Tập trung cao nhất để hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách

Theo dự toán tỉnh giao, số thu ngân sách trên địa bàn thành phố Lào Cai năm 2025 hơn 9.097 tỷ đồng. Đây là áp lực không nhỏ, đòi hỏi thành phố phải có những giải pháp cụ thể, hiệu quả để đảm bảo số thu được giao. Để thấy rõ những giải pháp căn cơ trong công tác thu ngân sách, phóng viên Báo Lào Cai phỏng vấn đồng chí Hoàng Đăng Khoa, Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai.

- Theo dự toán tỉnh giao, số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố năm 2025 là 9.097 tỷ đồng, đây sẽ là áp lực lớn đối với thành phố Lào Cai, thưa đồng chí?

Theo dự toán tỉnh giao, số thu ngân sách trên địa bàn thành phố Lào Cai năm 2025 lên đến 9.097 tỷ đồng, với cơ cấu thu gồm: Thu từ tiền đất (1.627 tỷ đồng), chiếm 17%; thu từ thuế phí và thu khác (4.670 tỷ đồng), chiếm 52%; thu từ hoạt động xuất - nhập khẩu (2.800 tỷ đồng), chiếm 31%.

So với năm 2024, số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Lào Cai năm 2025 tăng gần 600 tỷ đồng. Nhìn vào con số này, rõ ràng đây là áp lực với thành phố. Tuy nhiên, tất cả đã được tính toán kỹ và có cơ sở. Bởi năm 2024, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm rất cao, thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố đạt con số ấn tượng, gần 7.800 tỷ đồng. Ngay trong tháng đầu của năm 2025, số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố đã đạt 600 tỷ đồng. Nếu đảm bảo tiến độ này, thì thành phố sẽ hoàn thành số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2025 theo dự toán tỉnh giao, tuy nhiên vẫn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là những yếu tố bất khả kháng do khách quan.

thue-2.jpg

- Thưa đồng chí, để không bị phụ thuộc vào các yếu tố khách quan thì thành phố cần tạo các động lực phát triển mới, cũng như “nuôi dưỡng” nguồn thu?

Việc tạo động lực phát triển mới, đồng nghĩa với tạo ra “dư địa” cho phát triển sản xuất, kinh doanh, đồng thời tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Đây là hai nhiệm vụ rất quan trọng đối với thành phố. Hiện, thành phố Lào Cai còn nhiều tiềm năng và khả năng tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để đóng góp nhiều hơn cho ngân sách nhà nước. Do vậy, thành phố cần tạo môi trường và điều kiện thuận lợi nhất có thể cho doanh nghiệp, doanh nhân và các hoạt động thương mại, dịch vụ, thì việc đóng góp cho ngân sách sẽ tăng lên. Bởi theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp, doanh nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước. Hơn nữa, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, năm 2025, các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện quyết liệt, hiệu quả 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 12 nhóm giải pháp chủ yếu để phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số. Điều đó đồng nghĩa với việc thành phố Lào Cai sẽ nỗ lực tìm ra động lực cho tăng trưởng, tăng số thu ngân sách nhà nước trên địa bàn.

khoa2.jpg

Nguồn lực hiện nay của thành phố đang nằm ở những định hướng và quy hoạch. Năm 2024, quy hoạch chung thành phố Lào Cai đã được ký và ban hành, trong quý I/2025, thành phố sẽ lập quy hoạch phân khu. Như vậy, các quy hoạch đã rõ ràng đến năm 2050, các nhà đầu tư yên tâm, có đủ căn cứ pháp lý để đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khai thác các nguồn lực khác.

Đặc biệt, ngày 20/12/2024, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1620/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai xây dựng Lào Cai trở thành Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc. Trong đó, thành phố Lào Cai được xác định là cầu nối của trung tâm giao thương kinh tế quan trọng này. Vì vậy, trong năm 2024, dưới sự chỉ đạo của tỉnh, thành phố Lào Cai đã và đang tích cực xúc tiến đối ngoại với đối tác của tỉnh Vân Nam để thu hút doanh nghiệp từ Trung Quốc đến đầu tư sản xuất, kinh doanh vào địa bàn nói chung, tại cụm công nghiệp Thống Nhất nói riêng. Mặt khác, thành phố Lào Cai đang đẩy nhanh kết nối với huyện Hà Khẩu trong việc khai thác du lịch quốc tế trên sông Hồng.

- Như vậy, thành phố Lào Cai cần phải có giải pháp căn cơ, hiệu quả để biến áp lực thành động lực trong thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách, thưa đồng chí?

Dựa trên cơ cấu nguồn thu ngân sách, thành phố có những giải pháp cụ thể, phù hợp, phát huy hiệu quả cao nhất. Trước hết, đối với nguồn thu từ hoạt động xuất - nhập khẩu, thành phố phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị của tỉnh tạo điều kiện thuận lợi nhất, cung ứng dịch vụ tốt nhất cho các doanh nghiệp tham gia xuất - nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu trên địa bàn, góp phần tăng trưởng kim ngạch và số thu ngân sách.

khoa.jpg

Thành phố Lào Cai tập trung cải cách các thủ tục hành chính, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của nền kinh tế địa phương, đồng thời hỗ trợ, kịp thời giải quyết những khó khăn về giải phóng mặt bằng, cơ chế, chính sách… để thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp đóng góp lớn đối với ngân sách nhà nước nói riêng.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công; chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, hiệu quả công tác bồi thường, tái định cư đối với các dự án trọng điểm của quốc gia, tỉnh và các nhà đầu tư trên địa bàn thành phố. Làm tốt nhiệm vụ này sẽ thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo ra giá trị gia tăng và nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng cường áp dụng công nghệ vào quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như hệ thống thanh toán. Thực tế thời gian qua cho thấy, việc hiện đại hóa thanh toán, nhất là áp dụng hóa đơn điện tử đã tạo sự ổn định đối với công tác thu nội địa cũng như phản ánh đúng thực chất nền kinh tế của thành phố Lào Cai.

Xây dựng kịch bản thích ứng với những yếu tố tác động do khách quan, bởi hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất - nhập khẩu trên địa bàn thành phố phụ thuộc vào thị trường bên ngoài. Điều mà thành phố lo nhất chính là thu từ hoạt động xuất - nhập khẩu, bởi mấy năm gần đây, nguồn thu này chỉ đạt 50% so với dự toán tỉnh giao. Đơn cử như năm 2024, thu từ hoạt động xuất - nhập khẩu đạt 1.224/2.300 tỷ đồng, bằng 49,2% dự toán tỉnh giao. Tuy nhiên, với trọng trách là địa phương có thu lớn của tỉnh, thành phố Lào Cai sẽ phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2025 theo dự toán tỉnh giao.

- Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giải pháp thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới tại Lào Cai

Giải pháp thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới tại Lào Cai

Tại Hội nghị phát triển thương mại điện tử tỉnh Lào Cai năm 2025, đại diện các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước đã trình bày các tham luận, đưa ra nhiều giải pháp cụ thể để thúc đẩy thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian tới. Báo Lào Cai lược ghi một số ý kiến.

Khai mạc Hội nghị gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương Việt Nam - ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc

Khai mạc Hội nghị gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương Việt Nam - ASEAN và vùng Tây Nam Trung Quốc

Chiều 14/3, tại thành phố Lào Cai, Hội nghị "Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư" do UBND tỉnh Lào Cai và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức chính thức khai mạc.

"Doanh nghiệp phát tài - Lào Cai phát triển"

"Doanh nghiệp phát tài - Lào Cai phát triển"

Xác định rõ vị trí “đầu cầu” trong tuyến hành lang kinh tế trọng điểm kết nối vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc với các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng Bắc Bộ (Việt Nam) và các nước ASEAN, Lào Cai đã có nhiều sáng tạo, đổi mới trong thu hút nguồn lực đầu tư với phương châm “Doanh nghiệp phát tài - Lào Cai phát triển”.

UBND tỉnh ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với các doanh nghiệp

UBND tỉnh ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với các doanh nghiệp

Sáng 14/3, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện "Gặp gỡ 2025, Lào Cai - Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam Trung Quốc: Cơ hội cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư" đã diễn ra lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa UBND tỉnh Lào Cai, Sở Công Thương, Sở Xây dựng với các doanh nghiệp.

Lào Cai chuẩn bị hạ tầng giao thông kết nối

Lào Cai chuẩn bị hạ tầng giao thông kết nối

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai không ngừng vươn lên khẳng định vị thế là trung tâm kết nối giao thương khu vực phía Bắc, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Với mục tiêu trở thành cực tăng trưởng mạnh của khu vực, Lào Cai đang tích cực chuẩn bị hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ, sẵn sàng cho những bước đột phá lớn vào năm 2025 và giai đoạn tiếp theo.

Lào Cai - Trung tâm kết nối và cơ hội đầu tư phát triển

Gặp gỡ 2025: Lào Cai - Trung tâm kết nối và cơ hội đầu tư phát triển

Lào Cai có vị trí địa lý chiến lược, chính trị quan trọng, là cửa ngõ kết nối vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc với Việt Nam và các nước ASEAN thông qua hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường thủy và tới đây là đường hàng không. Với tiềm năng vượt trội về công nghiệp, kinh tế cửa khẩu, thương mại, du lịch và nông nghiệp, tỉnh Lào Cai ngày càng hấp dẫn các doanh nghiệp, nhà đầu tư chiến lược trong và ngoài nước tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư, phát triển.

Tạo động lực để bứt phá

Xây dựng nền tảng cửa khẩu số: Tạo động lực để bứt phá

Năm 2023, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó xác định xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai trở thành trung tâm logistics lớn, là cầu nối quan trọng giữa Trung Quốc với Việt Nam và khu vực ASEAN. Từ đó đến nay, tỉnh Lào Cai đã triển khai xây dựng cửa khẩu số hiện đại, văn minh.

Trở thành trung tâm dịch vụ logistics của vùng và cả nước

Trở thành trung tâm dịch vụ logistics của vùng và cả nước

Với vị trí, vai trò quan trọng trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, tỉnh Lào Cai đang triển khai nhiều giải pháp để phát triển logistics, góp phần thúc đẩy thương mại qua biên giới giữa tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nói riêng, hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung ngày càng phát triển.

fb yt zl tw