấu hoàn thành dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2023 ở mức cao nhất.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thu ngân sách nhà nước đạt 67,7% dự toán

Thu ngân sách nhà nước đạt 67,7% dự toán

Tổng thu ngân sách nhà nước tháng 6-2025 ước đạt 176,6 nghìn tỷ đồng, lũy kế tổng thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2025 đạt 1.332,3 nghìn tỷ đồng, bằng 67,7% dự toán năm và tăng 28,3% so với cùng kỳ năm trước.

Khi các thị trường đầu tư chính đều có dấu hiệu thiếu ổn định, người dân có tâm lý ưu tiên an toàn vốn hơn lợi nhuận kỳ vọng.

Tiền gửi dân cư tăng phản ánh niềm tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng

Theo số liệu mới nhất Ngân hàng Nhà nước khu vực IV - Chi nhánh Lào Cai, tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn Lào Cai đến hết tháng 6/2025 đạt hơn 42.200 tỷ đồng, tăng hơn 2.000 tỷ đồng (tương đương tăng 5,22%) so với cuối năm 2024. Số liệu trên cho thấy người dân vẫn đặt niềm tin và kỳ vọng với hình thức gửi tiết kiệm vào hệ thống ngân hàng.

Đường hoa nông thôn mới ở xã Yên Phú, huyện Văn Yên.

80 năm thành lập Đảng bộ tỉnh Yên Bái (30/6/1945 - 30/6/2025) Chỉ số hạnh phúc – đặc sắc Yên Bái

Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng “Xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”, trong đó đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội. Yên Bái cũng là tỉnh đầu tiên trong cả nước đưa chỉ số hạnh phúc vào Nghị quyết Đại hội Đảng.
Ngập lụt trên địa bàn huyện Văn Yên trong cơn bão số 3 (YAGI) năm 2024.

Văn Yên chủ động ứng phó với thiên tai

Trước sự biến đổi ngày càng cực đoan của thời tiết và khí hậu, đặc biệt là mưa lũ, huyện Văn Yên đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực, đồng bộ, phát huy phương châm “4 tại chỗ”, từng bước nâng cao năng lực ứng phó và giảm nhẹ rủi ro thiên tai.
Một tuyến đường nông thôn xanh - sạch - đẹp ở xã Mai Sơn.

Lục Yên sáng, đẹp đường điện, đường hoa

Ở huyện Lục Yên, những con đường hoa rực rỡ sắc màu, những tuyến đường điện chiếu sáng thâu đêm không chỉ làm bừng sáng làng quê mà còn thắp lên niềm tin, sự đồng thuận, thể hiện rõ vai trò trung tâm của người dân trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Nhân dân xã Thành Thịnh (Trấn Yên) thu hoạch lúa xuân.

Thành Thịnh chủ động phòng ngập lũ

Trước mùa mưa bão đang diễn biến phức tạp, với sự chủ động tuyên truyền, vận động, cụ thể, thiết thực theo phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, tính đến trung tuần tháng 5, nhân dân xã Thành Thịnh đã gặt xong diện tích lúa xuân.
Nhiều hộ dân ở xã Báo Đáp có nguồn thu ổn định nhờ trồng dâu nuôi tằm.

Quyện hòa ý Đảng - lòng dân

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là quá trình lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, Đảng bộ và nhân dân xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên đã kiên trì triển khai nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả. Với tinh thần chủ động, quyết liệt, Báo Đáp được công nhận là xã NTM tiêu biểu về chuyển đổi số (CĐS) năm 2023 và đạt đô thị loại V vào tháng 8/2024. Những bước tiến này thể hiện rõ sự đổi thay trong tư duy và hành động không chỉ dừng lại ở đầu tư hạ tầng mà còn chuyển mình toàn diện trong sản xuất, đời sống và văn hóa, hướng đến mục tiêu trở thành “miền quê đáng sống”.
fb yt zl tw